Người Việt sống cho ai, vì ai?
Nhưng lúc yên hàn, hãy nghĩ xem, người Việt mình sống cho ai, vì ai?
Người Việt sống cho bản thân thì ít mà cho người khác thì nhiều. Đức vị tha ấy thật đáng trân trọng, nhưng tiếc thay, cái “tha nhân” (người khác) lại thường quanh quẩn trong số con cháu, dòng họ và kẻ thân thuộc cùng phe cánh.
Người có chức có quyền, kiếm bộn một cách mạo hiểm (vì có thể bị tù tội) thì hô khẩu hiệu “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Lúc về hưu, nếu thoát hiểm, hạ cánh an toàn thì thường xung phong “nuôi cháu”, làm ôsin cho con gái, con trai cho đến lúc quá già không làm được nữa mới thôi. Đến lượt thằng con lại nuôi cháu của nó và cứ thế!
Quanh năm, người Việt mình bận rộn vì giỗ, tết, ma chay, bốc mộ, cúng bái cầu sự phù hộ của tổ tiên ông bà. Ăn tết âm lịch của người mình cũng khác thường, làm đảo lộn cả sản xuất và nếp sống xã hội thường ngày. Làm “cháy” ô tô, tàu hỏa gây lộn xộn trên đường thiên lý cũng chỉ vì ăn tết. Những việc đó chiếm quá nhiều thời gian của người ta, nhất là người già. Chẳng những thời gian mà của cải, lạm vào cả tiền phòng thân chữa bệnh nữa.
Chính vì thế, mà người mình ít có thì giờ học thêm, nghĩ thêm, sáng tạo thêm đóng góp cho cộng đồng dân tộc cũng như nhân loại. Cho nên tính từ cây kim, sợi chỉ đến cái xe đạp, tất tật đều do người nước ngoài sáng chế ra chứ không phải người mình. Cho nên mỗi năm một nước nhỏ 4 triệu dân như Singapore có đến 640 bằng sáng chế. Trong khi đó, với 80 triệu dân, người mình chỉ có 1 bằng!
Chừng như người Việt sống nhiều cho người chết, vì mồ mả, nhà thờ ông bà, dòng họ hơn là cho chính bản thân. Điều này cũng là đặc biệt và hiếm hoi trong thế giới ngày nay khi cá nhân đã được giải phóng triệt để và con người luôn nghĩ một cách đúng đắn rằng, không có gì quý hơn chính bản thân cuộc sống - của người đang sống!
Nguồn:Dân Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý