Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết
Thực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mối quan hệ lợi ích. Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứa và giải quyết. Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, những mâu thuẫn nảy sinh đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải quyết là: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
1. Công bằng xã hội và vai trò của nó đối với sự ổn định và phát triển xã hội
Thuật ngữ "công bằng được dùng trong tiếng Việt theo nghĩa hẹp hơn so với trong một số tiếng nước ngoài. "Justice" trong tiếng Anh và tiếng Pháp, được hiểu theo nghĩa rộng hơn, là sự đúng đắn, chính đáng, lẽ phải, công lý... Do đó khi đề cập đến "social justice", trước hết, người ta nói đến khía cạnh pháp lý của nó. Vấn đề phân phôi chỉ là một trong những khía cạnh của công bằng xã hội. Ngoài ra, vấn đề tự do cá nhân, quyền con người, vấn đề môi trường… cũng được coi là những khía cạnh khác nhau của công bằng xã hội.
Trong tiếng Việt, khi nói tới công bằng, người ta thường liên tưởng đến "sự bằng nhau', tức sự bình đẳng. Thật ra, công bằng và bình đẳng tuy có liên quan với nhau, nhưng đó là hai khái niệm khác nhau. Công bằng có khía cạnh bình đắng, đồng thời có khía cạnh bất bình đẳng. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật, bình đẳng về nhân phẩm, chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo chống lại mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử là những yêu cầu của công bằng xã hội. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về hưởng thụ do sự không ngang nhau về phẩm chất và năng lực trong lao động, cống hiến cũng là một yêu cầu của công bằng xã hội.
Bản chất của công bằng xã hội, theo chúng tôi, là sự tương xứng (sự phù hợp) giữa một loạt các khía cạnh khác nhau trong quan hệ giữa cái mà cá nhân, nhóm xã hội làm cho tập thể, cho xã hội hoặc cho cá nhân, nhóm xã hội khác với cái mà họ được hưởng từ tập thể, xã hội hay từ cá nhân, nhóm xã hội khác. Cái mà cá nhân làm có thể là điều tốt lành cho xã hội (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao...) hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội (thí dụ, tội phạm...). Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là tiền công, phần thưởng, quyền lợi, địa vị xã hội, sự đánh giá, ghi công của xã hội...và cũng có thể là sự trừng phạt bằng những hình thức từ thấp đến cao.
Công bằng xã hội thường được xét xét ở nhiều phương diện: kinh tế, chín trị, pháp quyền, đạo đức... trong phương diện kinh tế, tức là sự phù hộ tương xứng gian lao động, đóng góp của cá nhân, nhóm xã hội vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất là phương diện cơ bản nhân. Khía cạnh chính trị, pháp quyền của công bằng xã hội là sự tương xứng, chăm hạn, giữa công lao của những người đi chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với sự đánh giá, ghi công, đền đáp của xã hội, hoặc giữa sự thiệt hại mà cá nhân gây ra cho xã hội với những hình phạt của xã hội đối với họ…
Để đánh giá sự công bằng, đòi hỏi phải so sánh phần hưởng thụ của các cá nhân, các nhóm xã hội với phần đóng góp, cống hiến của họ. Ở đây, phần hưởng thụ, về cơ bản, có thể lượng hóa được một cách tương đối dễ dàng, còn phần đóng góp, cống hiến, nhất là sự đóng góp, cống hiến về tài năng và trí tuệ thì rất khó có thể lượng hóa một cách chính xác được. Đành rằng, lao động phức tạp là bội số của lao động đơn giản, nhưng bội số hợp lý là bao nhiêu? Làm thế nào để so sánh chất lượng, hiệu quả của các công việc khác nhau? Lấy tiêu chuẩn nào để so sánh chất lượng cống hiến của hai người vào hiệu quả công việc chung - người lao động trực tiếp và người tổ chức, quản lý lao động - để đánh giá mức độ hưởng thụ của hai người là công bằng hay không công bằng? Thêm vào đó sự đóng góp của cá nhân không những cần phải được xem xét trong hiện tại, mà còn phải tính đến cả sự đóng góp trong quá khứ và tương lai, thí dụ, sự hy sinh xương máu của những anh hùng, liệt sĩ cho độc lập tự do của Tổ quốc, những đóng góp của các nhà chính trị, khoa học, nghệ thuật mà hiệu quả chưa thể tính được trong hiện tại nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong tương lai. Sự đánh giá đơn giản, họ hột vấn đề này có thể dẫn đến việc ngộ nhận công bằng thành bất công hoặc ngược lại. Do vậy, có thể nói, xác định thế nào là công bằng, thế nào là bất công không chỉ là vấn đề lý luận, mà còn là vấn đề thực tiễn.
Công bằng xã hội là một động lực phát triển kinh tế - xã hội, bởi nó là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động và do vậy, nó kích thích tính năng động, sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Có công bằng xã hội, người lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Có công bằng xã hội, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tư cho sản xuất. Theo đó, có thể nói, công bằng xã hội là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, lâu dài, theo hướng tiến bộ xã hội.