"Ai quan tâm đến đất nước sẽ đọc tôi"
Bộ tiểu thuyết đề cập đến những sự kiện chính trị lớn liên quan đến vận mệnh dân tộc. Với hình tượng nước xuyên suốt 4 tập mang tên Dòng xoáy, Nước đứng, Lõm nước và cuối cùng là Triều dâng, “Dòng đời” được coi là biểu tượng cho dòng lịch sử của đất nước Việt Nam đi ra khỏi những cuộc chiến tranh để bước vào thời kỳ mới với vai trò lịch sử mới.
Dòng chảy của đất nước?
Với bộ truyện dày tới 2.000 trang văn, hầu hết những người có mặt tại cuộc giao lưu đều chưa thể đọc nó.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, dẫn chương trình đêm giao lưu, người đã đọc rất kỹ tác phẩm này, tóm tắt lại nội dung cũng như đưa ra những đánh giá của mình về tác phẩm.
Nhân vật trong tác phẩm nói: “Đảng phải lột xác ra khỏi quá khứ vinh quang của mình để đi tiếp con đường phụng sự dân tộc. Bắt buộc phải như thế...”, Câu nói đó cũng như thông điệp: Tại sao đất nước chúng ta cứ liên tiếp rơi vào các cuộc chiến tranh, chưa ra khỏi cuộc chiến này đã rơi vào cuộc chiến khác? Phải chăng đó là một quán tính của lịch sử, và quán tính ấy liệu có thay đổi được không?... thể hiện rất rõ trong tác phẩm.
Tập trung vào điểm nhấn chủ chốt, Phạm Xuân Nguyên phân tích kỹ cảnh bà Sáu Nhơn trao lại bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã bị xé rách làm hai nửa cho Vũ - đứa cháu nội của mình với lời dặn phải thay nhau cha truyền con nối giữ gìn nó.
Khi Vũ thay mặt gia đình tặng lại đồng chí Bí thư Thành ủy một bản sao của bản Tuyên Ngôn Độc Lập này, anh đã nói lên một tư tưởng cốt lõi của tác phẩm, của tác giả: “Thưa đồng chí bí thư, cả gia đình chúng tôi cho rằng Đảng ta, cụ thể là những đảng viên thế hệ hiện nay và sắp tới, đang nợ dân tộc ta, nợ các thế hệ đảng viên đã viết nên Tuyên Ngôn Độc Lập và hoàn thành sự nghiệp giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc một nghĩa vụ lớn lắm đồng chí ạ. Đó là nghĩa vụ xây dựng một chế độ xã hội không để cho ai xâm phạm những quyền của người dân như đã ghi trong Tuyên Ngôn. Mối nợ nghĩa vụ này quả thực lớn lắm đồng chí ạ”.
Theo cách nhìn của Phạm Xuân Nguyên, bộ tiểu thuyết “Dòng đời” về mặt nghệ thuật như một tác phẩm có tham vọng sử thi, với cách viết là dựng đối thoại của các nhân vật. Nhân vật thành công nhất của “Dòng đời”, có lẽ là nhân vật bà Sáu Nhơn.
Còn theo đánh giá của nhà văn hóa Hữu Ngọc, thì “Dòng đời” thành công ở 4 cái mới: độ dài của văn và độ lớn của lượng nhân vật; chủ đề chính trị và lối viết trực diện; những luận đề đưa ra không mang tính chất minh hoạ mà là một phương pháp hiện đại, tạo cho người viết và nhân vật cùng tham gia kể chuyện và lôi cuốn người đọc một cách tự nhiên; viết về chính trị nhưng không khô khan, các vấn đề thời sự được đặt dưới góc nhìn hiện đại về trí thức và lịch sử.
Nhưng cũng như ông Hữu Ngọc, nhiều người tỏ ra rất tiếc rằng “Dòng đời” quá dài và đắt nên có lẽ con đường đến với độc giả của nó sẽ rất khó khăn.
2.000 trang, có còn e ngại?
Ông Dương Danh Di, một cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu, người gần như đầu tiên đọc "Dòng đời" dưới dạng bản thảo, cho rằng ông sẽ không đọc nữa khi nó đã được xuất bản thành sách, vì ông biết, nó sẽ không còn là nguyên bản.
Nhà ngoại giao, nhà văn
Thì đấy cũng là cái lý của ông. Nhưng có mấy người may mắn thân quen với tác giả để được tin cậy trao bản thảo vào tay như vậy. Nên có lẽ lại phải trích dẫn lời của nhà văn Ngô Thảo: “Khi người ta chưa đọc "Dòng đời", thì sẽ chưa biết đất nước hiện đại là gì”.
Nguyễn Trung
Nghe “các nhà” nói, song có lẽ cái đáng nghe lớn nhất chính là lắng nghe chính mình. Sẽ thực sự là cái gì, vì sao và như thế nào, nếu như sau đây, người đọc, nhất là các bạn trẻ, có thể quan tâm thực sự đến “Dòng đời” và có cảm nhận riêng về nó.
Tâm sự của tác giả
Mối quan tâm lớn nhất tại đêm giao lưu được tập trung vào câu hỏi vì sao một nhà ngoại giao, nhà văn ở tuổi 70 lại viết ra một cuốn tiểu thuyết về chính trị lớn như vậy?
Trả lời câu hỏi này, tác giả Nguyễn Trung chia sẻ:
Tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi quá khứ đau thương của dân tộc qua các cuộc chiến tranh, mà dấu ấn điển hình là những nghĩa trang liệt sĩ rải khắp các làng quê Việt
Những gì tôi biết buộc tôi phải nhìn lại nhiều chuyện và chợt tỉnh ra rằng 30 năm sau khi nước nhà độc lập thống nhất, có biết bao nhiêu chuyện cần phải tổng kết lại để xem thực ra nó là cái gì, như thế nào dẫn đến việc chúng ta đổi mới. Trả lời được những câu hỏi đó, dân tộc ta sẽ tìm ra đường đúng để đi tiếp.
Trong hơn 10 năm viết cuốn tiểu thuyết, tôi biết mình đang chấp nhận một thách thức nguy hiểm, nhưng không thể làm khác đi cái mình biết và ấp ủ. Tôi đã nhiều lần đưa cho những người thân thiết đọc và nhận được sự cổ vũ rất lớn của họ khiến tôi không chùn tay.
Tôi tham vọng đây là cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi, bởi trong đó, thân phận người dân thường, những người làm nên lịch sử đồng thời cũng là nạn nhân của lịch sử được tôi chọn làm đối tượng chính với thái độ hết sức trân trọng.
Cuối cùng, tôi muốn đặt lại một loạt vấn đề về văn học, lý luận, tôn giáo từng đã bị chúng ta hiểu sai hoặc chưa đầy đủ. Tôi nghĩ rằng mình cũng đã phần nào chỉ ra được rằng nó sai ở chỗ nào.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường