Nói tục

10:09 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Giêng, 2018

Rất nhiều người Việt lương thiện ở mọi ngành mọi nghề, từ lao động lam lũ thật thà đến giới có vẻ trắng trẻo nhanh nhẹn thanh thoát có một thói quen xem ra không hay lắm, đó là nói tục. Gần đây, có một “hòa thượng” tên là Lê Quốc Hồ đã ra công đường khai bị mất 35 tỉ USD. Sư mà chứa tiền trăm bạc vạn thì chính danh phải gọi là sừ.(Tiếng Phú Lãng Sa nghĩa là quý ngài hoặc quý ông). Theo các phóng viên của nhiều báo thuật lại, me sừ Quốc Hồ nói tục “mả” không chịu được. Nói tục mà thành thạo mà tự nhiên tới vô thức thăng hoa thì gọi là văng tục. Hình như người Nam bộ còn gọi đấy là chửi thề.

“Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Văn Hành chủ biên định nghĩa: “Chửi thề là văng tục, xem như thói quen khi mở miệng”.

Tất cả những người bình thường khi ăn miệng đều hồn nhiên mở, vì đơn giản thức ăn của họ là thức ăn tử tế. Thật khác hẳn với những người xoay xở đang làm quan, miệng có gang có thép, nên khi nuốt thường ung dung chỉ cần ngậm miệng, thành ngữ cũ kêu rằng “ngậm miệng ăn tiền”. Tất cả những người ăn được tiền hầu hết đều không nói tục. Diễn văn diễn từ diễn thuyết của họ, giọng điệu thanh cao nhởn nhơ bay bướm. Những người bình thường nghe, bỗng thấy dễ chịu lâng lâng, nhiều người sướng quá thỉnh thoảng nhỡ mồm văng tục. Văng tục mà thành câu thành cú có đối có đáp, thì dân gian gọi là chửi nhau.

Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của tiến sĩ Trần Ngọc Thêm dầy 670 trang in năm 1996, đã đem ra dạy các sinh viên khoa xã hội nhân văn, ở trang 320 có chép: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Thế nhưng văn hoá chửi chưa hẳn đã phải đặc sản quá độc đáo của người Việt. Theo một khảo cứu nông nổi khuyết danh, thì trong các cuộc chiến tranh của người phương Đông khi dàn trận đánh nhau rất hay sử dụng một loại quân khá đặc biệt, đấy là những mạ thủ. Mạ thủ thường chọn những người giọng tốt, ngữ điệu chắc chắn phải cong cớn, đứng ngay ở hàng đầu gào to những lời tục tĩu kể lể xỉ mắng đối phương. Đại loại, lôi những chuyện hạ tiện thâm cung bí sử (tất nhiên có thêm thắt) của phía đối địch, rồi cao giọng bêu riếu. Bộ sử thi tiểu thuyết hoành tráng Tam quốc chí đã kể rất kỹ về cái kiểu đánh nhau như thế. Thậm chí không phải là quân mà chính ngay chủ tướng. Gia Cát võ hầu của nhà Thục, đích thân đanh đá mắng chết Tư đồ Vương Lãng của nhà Ngụy là một vụ điển hình. Đương nhiên tại Vương Lãng là một quan chức văn nghệ quá già lại còn quá ham sáng tác, hầu như không chịu đọc thể loại phê bình văn học, nên khi đột ngột bị nghe những lời độc địa sắc sảo rất dễ nhạy cảm, tăng-xông lăn đùng mà chết.

Trong lịch sử nước ta, một mạ thủ lỗi lạc đã được vinh danh, “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Mậu Ngọ (1378), An phủ sứ Lê Giác bị giặc bắt. Giác chửi giặc luôn mồm không thôi. Giặc giận giết chết. Việc tâu lên, truy phong Giác làm Mạ tặc trung vũ hầu. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Bỏ sống để giữ nghĩa còn hơn là sống. Cầu sống mà chịu nhục, người quân tử không làm”. Cảm động thay những câu chửi, đã hơn 700 năm rồi, nhiều thế hệ của người Việt sẵn sàng tự nhận là thô lỗ để khát khao được nghe những lời văng tục từ các bậc trung thần nghĩa sĩ.

Tục là chuyện thật nhiều người bàn, đặc biệt trong văn chương cũng rất hay được bàn. Văn mà chính khí thanh thoát cao nhã, lại được diễn tả bằng những chữ có vẻ tục, đa phần đều tới tầm kiệt tác. Ở ta, văn của ông Vũ Trọng Phụng là vậy. Thoại trong tiểu thuyết của ông có những câu chửi thề xuất sắc đến mức kinh điển. Chỉ xin lưu ý người đọc một điều nho nhỏ, ở ngoài đời ông Vũ nhã nhặn tận tình, hầu như chẳng bao giờ thấy ông nói tục.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảnh báo “hoại tử phần hồn”!

    08/09/2016Hữu NguyênKhi xã hội xuất hiện những chuyện như học sinh tạt cả chậu a-xít vào mặt thầy giáo, cầm dao rượt đuổi thầy chạy lòng vòng quanh trường, dùng những từ ngữ lưu manh chửi rủa thầy cô, còn phụ huynh thì “đột nhập” vào lớp học hành hung thầy cô ngang nhiên trước sự ngỡ ngàng của cả trường... thì những hành động đó đã không thể được coi là bình thường trong thang bậc giá trị về luân lý đạo đức...
  • Người có học

    18/07/2016Phan Thị Vàng AnhMột lớp ngoại khoá mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng. Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen...
  • Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

    01/03/2016TS Phạm Gia MinhChúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.
  • Chửi như hát hay

    18/01/2016Gia QuanMột trong những biểu hiện hay gặp trong nghi lễ đời thường của người Việt là… tiếng chửi. Không phải chửi vì bực bội nhất thời, mà chửi vì thói quen. Chửi có câu có cú, chửi có vần có vè. Sự chửi như hát hay ấy nói lên điều gì trong nếp sống chúng ta?
  • Nhịn ở lời nói - "Vệ sinh tiếng Việt"

    26/11/2009Nguyễn Bỉnh QuânTừ lời nói tới hành động chỉ một gang tay. Nói mãi quen mồm. Nói một trăm lần "tao giết mày" thì rồi đến lúc hung hãn, say xỉn, uất giận là làm thật ! Con đánh mẹ, cháu bóp cổ bà... thì giời đất có dung tha được không! Bà ngân ngấn nước mắt làm em hoảng quá phải an ủi bà: Đó chỉ là số rất ít, là vô cùng hãn hữu, không phải phổ biến trong xã hội ta.
  • Cách ngôn luận của người Á Đông

    13/04/2009Phan KhôiCó người Tàu bẻ cái học thuyết Tôn Văn mà lại nhè kêu Tôn Văn là con heo, là ngu xuẩn. Người Á Đông ta, Tàu cũng vậy mà An Nam cũng vậy, không tinh thông luận lý học, cho nên trong khi ngôn luận, chẳng noi theo khuôn phép mà cứ nói già miệng để cầu hơn, nhiều khi lại nói hỗn ẩu vô lễ nữa. Sự đó, nói thiệt tình mà nghe, tỏ ra các dân tộc Á Đông ta còn chưa thoát hết cái tánh tình dã man, thật là một điều mà ta đáng lấy làm xấu hổ vậy.
  • Ối giời “văn hóa” tục!

    23/03/2009Lê Thúy TươiHọc hành căng thẳng nên chửi tục, làm việc chịu quá nhiều áp lực cũng chửi. Chửi cho... có dũng khí, cho “đã” cái miệng... Tất cả chỉ là ngụy biện!
  • “Thôi không nói nữa, bao nhiêu cho vừa”!

    07/06/2007Nguyệt SinhLTS: Các cụ thường dạy con cháu “nói thì dễ, làm thì khó”. Cách đây 2 cáiTết, Tòa soạn có mở cuộc “thi… làm”, tổng số chỉ có 72 từ. Nay đến cuộc “thi… nói”, một bất ngờ, một niềm vui và một sự trân trọng đã đến với Ban biên tập bởi một bài tham gia của tác giả NguyệtSinh. Vâng, khoảng gần 200 từ, mà hình như chưa hết. Thế mới biết, lời các cụ xưa để lại đó có sai chữ nào. Tòa soạn xin trân trọng đăng sáng tác này để bạn đọc cùng chia vui.
  • Lời nói đâu mất tiền mua

    01/01/1900Minh TânTrong thế giới hiện đại nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, giao thông thuận tiện, sách vở dồi dào, nền văn hoá giao tiếp trở thành một vấn đề phổ biến. Văn hóa giao tiếp trong quá trình toàn cầu hóa là một vấn để mang tính hai mặt, nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại.
  • Sỉ nhục con cái - chuyện không nhỏ

    17/11/2006Vì bất lực và nóng giận, không ít bậc cha mẹ tuôn ra những lời nhục mạ, xúc phạm con cái. Họ tưởng như vậy là đang răn dạy con, song những lời độc địa, chua cay ấy có sức phá hoại ghê gớm, còn hơn cả đòn roi
  • Cái hậu văn… chương

    23/01/2006Kính xin hương hồn các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tô và Nguyên Hồng xá lỗi..
  • Những “võ sĩ” trên sàn đấu

    03/10/2005Mạnh Cường - Phương Thảo - Trần ĐứcKhông hiểu sự "bế tắc" trong cách giải quyết khi va quệt trên đường đến mức nào, chỉ biết rằng sau sự cố va chạm xe cộ, rất dễ dẫn đến "sự cố" của xử sự. Chí ít là văng tục, chửi bậy, đấu sức còn nhiều hơn, tệ hơn là vô lương tâm khi bên gây ra tai nạn bỏ chạy ngay cả khi người bị nạn trong tình trạng nguy kịch...
  • xem toàn bộ