Nói một đàng, làm một nẻo

09:52 SA @ Thứ Hai - 09 Tháng Chín, 2013
Đàn ông Việt có tính thích đọc sách báo rồi ra đường bàn bạc, nên trên phương diện ý thức công dân có lẽ trên thế giới ít có dân tộc nào hiểu biết rộng hơn. Nhưng lạ một điều là cái kiến thức đó lại không được dùng để xây dựng cho cá nhân hay xã hội cho nên chúng ta mới thua kém các sắc dân khác.

Không nói đâu xa chỉ cần bước vào một tiệm nhậu hay quá cà phê vốn đầy rẫy trên mọi nẻo đường đất nước là người ta có thể nghe đủ mọi câu chuyện từ Tây sang Tàu đến Việt Nam: áp phe, mánh lới làm ăn, lạm phát, tham nhũng, đại học Úc-Mỹ, tranh chấp Biển Đông, cách mạng Ai Cập, khủng hoảng kinh tế toàn cầu v.v…Nhờ đọc nhiều báo mạng, báo giấy lại thích xem tivi, nghe radio nên nhiều người biết rất rõ tình hình thời sự.

Chẳng hạn khi bàn về môi trường ai cũng hiểu nhiệt độ trái đất nóng khiến tan băng làm nước biển mặn dâng cao tràn vào ruộng lúa – nhưng rồi sau đó thì quăng rác ngay xuống lề đường như xem chuyện bảo vệ môi trường là của ai đó lo chứ không phải chuyện của mình.

Hay nói về xã hội văn minh thì nhiều người sau khi so sánh cách sống của Mỹ - Tây rồi bước ra đường cứ mặc tình chen lấn.

Hoặc trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện.

Các phường xóm treo biển đề cao Nếp Sống Văn Hoá ngay bên cạnh những quán ăn nhậu ồn ào, rồi đến tối xì ke ma tuý. Sơn chử Cấm Đái Bậy thì đêm khuya ăn nhậu sương sướng rồi cứ tiện đâu thì xì đó.

Người Việt lại hay châm biếm các dân tộc khác: xem thường người Tàu cho dù Trung Quốc đang chiếm lĩnh kinh tế và lấn chiếm biển Đông; cười dân Mỹ vì bên đó đi làm cực quá chớ không biết hưởng như ở Việt Nam.

Còn tại hải ngoại, câu nói đầu tiên suốt 30 năm là ra nước ngoài rồi phải đoàn kết lại lo cho cộng đồng và đất nước; ngay sau đó quay lại đã kích lẩn nhau – cái khó là người Việt nào cũng tài giỏi về lý luận nào cũng đúng sai chẳng ai còn biết.

Cho nên mới có câu chuyện vui về bốn người Mỹ - Tàu - Nhật - Việt ngồi tán gẫu trên bàn ăn:
- Người Mỹ nói họ sợ Tàu qua mặt vì việc gì cũng có số người đông như kiến ùa nhau vào làm
- Người Tàu nói họ còn phải học Nhật vì mỗi người Nhật trọng lời hứa, nói đâu là làm đó
- Người Nhật lắc đầu xin thua Việt Nam bởi người Việt nói một đàng làm một nẻo, chẳng ai còn biết đâu mà rờ.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Hãy nghe 8X nói

    19/01/2016TS Phạm Văn TìnhTrong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…

    08/01/2015Thảo HảoCó một anh phóng viên(*) gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng. Anh phóng viên so sánh kiểu “chạm tự ái”: nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Ðợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục

    27/03/2014Vương Trí NhànHạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
  • Người Việt: Thông minh thì không nói lời sáo rỗng

    14/11/2010Nguyễn Điệp HoaNgười giỏi không phải là người tích đầy kiến thức, họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại...
  • Nói và làm

    19/08/2010TS Phan Hồng GiangChúng ta đang sống trong thời đại mà các phương tiện truyền thông có mặt mọi lúc mọi nơi. Những hàng chữ, những lời nói, những hình ảnh ngày ngày đập vào mắt, lọt vào tai chúng ta, dù muốn hay không muốn. Những sự việc người thật, việc thật cũng không thoát ra ngoài sự nhận biết của chúng ta. Và thế là, dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng buộc lòng phải thấy sự khập khiễng, độ vênh – vênh đến dễ sợ! – giữa lời nói và việc làm đang diễn ra quanh ta...
  • Đàn ông và… ít nói

    03/05/2010Phan AnĐàn ông sở trường làm việc bằng đầu chứ không sở trường làm việc bằng miệng. Đàn ông vốn không thích để mồm mép đỡ chân tay. Có lẽ bởi vậy mà đàn ông sở trường… ít nói...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • Nói và Làm

    08/02/2003“Cải cách giáo dục”, “Nâng cao chất lượng dạy và học”, “Giáo dục là quốc sách”,... những lời lẽ này được lặp lại ngày này qua ngày khác, nhưng những phiền muộn do giáo dục mang lại cũng không giảm. Nào là “quá tải” phải “giảm tải”, “học thêm, dạy thêm”, nào là sách giáo khoa viết sai in sai, đề thi ra nhầm lẫn, lộ đề trước khi thi, nào là “các lò luyện thi” thương mại hoá một cách lộ liễu đến trơ tráo, nào là bằng giả chứng chỉ giả...
  • xem toàn bộ