Nơi ấy đã sinh ra một nhà văn

Thế giới & Việt Nam
04:44 CH @ Thứ Năm - 08 Tháng Sáu, 2017

Gọi Đỗ Ngọc Việt Dũng (bút danh Do.Honza) là người Việt hay người Czech đều được. Bởi như phần kết trong một bài thơ của ông, thì: “Việt Nam ơi, chùm khế ngọt của tôi. Nơi tôi sinh ra và xin chết vì người. Cùng Tiệp Khắc cả một thời trai trẻ. Tôi sống nhớ người và chết vẫn khôn nguôi”...

Đỗ Ngọc Việt Dũng sang Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Czech) từ năm 1971 và theo học ngành kỹ sư điện ở Prague. Vào những năm 1980, ông quay lại đất nước này lần thứ hai, theo học ngành ngôn ngữ và văn chương tại trường Tổng hợp Liberec.

Nhà văn, dịch giả Đỗ Ngọc Việt Dũng. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Nhà văn, dịch giả Đỗ Ngọc Việt Dũng. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

.

Phải lòng văn học Tiệp

Khi được hỏi về lý do khiến một sinh viên du học chuyên ngành kỹ sư điện lại nảy sinh niềm đam mê với văn học nước sở tại, Đỗ Ngọc Việt Dũng nói rằng, tình yêu đó đến từ quá trình học tiếng Tiệp thông qua những bài hát, điệu ru hay những bài thơ của các tác giả người Czech và Slovakia. Đặc biệt, các tác phẩm văn học tại đây luôn hướng tới sự thân thiện, hòa nhập với một cách nhìn sâu sắc, hóm hỉnh, nhẹ nhàng về mọi vấn đề trong cuộc sống, xã hội khiến ông cảm thấy rất thích thú.

Ngay từ năm 1974-1975, Đỗ Ngọc Việt Dũng đã dịch những bài thơ đầu tiên. Trong quá trình học tập, tình yêu với văn học Tiệp Khắc ngày càng lớn lên và ông rất chăm đọc báo để chọn dịch những bài thơ mình yêu thích. Sau này, ông vẫn tiếp tục sưu tầm và dịch các tác phẩm thơ hay của các tác giả khác nhau, từ các nhà thơ nổi tiếng đoạt giải Nobel cho tới các tác giả khuyết danh nhằm thỏa mãn đam mê của mình.

Xuất phát điểm không phải là dịch giả chuyên nghiệp, nhưng ông đã gặt hái được những thành quả đáng trân trọng trong lĩnh vực văn học. Ông viết khá nhiều, tiêu biểu là truyện ký “Ba cuộc đời - Chuyện Tây Ta” ra mắt vào 2012 được nhiều người đánh giá cao. Năm 2014, ông đã xuất bản “Tuyển tập thơ Czech và Slovakia” dày 311 trang, bao gồm bản dịch hơn 150 bài thơ tiêu biểu từ tiếng Czech và Slovakia sang tiếng Việt.

Các tác phẩm của Đỗ Ngọc Việt Dũng thường đề cao tính nhân văn, cộng đồng, quảng bá lịch sử, văn học, đất nước, con người Tiệp Khắc và cung cấp nhiều kiến thức cho bà con người Việt đang làm ăn sinh sống trên đất bạn. Tác phẩm của ông cũng thu hút độc giả ở cách sử dụng ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu, đầy hình ảnh với lối dẫn dắt kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn. Nhiều độc giả lớn tuổi có thể tìm lại chính mình thời còn là du học sinh tại Tiệp Khắc với nhiều kỷ niệm khó quên.

Nhà văn Đỗ Ngọc Việt Dũng gặp gỡ Tổng thống Milos Zeman khi ông còn là Thủ tướng Czech vào năm 1999. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Nhà văn Đỗ Ngọc Việt Dũng gặp gỡ Tổng thống Milos Zeman khi ông còn là Thủ tướng Czech vào năm 1999. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
.

Czech - ngôi nhà thứ hai

Theo Đỗ Ngọc Việt Dũng, yếu tố quan trọng tạo nên sự gần gũi giữa Czech với Việt Nam là sự tương đồng của hai nền văn học, lịch sử và tính cách vui vẻ, hài hước, chân tình của con người.

Người Czech cũng giống người Việt rất yêu âm nhạc, thơ ca, tôn trọng tự do, bình đẳng. Đặc biệt, dân tộc Czech tuy bé nhỏ nhưng có nhiều nhân tài kiệt xuất trên thế giới trong mọi lĩnh vực: Vua Karel IV., anh hùng dân tộc Jan Hus, nhà soạn nhạc Antonín Dvorak, các nhà văn, nhà thơ Karel Hynek Macha, Bozena Nemcova, Jaroslav Seifert...

Tác giả có bút danh Do.Honza chia sẻ, khoảng 15 năm trở lại đây ông đã tập trung toàn bộ thời gian cho việc viết tiểu thuyết với mong muốn lưu lại những sự kiện lịch sử của cộng đồng người Việt, dịch các cuốn sách Czech sang tiếng Việt và cùng bạn bè Việt - Czech thành lập nhóm dịch thuật song ngữ văn học của cả hai dân tộc.

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của phu nhân Đại sứ Czech tại Việt Nam - bà Renata Greplová - và các nhà văn, giảng viên đại học tại Prague, nhóm của ông đã lên kế hoạch cho năm 2017-2018 với nhiều chương trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, triển lãm tranh..., tổ chức các chuyến du lịch hành hương về Czech và hỗ trợ các bạn Czech sang thăm Việt Nam.

Tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng được dịch giả Mgr. Ondra Slowik dịch sang tiếng Séc năm 2017.

.

Hiện nhóm đang hoàn tất ba cuốn tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Vlastimil Podracký; xuất bản hai cuốn sách giới thiệu lịch sử âm nhạc và thể thao, du lịch Czech; xây dựng một bộ phim về đề tài người Việt-Czech trong quá khứ và hiện tại; lập dự án dịch truyện đề tài thiếu nhi sang cả hai thứ tiếng... Riêng ông vừa dịch xong hai cuốn sách về đương kim Tổng thống Czech Milos Zeman.

Nói về tình cảm dành cho đất nước Czech, Đỗ Ngọc Việt Dũng tâm sự: “Czech luôn đặc biệt trong trái tim mỗi người Việt Nam đã và đang sống, học tập, lao động tại đó với biết bao kỷ niệm vui buồn, thương nhớ. Chúng tôi lớn lên, trưởng thành, hiểu biết và được hòa mình vào thế giới văn minh của nhân loại thông qua cánh cửa rộng mở này. Nhân dân Czech luôn ưu ái, cưu mang và chia sẻ cùng chúng tôi mọi vui buồn cuộc sống, tạo điều kiện cho người Czech gốc Việt trở thành một bộ phận không tách rời của dân tộc Czech. Điều xảy ra duy nhất đối với người Việt trên toàn thế giới.”

Bởi vậy, dù đã trở về Việt Nam sinh sống, ông vẫn coi Czech là ngôi nhà thứ hai để có thể thường xuyên qua lại với hành trang mang theo là các tác phẩm dịch thuật và các cuốn tiểu thuyết. Là một trong bốn người Việt Nam trở thành hội viên Hội Văn học Czech, các tác phẩm của ông đã và đang góp phần vun đắp cho tình hữu nghị và sự gắn bó giữa hai nền văn hóa.


Đây là cuốn sách dịch "Tôi thích để lại chiếc giầy vào mông đít kẻ ngu" vừa ra mắt của nhà văn Do.Honza ( Đỗ Ngọc Việt Dũng), dịch tác phẩm của Tổng thống Cộng hòa Séc, Ngài Miloš Zeman nhân dịp ngài sang thăm Việt Nam tháng 6/2017.

Theo lời dịch giả Đỗ Ngọc Việt Dũng thì "Đọc lướt qua tiêu đề và một số hình ảnh minh họa, có ai đó sẽ cười vang, người khác thấy mình bị xúc phạm và cho rằng đây là một cuốn sách đùa cợt, hài hước thậm chí nhạo báng... Nhưng càng đọc kỹ chúng ta càng ngạc nhiên về tính cách lạc quan, khâm phục tài năng của một chính trị gia biết đưa câu chuyện thời cuộc, chính trường gay gắt, nóng bỏng thành hài ước, ngụ ngôn, răn dạy uyên thâm. Ông cũng từng thú nhận nếu hàng ngày phải trả lời tới vài chục câu hỏi „khó chịu“ thì không thể tránh khỏi „văng ra“ những ngôn từ nặng nề. Ông thẳng thắn, quyết liệt, không e ngại, dùng từ „mạnh mẽ“.

Tổng thống của một quốc gia tự do, dân chủ, độc lập là vậy."

Xin giới thiệu cùng bạn đọc.


Nhà văn, dịch giả Đỗ Ngọc Việt Dũng sinh năm 1953.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Truyện ký “Ba cuộc đời - Chuyện Tây Ta”; Giai điệu Tiệp Khắc; Lịch sử Czech; Truyền thống trang phục dân tộc, ẩm thực Czech, Tuyển tập thơ Yêu, Sống và Chết; Tuyển tập thơ Czech và Slovakia...

Hội nhà văn Czech đã trao tặng giải thưởng văn học cho ông tại Prague.

Nguồn:Dân Trí
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà văn và xã hội

    26/02/2020Thanh ThảoTrong những cuộc chiến tranh vệ quốc, vai trò, tác phẩm, tiếng nói của nhà văn Việt Nam là đặc biệt quan trọng đối với nhân dân và xã hội. Chiến tranh không chỉ cô đặc và làm chói sáng những phẩm chất yêu nước trong mỗi nhà văn, mà còn là thử thách khắc nghiệt đối với những nhà văn chấp nhận dấn thân, chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa...
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: 'Dựa vào thầy là vứt đi'

    28/05/2019Chi Mai thực hiệnCó một con đường khác để có được kiến thức vững chắc mà không cần tới trường lớp – là tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc...
  • Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

    02/10/2018Nguyễn Duy BìnhTrong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi...
  • Nhà văn Leo Tolstoy và Đạo Phật

    25/05/2017Thích Nguyên TạngThời gian gần đây, có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa Đạo Phật và nhà văn Nga Leo Tolstoy. Vì họ phát hiện trong sách truyện của ông có nhiều quan điểm rất tương đồng với giáo lý nhà Phật...
  • Nhà văn Trương Tửu- từ sáng tác đến nghiên cứu, phê bình văn nghệ

    28/08/2016PGS.TS. Nguyễn Hữu SơnĐộc giả ngày nay đọc tác phẩm Trương Tửu cần đặt các công trình nghiên cứu, phê bình, sáng tác của ông trong bối cảnh đương thời mới có thể nhận thức rõ hơn dấu ấn một phong cách riêng cũng như những đóng góp nhiều mặt với đời sống văn hóa - văn học nước nhà...
  • Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

    21/06/2016Văn GiáMấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi.
  • 20 câu nói hay nhất của nữ nhà văn “Giết con chim nhại”

    21/02/2016Bích NgọcHarper Lee - tác giả của tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới - “Giết con chim nhại” - đã vừa qua đời ở tuổi 89. Nếu có di sản nào mà bà để lại, thì không gì khác hơn chính là trí tuệ mẫn tiệp mà bà thể hiện qua những câu chữ của mình...
  • "Nhà văn phải có cảm hứng lịch sử"

    20/08/2015Minh ĐiềnNhà văn phải luôn có cảm hứng lịch sử. Những gì tài năng, vốn sống, lao động nghệ thuật... hãy nói đến sau. Và ông diễn giải: cảm hứng lịch sử là ý thức được mình đang đứng ở đâu, có vai trò gì trong dòng chảy của cuộc sống. Nói “lịch sử” là nói tới quan điểm và thái độ của nhà văn, tới trách nhiệm đối với xã hội. Và viết, đối với nhà văn trước hết là hoàn thiện bản thân...
  • Chân dung nhà văn một thời: Nguyễn Khải

    08/08/2015Vương Trí NhànMột nhà văn gọi là để được dấu ấn trong văn học thường đồng thời phải có một cách nghĩ riêng cách định nghĩa riêng về công việc của mình. Liệu đã có thể nói Nguyễn Khải đạt tới trình độ đó ?
  • Phỏng vấn một nhà văn

    22/05/2015Lê Thị Liên HoanMột nhà văn thì phát biểu bằng gì? Theo tôi là bằng tác phẩm. Chỉ tác phẩm. Không có gì ngoài tác phẩm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều vị chả viết gì cả, hoặc chả viết ra trang nào hay ho cả, bỗng dưng "máu lửa" trên diễn đàn trước, trong và sau đại hội.
  • Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

    16/04/2015Nguyễn Mạnh HàNhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những
    người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao.
    Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho
    nhân loại. Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các
    nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ dáng được bởi các giá
    trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Nhà văn Pháp Patrick Modiano đoạt giải Nobel văn học

    10/10/2014Đông PhươngViện Hàn Lâm Thụy Điển chiều 9-10 đã công bố giải Nobel văn học năm 2014 thuộc về tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano...
  • xem toàn bộ