Niềm tin bị “bắt cóc” & xã hội bạo lực lên ngôi

12:54 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Bảy, 2017

Hai người phụ nữ bị đánh đập dã man vì bị nghi bắt cóc trẻ con. Cơ quan chức năng vào cuộc. Dư luận xã hội lên án. Bạo lực lên ngôi – đầy lo ngại, nhưng đáng lo hơn nữa khi niềm tin dường như đang bị “bắt cóc” khỏi cuộc sống chúng ta...

Báo chí đưa tin, chỉ cách đây vài ngày, trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), hai người phụ nữ bán tăm do bị nghi bắt cóc trẻ em nên đã bị người nhà một cháu bé hô hoán đuổi đánh, thương tích đầy mình.

Hai phụ nữ này sau đó đã được cơ quan công an đưa đến bệnh viện đa khoa Sóc Sơn để khám và điều trị. Điều đáng nói là, theo tìm hiểu của phía công an, hai người này đúng là thành viên của Hợp tác xã Tình thương huyện Mỹ Đức, gia cảnh rất khó khăn.

Nhìn hình ảnh hai người phụ nữ mặt mũi máu me được đăng tải trên mặt báo, tôi còn không dám mở clip ra xem. Tính chất bạo lực khiến tôi cảm thấy rợn người. Có cái gì đó thực sự bất nhẫn. Họ là những người phụ nữ đứng tuổi, là đàn bà chân yếu tay mềm không có sức chống cự đã đành. Nhưng chua chát và xót xa hơn, họ là những người tốt và đang làm việc thiện.


2 người phụ nữ bán tăm tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội bị hành hung do nghi bắt cóc trẻ em. Ảnh Thời Đại

.

Đây không phải là trường hợp hy hữu, cũng không phải lâu lâu mới diễn ra một lần. Chỉ trong một tháng trở lại đây, liên tục có những vụ việc tương tự thế này: Ở Ba Đồn, Quảng Bình; ở Thanh Hà, Hải Dương… và nhiều địa phương khác. Chỉ cần xuất hiện người lạ với những dấu hiệu bất bình thường, nghe ai đó tung tin là bắt cóc trẻ con, lập tức sẽ có một vụ “xử lý hội đồng” diễn ra tại chỗ khiến người bị nạn không có cơ hội để trình bày hay giải thích.


2 người đàn ông đi xe Fortuner vào thôn Đồng Hởi, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương tìm mua đồ gỗ bị dân nghi là thôi miên, bắt cóc trẻ em nên bị đập phá, đốt trụi xe. Ảnh: Vietnamnet

.

Cảnh giác với những kẻ bắt cóc, với những rủi ro rình rập là điều nên và điều tốt. Trừng trị cái xấu, cái ác, cũng lại là điều mà bất cứ ai cũng phải có trách nhiệm tham gia. Nhưng liệu có dã man và tàn bạo quá hay không khi chúng ta huy động cả một nhóm người để đánh đập, xả giận lên một, vài người mà ngay cả chúng ta cũng không nắm được chứng cớ họ có ý đồ gì, có âm mưu đen tối ra sao?!.

Thấy anh này ban một cái tát, chị kia bồi thêm một cái đạp, nên ta thấy mình cũng nên gia tăng thêm một cú đấm. Đánh đấm hội đồng, người kia có thương tích nặng nề, thậm chí tử vong, chưa chắc gì đã có người bị bắt tội. Để rồi khi ta chưa kịp hả hê vì mình vừa nhân danh công lý, “thay trời hành đạo” thì phát hiện ra rằng, ta đã đánh nhầm người. Những lời chửi bới nói ra không thu về lại được, những vết thương tích đã gây ra cũng không thể lành lại ngày một ngày hai.

Điều gì xảy ra đã khiến xã hội chúng ta đang sống trở nên bạo lực, đảo điên và hỗn loạn như vậy?

Cá nhân tôi tin trong đám đông bị kích động ấy sẽ có rất ít, hoặc thậm chí không người nào có tâm địa xấu xa. Họ dễ bị kích động, bởi họ thiếu niềm tin hoặc đánh mất niềm tin vào con người, vào pháp luật, vào lực lượng được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho xã hội.

Cho nên, một bộ phận người dân trong những hoàn cảnh nhất định đã tự phát, thoát ly khỏi quy định luật pháp để tự làm những điều bản thân họ cho là đúng, rằng họ phải tự bảo vệ cuộc sống của mình, tự phán xét và tự xử lý, thay vì gửi gắm vào các lực lượng chức năng.

Ai cũng hiểu, nhẽ ra, họ không được bắt giữ, không được đánh đập, hành hung người khác mà phải báo để cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, xử lý. Nhưng họ không làm như vậy…

Hồi năm ngoái, phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015, triển khai kế hoạch 2016-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Người dân thiếu niềm tin thì đất nước khó bình yên”.

Nhìn lại những sự việc đã diễn ra, ai trong chúng ta cũng không khỏi bất bình và phẫn nộ. Rất dễ để ngồi một chỗ phán xét về chuyện đã rồi. Nhưng nếu đặt câu hỏi “Vì sao bạo lực, hung hãn lại gia tăng? Vì sao niềm tin suy giảm?”, tôi tin rằng, các cơ quan chức năng sẽ nhận ra, họ có nhiều việc phải làm hơn là chỉ xuất hiện để “dọn dẹp”, xử lý những hậu quả đã diễn ra tại một vài sự vụ cụ thể.

Niềm tin vốn dĩ mơ hồ nhưng sức mạnh của niềm tin lại vô cùng lớn. Để gây dựng niềm tin đã khó, lấy lại niềm tin lại càng khó khăn hơn.

Dù vậy tôi tin, với sức mạnh của Nhà nước pháp quyền, khi sự nghiêm minh của luật pháp được thi hành và bảo vệ, khi cái xấu bị đẩy lùi trước lòng tốt và tử tế, niềm tin tự nó sẽ về trong mỗi người dân!

Nguồn:Dân Trí
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân quả trong phim bạo lực

    09/10/2019Hoàng Tá ThíchHình ảnh bạo lực rất dễ ảnh hưởng đến người xem, đặc biệt là đối với giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy mà trước khi trình chiếu một phim bạo lực, màn ảnh lúc nào cũng hiện ra câu cảnh báo người xem...
  • Khi cái ác trở nên phổ biến: Liều thuốc nào cho người Việt?

    09/04/2019Phạm Tường VânAleksandr Solzhenitsyn - nhà văn của lương tâm Nga ắt hẳn đã trải qua nhiều giằng xé nội tâm để viết ra một câu ứa máu: “Đường biên thiện - ác chạy qua trái tim mỗi người. Và ai sẵn sàng phá hủy một phần trái tim của chính mình?”
  • Khi niềm tin 'nhảy lầu', sự lương thiện 'chết sớm'

    04/12/2015Do thiếu niềm tin xã hội, nhiều người đã nhảy lầu tự kết liễu cuộc sống của mình... Phải làm sao khi đề cao tính lương thiện nhưng trong cuộc sống, người lương thiện là người chết sớm nhất?
  • Gây dựng lại niềm tin từ mỗi gia đình

    20/09/2015Kim YếnMuốn thay đổi điều này phải thay đổi cách giáo dục, bắt đầu từ gia đình. Đi sâu vào gia đình, tôi nhận ra vai trò của các bà mẹ cho hạnh phúc của gia đình và cho sự phát triển của xã hội. Tình thương yêu, sự độ lượng của bà ngoại truyền cho mẹ, mẹ truyền cho con là cái nôi, là thành trì cuối cùng để giữ lại các nền tảng đạo đức...
  • Bạo lực: Bóng ma của một xã hội ít nhân văn

    01/07/2014PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn SơnXã hội phát triển, có thể nhận ra những thay đổi trong bộ mặt đời sống. Sự phát triển nhanh của nhiều lĩnh vực đã làm đời sống thay đổi gần như toàn diện...
  • Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt

    16/05/2014Clip nữ sinh bạo lực khuấy động dư luận. Nhiều người sửng sốt vì tình trạng bạo lực học đường. Nhiều người khác giật mình chất vấn giáo dục, xã hội. Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt mà ta không tự thấy.
  • Câu chuyện của niềm tin

    22/01/2014Giáp Văn DươngKhông có trung thực thì không có niềm tin. Không có niềm tin thì thời gian và nguồn lực sẽ chỉ dành cho việc nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau. Mà như vậy thì nghèo hèn, tụt hậu sẽ là điều tất yếu!
  • Sự thiếu hiểu biết là nguồn gốc của bạo lực

    20/08/2012Nguyễn Thị Từ HuyBài viết ngắn này là trăn trở của độc giả sau vụ bài văn của một học sinh thể hiện những suy nghĩ độc lập về bạo lực học đường nhưng lại bị cho điểm 0 kèm những lời phê nặng nề. Cuộc tranh luận xung quanh bài văn này có lẽ sẽ còn tiếp tục, giữa một bên bảo vệ quan điểm “cần đạt điểm cao ở kỳ thi” và một bên là quyền được sáng tạo của học trò...
  • Niềm tin và sự ngờ vực

    07/05/2009Nguyễn VinhBộ phim Doubt với dàn diễn viên đầy tài năng đã "truyền thông" được một diễn tiến tâm lý nhiều dao động của con người trên sợi dây quan hệ giữa sự nghi ngờ và niềm tin trong cuộc sống. Nhưng nó không phải là bài thuyết giảng minh hoạ một thứ triết lý cao cả bằng cách đưa ra một kết thúc có hậu…
  • Hy vọng, Niềm tin và Mơ ước

    08/07/2008Minh BùiCon người tin tưởng, hy vọng và mơ ước về một tương lai tốt đẹp là hình ảnh đối lập với con người lo sợ trong hiện tại và day dứt về quá khứ. Nhưng điểm quan trọng là cần biết và học cách Mơ ước, Tin tưởng và Hy vọng!
  • xem toàn bộ