Những dấu hiệu bất thường của đời sống văn hoá

06:02 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Ba, 2014

Đó là điểm thi vào đại học môn lịch sử năm 2011 qúa thấp. Nhiều trường đại học có đến 98% thí sinh có điểm thi dưới trung bình, thậm chí có trường chỉ có 1 thí sinh đạt điểm trung bình.

Là hiện tượng vi phạm di tích lịch sử văn hoá với rất nhiều biến hoá khác nhau trên rất nhiều địa phương trong cả nước.Ngay tại thủ đô Hà Nội thì hiện tượng này cũng xảy ra và không chỉ là cá biệt. Việc xâm phạm di tích ngay trong các dự án bảo tồn tôn tạo là khá nhiều, kể cả các dự án lớn với sự chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn và quản lý quan trọng. “Tư duy dự án” chiếm lĩnh và chi phối các hoạt động chuyên môn, làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của di sản và mục tiêu của các dự án. Là việc cố tình làm sai lạc, thậm chí là làm lệch lạc và xuyên tạc truyền thống văn hoá trong việc phục hồi và phát huy sinh hoạt lễ hội cổ truyền nhằm mục đích vụ lợi.

Là sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong hầu hết các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội trên tất cả các cấp độ và lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hoá đến luyến ái và hôn nhân. Trong nhiều trường hợp, bảng giá trị bị đảo lộn. Đồng tiền lên ngôi và hạ bệ các giá trị truyền thống tốt đẹp. Lịch sử và các giá trị có ý nghĩa bản sắc của dân tộc đã bị mờ nhạt dần trong một bộ phận xã hội không nhỏ. Tính tự trọng của một bộ phận có học thức, văn nghệ sỹ không còn được trân trọng và nâng niu. Kiện cáo và ăn cắp tác phẩm, ý tưởng sáng tạo là chuyện thường xảy ra trong lúc trách nhiệm trí thức, nghệ sỹ, trách nhiệm công dân không được đề cao và quên lãng. Hầu hết các cuộc thi, các giải thưởng từ thấp đến cao, to đến nhỏ, đều có thắc mắc, kiện cáo. Năng lực phản biện cho phát triển được dành cho những toan tính và tranh chấp tầm thường. Thay cho việc đầu tư trí tuệ và thời gian để sáng tạo các giá trị mới hoặc quan tâm đến việc hưng vong của đất nước thì một bộ phận lại tranh đua quyền lực và các giá trị ảo.

Việc vọng ngoại quá mức, tiếp thu thiếu chọn lọc các yếu tố văn hoá từ bên ngoài vào cũng là một dấu hiệu bất bình thường nặng nề của đời sống văn hoá nước nhà hôm nay. Lối sống, cách ứng xử, thị hiếu thẩm mỹ, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật từ ca nhạc đến phim - ảnh đều bị ảnh hưởng quá nhiều của nước ngoài, nhất là bộ phận thanh niên, kể cả một số nghệ sỹ trẻ.
Đó chưa phải tất cả các dấu hiệu bất thường của đời sống văn hoá hiện nay. Tuy nhiên, nếu thống kê và tiến hành khảo sát tác động của nó đối với đời sống xã hội, với nền văn hoá dân tộc thì chúng ta sẽ phải giật mình và buộc phải có một cái nhìn nghiêm túc đầy lo lắng.
Nếu chưa tính đến các tác động khách quan, và do nội lực của nền văn hoá chưa được phát huy đúng hướng và mạnh mẽ nhất, lỗi này trước tiên thuộc về các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước - Xã hội các cấp. Bổ sung, điều chỉnh về luật pháp, các chính sách vĩ mô về văn hoá của Nhà nước, kiện toàn các cơ quan quản lý về văn hoá và căn chỉnh lại nhận thức và hành vi của mỗi một thành viên xã hội là điều cần thiết để hướng tới sự ổn định và phát triển của nền văn hoá nước nhà trong hiện tại và tương lai. Nhưng trước hết, rất cần một đánh giá toàn diện, khách quan và chính xác về đời sống văn hoá hiện tại của đất nước.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá

    29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Hệ giá trị bị chao đảo mạnh. Hệ chuẩn mực đánh giá thay đổi mạnh. Có sự phân hóa của người viết, người đọc, của văn chương đặc tuyển, văn chương đại chúng. Có sự trỗi dậy của văn chương mạng, internet, sự thu hẹp của văn chương sách giấy. Tất cả đang được sắp xếp lại để định hình...
  • Thế kỷ của những chuyển dịch văn hóa

    03/04/2018Nguyễn HòaĐối với Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ của các biến động chính trị - xã hội. Để giành lại độc lập, dân tộc đã phải hao tổn quá nhiều xương máu và nước mắt. Những biến thiên ngoắt ngoéo của lịch sử đã đẩy văn hóa dân tộc vào tình thế chỉ trong một thế kỷ, đã phải chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn văn hóa rất khác nhau, trong các tình thế khác nhau...
  • “Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”

    05/12/2017Cát Khuê ghiTrước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...
  • Ngăn chặn tình trạng “sa mạc hóa văn hóa”?

    23/07/2016Nguyễn Bỉnh QuânXin nhìn thực trạng, thực tế văn hóa nước nhà thời gian qua để thấy rằng muốn phát triển một cách bền vững nhất thiết phải có quốc sách mới về văn hóa...
  • Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc (*)

    16/09/2015GS. Trần Văn GiàuLịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ hiện đại chép tên tuổi Nguyễn An Ninh là một trong số những người đầu tiên, nếu không phải chính anh là người đầu tiên, đã tuyên truyền cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn của Đại Cách mạng Pháp 1789-1792. Anh cũng là người đầu tiên cho đăng trên tờ Chuông Rè của anh toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” của Mác Ăng-ghen...
  • Khủng hoảng lựa chọn văn hóa

    19/06/2015Nguyễn HòaVới tư cách một khái niệm, khủng hoảng lựa chọn văn hóa dùng chỉ một tình trạng của văn hóa, khi xã hội và con người thiếu (không có) các tiêu chí, chuẩn mực văn hóa có khả năng định tính, định hướng quá trình nhận thức văn hóa dẫn đến sự nhiễu loạn hành vi văn hóa của xã hội và con người…
  • “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

    24/03/2014Anh Kiệt thực hiệnNgay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang...
  • Trả lại không gian cho văn hóa

    08/02/2011Nguyên NgọcMỗi biểu hiện văn hóa đều có không gian thiết yếu của nó. Người Việt từng đối mặt mà không hề sợ, thậm chí tận dụng được mọi cái hay, lạ, bản địa hóa nó để làm giàu cho mình, đồng thời không bị đồng hóa, vì chúng ta có một cái cốt lõi văn hóa rất sâu, rất bền, trụ vững trong một không gian được cấu trúc rất độc đáo, chặt chẽ: Làng...
  • Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

    30/11/2010Trần TuấnNhư Báo CAND đã đưa tin,ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa 2 nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…..
  • xem toàn bộ