Những bài học London

12:59 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười, 2006

Khi biết tôi định đi xin visa vào Anh, một người bạn dặn: người Anh họ làm việc kỳ lắm! Cậu phải đi từ càng sớm càng tốt.

Vì tôi sống ở Quận 13 của Paris, ngay sát Thư viện quốc gia mới, nên để tới sứ quán Anh tiện nhất là dùng Métro số 14, tuyến tàu điện ngầm hiện đại nhất, hoàn toàn tự động, vừa mới khánh thành. Tôi xuống ga Madelaine, đi bộ thêm vài phút, tới nơi mới có 8 giờ sáng, nghĩa là khá sớm theo cách sinh hoạt ở Paris. Vậy mà trước cổng sứ quán Anh dòng người xếp hàng đã tới dăm chục mét, chen chúc, xô đẩy, ầm ĩ cả một đoạn phố dài, chẳng khác gì cảnh xếp hàng mua gạo ở ta mươi, mười lăm năm về trước, ôn ào, chen lấn và chỉ nhoáng cái dòng người phía sau tôi đã dài dằng dặc. Một bà to béo đứng trước tôi không ngớt kêu ca phàn nàn rằng bà đến đây từ 6 giờ sáng, khi mới chỉ có chừng năm chục người, vậy mà bây giờ có tới cả trăm người trước mặt. Rất nhiều người kêu gọi không cho ai chen ngang. Một anhthanh niên da đen phân bua rằng anh ta không chen ngang mà xếp hàng đại diện cho cả một đoạn... Càng gần trưa, cảnh chen lấn càng sôi sục, đến mức một nhân viên sứ quán phải cảnh cáo rằngnếu không giữ trật tự, người ta sẽ ngừng tiếp khách.

Đúng 12 giờ trưa, khi tôi đã tới cách chiếc cổng đầy mong đợi kia chừng hai chục mét, bỗng mọi người đều ồ lên một tiếng. Đóng cửa rồi! Thế là đóng cửa rồi! Thế là công cốc! Tất cả ra về để ngàyhôm sau xếp hàng lại từ đầu. Mãi đếnlúc đó tôi mới hiểu lời khuyên của người bạn.

Hôm sau tôi đi sớm hơn, lần nàyđi cùng với một người bạn. Anh ta đứng trước, tôi đứng sau. Anh bạn tôi vừa bước qua chiếc cổng thì chiếc cổng đóng lại, ngay trước mũi tôi. Đang chưng hửng và tuyệt vọng, đột nhiên tôi nghe phía sau có tiếng khóc ré lên thảm thiết. Một người đàn bà to béo, có vẻ người vùng Trung Đông, lăn lộn như muốn ngất đi. Bà ta kể lể rằng ngày hôm đó là hạn cuối cùng để bà ta có thể xin vi sa vào Anh, rằng ngày hôm sau, giấy tờ không còn giá trị nữa, và thế là cuộc đời bà ta chấm dứt. Vừa lúng túng vì cảnh hai đứa tan đàn sẻ nghé, vừa ái ngại cho người đàn bà, anhbạn tôi tần ngầnmột lát rồi đề nghị được nhướng cho bà ta vào là thủ tục. Người nhân viên sứ quán ngần ngừ một chút rồi đồng ý. Sau đó anh ta dặn người bạn tôi có thể đến làm visa vào bất kỳ lúc nào ngày hôm sau mà không cần phải xếp hàng.

Dĩ nhiên, hôm sau chúng tôi chúng tôi làm thủ tục một cách trót lọt. Và cũng tự an ủi rằng một khi đã lọt qua được cổng thì thủ tục khá nhanh chóng. Buổi chiều, trước 4 giờ chiều chúng tôi đã có visa trong tay.

Mặc dù rất hồi hộp nhưng tôi đã chẳng thể cảm nhận được gì khi con tàu Eurostarchạy qua đường ngầm La Manchenổi tiếng. Tới ga Waterloo, London, trời đã tối. Một buổi tối mùa đông. Hải quan Anh xét hỏi rất kỹ càng chứ không như cảnh sát Italia hay Đức. Tuy nhiên, tôi không có đủ thời gian để phán xét bởi đã trông thấy Danny. Và đó là một niềm vui lớn, Danny, bạntôi là một nghệ sĩ kịch câm và đạo diễn điện ảnh. Đã hai năm chúng tôi chưa gặp nhau kể từ khi Danny cùng vợ là Sarah sangViệt Nam biểu diễn cùng với David Glass Ensemble. Tôi chợt nhớ, lầnấy tôi hứa dành cho hai bạn một kỷ niệm không bao giờ quên được. Và thực sự là họ đã không thể quên bữa thịt chó mà cả hai tấm tắc khen ngon ba ngày liền trước khi biết rằng đó không phải là thịt dê. Your dog eating english friends - Trong một bức thư gửi tôi, Danny dùng những lời này thay cho chữ ký và phàn nànrằng hai vợ chồng không sao tiếng Anh chuẩn như xưa được nữa, mặc dù cũng vui vì từ naycó thể trò chuyện dễ dàng với những con vật đáng yêu.

Việc đầu tiên là gọi điện thoại về nhà, sau đó là mua một chiếc vé tàu điện ngầm, vé tuần. Ở London, cả điện thoại và tàu điện ngầm đều đắt gần gấp đôi so với ở Paris. Nhưng chúng tôi không về nhàngay mà đi bộ qua cầu Waterloo. Mặc dù đã từng đến rất nhiều thành phố ở ChâuÂu, tôi vẫn không khỏi rùng mình xúc động khi đón nhận cơn gió đầu tiên mang hơi ẩm của dòng sông Thames. Không phải vì lạnh, không hiểu vì sao tôi chợt nghĩ đến một người phụ nữ London, đúng hơn là một bà cụ, mà báo chí Pháp đưa tin ầm ĩ. Người phụ nữ nàylàm điệp viên cho Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng không vì tiền. Không vì bất kỳ một lý do vật chất nào. Bà chỉ mới bị phát hiện gầnđây nghĩa là mấy chục năm sau khi về hưu. Bà đã cùng chồng sang thăm Liên. Khi cơ quan tình báo Liên ngỏ ý muốn trả cho bà một khoản tiền lớn, bà đã từ chối. Chồng mất, bà sống độc thân trong một ngôi nhàđơn sơ ở ngoại thành London với một niềm tin sâu sắc vào chính nghĩa là lý tưởng của mình. Hàng xóm không ai có thể ngờ rằng bà già hiền lành tốt bụng ấy lại nắm giữ những bí mật ghê gớm như thế. Còn bà, trong khi chờ ra hầu toà ngày ngày vẫn đến nghĩa trang đặt hoa lên một Marx.

Dannycho tôi biết rằng hai vợ chồng đã chuẩn bị cho tôi một chương trình thú vị. Ngay tối đầu tiên, vì là tối thừ sáu, họ muốn cho tôi tham dự một buổi khiêu vũ đặc trưng của London và sẽ giới thiệu tôi với một số người bạnvăn nghệ sĩ. Hôm đó Sarah có công chuyện ở Oxford nêntôi và Danny sẽ đến dạ hội trước, nhân tiện Danny giới thiệu cho tôi một số công trình nổi tiếng của thành phố.

Chúng tôi tới dạ hội bằng xe buýt để có thể dễ dàng ngắm phố phường. Những chiếc xe buýt hai tầng sơn đỏ và những cabin điện thoại cũng sơn màu đỏ rất đặc biệt của London bao giờ cũng khiến du khách thích thú. Dưới thời Thatcher, nước Anh tư nhân hoá ồ ạt rất nhiều ngành, trong đó có ngành giao thông công cộng. Vì lợi nhuận, người ta tăng giá vé và khai thác triệt để mọi năng lực của phương tiện. Một số hãng vậnchuyển hành khách không còn trung thành với màu đỏ truyền thống nữa. Tuy vậy, màu đỏ vẫn còn chói chang ở mi góc phố London. London vừa mới khánh thành một chiếc đu quay có bán kính lớn nhất thế giới, cho phép du khách nhìn thấy toàn bộ thành phố. Và kích thước của nó quả thật là đầy ấn tượng. Ngay cả ban đêm tôi vẫn nhìn thấy nó lộng lẫy vút cao trên nềntrời.

Trái với định kiến về cái gọi là tính cách “phớt ăng- lê”, người Anh rất hiếu khách và xởi lởi. Trong xe buýt hoặc trên đường phố, chỉ còn trông thấy bạn đang băn khoăn tìm kiếm hay ngơ ngác là có những người lại gần hỏi han, giúp đỡ. Và giúp đỡrất tận tình chứ không qua quít cho xong phép xã giao. Nhân tiện, cũng phải nói rằng trong những ngày tôi ở London, dù đang giữa mùa đông, khá lạnh, nhưng không hề có sương mù. Tôi đã thử hỏi người dân London. Họ cho biết thực ra London cũng chẳng mấy khi có sương mù. Không hiểu sao London lại được mệnh danh là thành phố sương mù nhỉ?

London rất rộng, rộng hơn Paris nhiều, nhưng không lộng lẫy như thủ đô của nước Pháp. Tôi nhận xét rằng đường phố ở London thường vòng vèo chứ không thẳng băng như ở Paris hay ở Moskva. Danny đồng ý và giải thích rằng đó là hậu quả việc quy hoạch tồi của London trong quá trình phát triển. Mấy hôm sau tôi lại có thêm bằng chứng về điều đó. Một người bạn hẹn gặp tôi tại quán cà phê số 2 phố Woodstock, một phố rất ngắn ở trung tâm thành phố, cắt ngang phố Oxford. Tôi đã phải mất rất nhiều công sức nhưng không sao tìm thấy nhà số 2. Số nhà đánh rất lộn xộn và chẵn lẻ lẫn lộn. Cuối cùng, thấy phố này có lẽ chỉ dài hơn ngõ Hàng Hương Hà Nội đôi chút, tôi quyết định lần lượt đứng trước cửa từng số nhà, hy vọng anh bạn từ trong nhìn ra sẽ thấy tôi. Một phương pháp hiệu nghiệm. Chỉ mấy phút sau, tôi đã tìm thấy quán cà phê đó, nhưng không phải 2 mà là số 2/3!

Khi chúng tôi đến nơi, dạ hội đã vô cùng náo nhiệt. Trong tiếng nhạc khá chát chúa của một steel band, chơi loại nhạc cụ làm bằng các thùng dầu rỗng, chúng tôi uống một loại rượu tuyệt ngon nhưng nóng bỏng môi mà tôi không còn nhớ tên là gì. Các bạn tôi giải thích rằng đó là một thứ rượu mạnh được đun sôi với hoa quả và một vài thứ hương liệu đặc biệt. Tôi nhìn lên trần nhà, một vòm trần được trang trí hết sức cầu kỳ, và ngập ngừng nhậnxét rằng nó giống như vòm trần nhà thờ.

Đúng vậy, chúng ta đang ở trong một nhà thờ.

Nhà thờ? Tôi không còn tin vào tai mình nữa.

Danny cho tôi biết rằng ở nước Anh, việc nhà thờ bị biến thành nơi vui chơi giải trí hoặc nhà ở đã từ lâu không còn khiến ngạc nhiên nữa. "Chỉ quanh khu mà chúng ta đang ở cũng có tới hàng chục nhà thờ bị biến thành nhàở". Lý do là vai trò của nhàthờ ngày càng giảm đi, nhiều nhàthờ bỏ không trong khi lại thiếu tiền. Danny bảo, nếu tôi thích, ngày hôm sau chúng tôi có thể đến thăm một khu nhànhư thế.

Dĩ nhiên là tôi thích. Và thế là hôm sau, thứ bảy, chúng tôi lại đến dự một tiệc rượu nhỏ khác trong một nhàthờ khác. Đó là một nhà thờ không lớn nhưng tuyệt đẹp, nằm giữa một khu phố yên tĩnh rợp bóng cây, nhưng đã bị bán cho một nhà kinh doanh bất động sản. Bên trong, người ta dùng thép và gỗ cải tạo thành một khu nhàở bốn tầng. Chúng tôi theo một chiếc cầu thang gỗ vòng vèo, leo lên tầng ba, qua những căn hộ khá nhếch nhác, ồn ào tiếng trẻ khóc và tiếng nhạc. Chủ nhàlà một đôi vợ chồng, mặc dù tôi không biết gọi như vậy có đúng không, bởi vì đó là hai phụ nữ trẻ, khá đẹp và có vẻ rất "nữtính" chứ không những phụ nữ có quan hệ đồng giới tôi từng được biết. Khách khứa không đông, phần lớn là văn nghệ sĩ.Chúng tôi nói đủ chuyện, thơ ca, âm nhạc và chính trị. Chúng tôi hát rất nhiều bài hát của The Beatles,những bài hát chúng tôi đã hát suốt những năm học tập ở Liên. Tôi nói với họ rằng tôi vô cùng hạnh phúc được đến nước Anh, đất nước đối với tôi gần như là thần thoại. Tôi đã nói rất thật lòng. Tôi cũng nói rất thật lòng rằng, trái với những suy nghĩ trước đây, và mặc dù Việt Nam còn nghèo mà Anh thì lại quá giàu. tôi thấy nước Anh thật là gần gũi. Nhưng điều quan trọng nhất lại xuất phát từ một chuyện nhỏ: sang đường. Tôi có một thằng con trai bốn tuổi. Khi ở Việt Nam tôi dạy nó rằng mỗi khi qua đường thì phải nhìn về bên trái trước, vì đó là phía xe cộ lao tới.

Tôi luôn luôn khẳng định rằng đó là một nguyên tắc, tuy không thuyết phục được con, bởi nó đã gặp vô khối người lớn không làm như thế. Ở London, tôi đã mấy phen chết hụt vì nguyên tắc của mình. Vì ở Anh, người ta đi bên trái đường nên khi tôi nhìn sang bên trái theo thói quen, xe cộ lại lao tới từ bên phải!

Hoá ra thói quen nào, định kiến nào cũng có mặt trái của nó. Đối với tôi, đó là một bài học. Bài học London.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi muốn đời tôi mầu gì?

    25/02/2018Thảo HảoNgày đầu năm lạnh ngăn ngắt, nhận được rất nhiều lời chúc: hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, thành đạt…, xong rồi ra đường, mắt đeo cái kính xanh nên nhìn gì cũng xanh xanh. Ngoài đường, ai nấy áo lạnh, đèo trẻ con che mặt bằng khăn voan trông thật đáng yêu...
  • Mockba thành phố tôi yêu

    09/11/2017Nguyễn Phương MinhMockba mùa đông năm nay đến sớm. Mới trung tuần tháng 10 mà tuyết đã rơi khá dày. Người dân Mockba vẫn còn ngẩn ngơ nuối tiếc mùa thu vàng rất đẹp vừa mới kết thúc có vài ngày trước đó. Còn tôi, tôi xin cảm ơn mùa đông ở đây đến sớm, để cho tôi, một người đã được sống và học tập ở Mockba, 20 năm sau mới có dịp trở lại, và thật may mắn lại lại được ngắm nhìn những bông tuyết bay như hoa trắng dày đặc cả trời...
  • Vương miện mùa thu

    06/12/2010Thực ra mà nói, trong con mắt của tôi, mùa thu nước Nga không chỉ nhuộm vàng lá, mà bao phủ xung quanh còn biết bao nhiêu gam chuyển đều hệt như bảng tổng phổ của các họa sĩ theo trường phái cổ điển.
  • Từ Mátxcơva, với nhiều ngạc nhiên

    07/11/2010Nguyễn Minh Đức (Mátxcơva - Hà Nội)Những ai lâu ngày mới trở lại Mátxcơva sẽ không khởi bị ngỡ ngàng thậm chí bị sốc trước những đổi thay nhanh chóng của một thành phố từng thiếu thốn đôi chút nhưng nổi tiếng là thanh bình...
  • Moscow nước mắt đầu thế kỷ

    07/11/2010Ngọc Phương“Bạn không thể hiểu nổi người Nga nếu chỉ hiểu Moscow. Nhưng nếu bạn không hiểu Moscow thì bạn không thể biết được tương lai”. Đó là lời một chính trị gia có tiếng của nước Nga. Và nó cũng không khác mấy với cảm nhận của bạn tôi, Masha Lipman, một nhà báo: nhiều lúc tôi nhận thấy Moscow là đất nước hoàn toàn độc lập”...
  • Khe khẽ đông về

    10/10/2009Chu LaiHà Nội vẫn là nơi tôi sinh ra và sẽ là nơi tôi nằm xuống. Hà Nội xôn xao bốn mùa. lạnh thì lạnh ghê gớm nhưng đã nóng thì nóng không chịu nổi. Phải chăng chính vì thế mà cái man mác gió mùa thu, cái se lạnh nồng nàn của mùa xuân mới quý giá nhường bao...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Cảm xúc trước một bài thơ hay

    25/05/2006Trương Văn HàTôi thuộc lớp người thuộc chưa nhiều thơ tình, nhưng với thi phẩm "Dòng sông một bờ” thì tôi đã đọc thuộc, thuộc từ lâu lắm rồi, từ cái thuở tôi biết yêu thơ và biết yêu em...
  • Một thủa trời Nga

    24/04/2006Hồng Thanh QuangTối hôm trước, trời chỉ lạnh thôi, dẫu mây như những tảng chì ào xuống thấp hơn trên những ngọn cây nhưng chẳng có gì khác lạ. Vậy mà sáng hôm sau tỉnh giấc, tất cả đất trời đã tràn ngập màu trắng của tuyết: tuyết chồng lên nhau trên mặt đất, tuyết phất phơ từng bông rơi rơi trong không gian...
  • Elite trong giới nhạc trẻ Việt Nam

    04/03/2006Dương ThụCó một số người trẻ tuổi hoạt động trong một vài lĩnh vực của đời sống, ở độ tuổi trên dưới 30, đang được coi là “elite” mới, hay nói nôm na là những tinh hoa của xã hội Việt Nam đương đại. Trong giới nhạc trẻ liệu có được những người như vậy?
  • Mùa xuân và văn chương trẻ

    28/01/2006Nguyễn HòaXuân Bính Tuất đã về. Và như là thói quen nghề nghiệp, tôi nghĩ tới những người viết văn trẻ - những người tôi vẫn thường đọc, thường chuyện trò, đôi khi còn hào hứng tranh luận giữa "bãi bia" hay quán cà-phê...
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • Nguyễn Thế Hoàng Linh và "cuộc trả lời phỏng vấn cuối cùng (?)"

    01/07/2005Gần đây, dư luận xôn xao về cuốn tiểu thuyết Chuyện của thiên tài (*) của một tác giả mới toe - Nguyễn Thế Hoàng Linh. Cái sự xôn xao ấy bắt nguồn từ chuyện hai nhà văn đương đại có tiếng - Hồ Anh Thái và Lê Minh Khuê, đã vô cùng hứng thú và tự nguyện làm “bà đỡ” cho tác phẩm được “mẹ tròn con vuông”.
  • ...Lịch sử phần mềm FPT

    02/12/2003Vào tháng 4 năm 1997, tôi tham gia mạng TTVN của công ty FPT lập lúc bấy giờ. Và rất ngạc nhiên là các VIP của FPT lúc đó cũng tham gia mạng TTVN rất ác liệt. Và trong số đó, anh Nguyễn Thành Nam, hiện đang là Phó Tổng Giám đốc FPT có tham gia và viết rất ác liệt, viết nhiều bài và ở nhiều nơi. Trong đó có mội bài viết, có thể là một ký sự của anh về quá trình làm phần mềm ở FPT...
  • xem toàn bộ