Những âm mưu từ đảo Jekyll

08:38 CH @ Thứ Bảy - 18 Tháng Tư, 2009

>> Xem sách khác: Chiến tranh tiền tệ

Những âm mưu từ đảo Jekyll
Tác giả: G. Edward Griffin
Số trang: 772
NXB: Tổng hợp tp. HCM
Bản quyền bản tiếng Việt: Công ty CP Tinh Văn

  • Tiền từ đâu mà có?
  • Nó được lưu hành như thế nào?
  • Ai là người đầu tiên tạo ra nó?

Bạn sẽ tìm ra những bí mật về ma lực của đồng tiền trong cuốn sách này. Một chủ đề tẻ nhạt chăng? Hãy thử chờ nhé. Bạn sẽ bị lôi cuốn chỉ trong vòng 5 phút. Cuốn sách tựa như một câu chuyện trinh thám, nhưng tất cả những gì được viết trong đó đều là sự thật. Cuốn sách phơi bày những mưu đồ bất lương trong lịch sử tiền tệ và tài chính thế giới: nguyên nhân của chiến tranh, nạn lạm phát và những vòng tròn thịnh - suy... Chắc chắn, khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của mình về thế giới này.

Lời dẫn

Trong bộ phim Kẻ hủy diệt (The Terminator) của đạo diễn James Cameron, hệ thống siêu máy tính Skynet do con người tạo ra đã được sử dụng để thống trị thế giới. Câu chuyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng được xây dựng như một lời cảnh báo nhân loại ở thì tương lai. Thế nhưng, trên thực tế, một tổ chức có sức mạnh tương tự đã được hình thành cách đây gần 100 năm, bắt đầu tại đảo Jekyll vào tháng 11/1910 với tên gọi Cục Dự trữ Liên bang – FED. Ở đây, thay cho thế giới ảo của phần mềm là nguồn lực ảo của đồng tiền, thay cho hệ thống mạng Internet là hệ thống tài chính toàn cầu. Thế nhưng, sức tàn phá cũng khủng khiếp như nhau mà tác hại mới nhất là sự suy thoái toàn cầu khiến hàng triệu người lâm vào cảnh mất tài sản và thất nghiệp.

Với học thuyết âm mưu nhằm hình thành một trật tự thế giới mới, cùng với thế lực tài chính ngầm đứng sau, FED đã không tạo ra được nhiều vụ mùa bội thu hơn như mong muốn và đã đẩy nền kinh tế thế giới chìm sâu vào cơn bão táp tài chính diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nhưng chúng ta vẫn hy vọng rằng, sự việc sẽ diễn ra tích cực hơn nếu FED chung tay với Chính phủ các nước để cùng phục hồi lại nền kinh tế thế giới.

Do đó, trong bối cảnh hiện nay, sự xuất hiện của cuốn sách này thật có ý nghĩa cho nhiều người trong chúng ta. Nó như một bản cáo trạng về bộ mặt thật của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như thực tiễn của nền tài chính toàn cầu, cung cấp những kiến thức bổ ích cho người đọc dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó cũng chính là mục đích của tác giả G. E. Griffin, người đã mất bảy năm làm việc nghiêm túc nhằm tìm tòi và nghiên cứu mọi tư liệu cũng như thực hiện những cuộc trao đổi trực tiếp với các nhân chứng sống của bản cáo trạng đó để xác minh tính chân thực của sự việc. Chính vì vậy, cuốn sách này không đơn thuần là một ấn phẩm mà đã trở thành một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều tư liệu khoa học, trong khi nội dung của nó đã vượt quá ý tưởng ban đầu, trở thành một câu chuyện được kể lại với những tình tiết gay cấn như một tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, lôi cuốn độc giả ngay từ trang sách đầu tiên cho tới những dòng cuối cùng.

Trong cuốn sách này, tác giả công bố nhiều tài liệu mới với các nhận định, quan điểm cá nhân đan xen. Đơn vị thực hiện cuốn sách này - Công ty Cổ phần Tinh Văn và NXB Tổng Hợp TP.HCM - đều mong muốn rằng, khi ra mắt bạn đọc, cuốn sách sẽ được độc giả đánh giá một cách khách quan và dù sao thì “Những âm mưu từ đảo Jekyll” vẫn được coi là tác phẩm hấp dẫn và hữu ích đối với mọi người, từ các chuyên gia tài chính cho tới những người dân bình thường. Thế nên, khi gấp lại những trang cuối cùng của cuốn sách, bạn sẽ tự cảm nhận và trải nghiệm được nhiều vấn đề gai góc nhưng thú vị trong một thế giới phát triển nhanh đến chóng mặt và đầy biến động – kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế Ứng dụng TP. Hồ Chí Minh


Những lời nhận xét đặc biệt về sách

“Một phân tích thật tuyệt vời. Hãy chuẩn bị cho một cuộc hành trình qua thời gian và ký ức.” - Ron Paul, thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, ứng cử viên tổng thống năm 2008

“Là giám đốc của một ngân hàng và là chủ tịch của một công ty tư vấn ngân hàng, tôi nghĩ rằng mình đã có một cái nhìn thấu đáo về Cục Dự trữ Liên bang, nhưng cuốn sách này đã hoàn toàn làm thay đổi quan điểm của tôi về hệ thống tiền tệ của chúng ta.” - Marilyn MacGruder Barnwall, Grand Junction, Colorado

“Một cuộc phiêu lưu thú vị vào thế giới bí ẩn của cỗ máy ngân hàng quốc tế.” - Mart Thornton, giáo sư kinh tế học, Trường Đại học Auburn

“Tôi đã đọc cuốn sách này bốn lần rồi! Mỗi lần đọc lại càng thấy thấm thía về thế giới bên trong của sự thật.” - David J. Nitsche, cựu nhân viên ngân hàng, Bridgeton, New Jersey


Mục lục

Lời nói đầu
Lời giới thiệu

Phần 1: Đây là âm mưu gì?
Chương 1. Hành trình tới đảo Jekyll
Chương 2. Tên của trò chơi là sự cứu trợ kinh tế
Chương 3. Những người
bảo vệ dân chúng
Chương 4. Nhà ở, khoản vay ngọt ngào
Chương 5. Gần hơn với mong ước
Chương 6. Xây dựng trật tự thế giới mới

Phần 2. Khóa học cấp tốc về tiền
Chương 7. Thứ kim loại dã man
Chương 8. Vàng của kẻ khờ
Chương 9. Khoa học bí mật
Chương 10. Cơ chế Mandrake

Phần 3. Thuật giả kim mới
Chương 11. Kế hoạch của Rothschild
Chương 12. Đánh chìm tàu Lusitania!
Chương 13. Vũ hội hóa trang ở Matxcơva
Chương 14. Những con cáo già phía sau mặt nạ

Phần 4. Câu chuyện về ba ngân hàng
Chương 15. Bản đồ châu báu đã bị mất
Chương 16. Hành trình tới đảo Jekyll
Chương 17. Hang của loài rắn độc châu Phi Vipe
Chương 18. Bổng lộc và cuộc nội chiến
Chương 19. Đồng tiền xanh Lincon và các tội ác khác

Phần 5. Mùa thu hoạch
Chương 20. Cầu nối Luân Đôn
Chương 21. Cạnh tranh là tội ác
Chương 22. Âm mưu nuốt chửng Quốc hội
Chương 23. Bữa tối với món vịt tuyệt hảo

Phần 6. Chuyến du hành xuyên thời gian vào tương lai
Chương 24. Cơ chế ngày tận thế
Chương 25. Viễn cảnh ảm đạm
Chương 26. Viễn cảnh thực tế

Lời nói đầu

Liệu thế giới có thực sự cần một cuốn sách nữa nói về Cục Dự trữ Liên bang hay không?

Đây chính là câu hỏi mà tôi từng trăn trở trong nhiều năm. Tủ sách của riêng tôi chính là bằng chứng câm lặng về thực tế rằng không thiếu những nhà văn sẵn sàng vạch trần tội ác của thế lực đen tối này. Nhưng, theo xu thế chung, đại đa số tác phẩm của họ đều bị phớt lờ, còn thế lực ghê gớm đó vẫn nằm yên trong hang ổ của mình. Điều này dường như trở thành một lý do nho nhỏ để tôi cho rằng mình có thể bắt đầu từ nơi mà quá nhiều người đã từng thất bại.

Song, ý tưởng đã trở nên rõ ràng vì trong suy nghĩ của mình, tôi khẳng định rằng Cục Dự trữ Liên bang chính là một trong những âm mưu nguy hiểm nhất nghiễm nhiên tồn tại trên mặt đất này. Hơn nữa, khi việc tìm kiếm sự thật tạo cho tôi cơ hội tiếp xúc với ngày càng nhiều dữ liệu không thể chối cãi được thì tôi dần nhận ra rằng mình đang nghiên cứu tỉ mỉ một trong những “câu chuyện trinh thám” hấp dẫn nhất lịch sử. Và tôi đã khám phá ra ai là kẻ đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Phải có ai đó kể rõ chuyện này cho công chúng biết. Tuy nhiên, vấn đề chính là công chúng không muốn nghe điều đó. Vì xét cho cùng, đây chỉ là thông tin xấu mà chúng ta thực sự có đủ những điều như thế rồi.

Ngoài ra, chính sự lạ thường của câu chuyện cũng là trở ngại nữa trong việc chuyển tải nội dung tới công chúng, bởi nó không thể tin được. Tính hiện thực của câu chuyện hoàn toàn vượt quá cả sự đáng tin trong một câu chuyện hoang đường nhất mà hầu hết mọi người có thể chấp nhận được. Thế nên, bất kỳ ai truyền tải thông điệp này ngay lập tức đều bị nghi ngờ mắc bệnh hoang tưởng. Ai mà chịu nghe một người điên kể chuyện?

Trở ngại cuối cùng chính là đề tài của câu chuyện. Nó có thể trở nên khá phức tạp. Hay ít nhất đó cũng là ấn tượng ban đầu đối với độc giả. Những luận thuyết về chủ đề này thường được viết như những cuốn giáo trình giảng dạy về tài chính và ngân hàng. Vì thế, người ta dễ dàng bị gài bẫy trong một mớ bòng bong khó hiểu về thuật ngữ và các khái niệm trừu tượng. Chỉ có những chuyên gia tiền tệ là hăm hở làm chủ ngôn ngữ mới này và thậm chí thường thể hiện bản thân khi bất đồng nghiêm trọng. Ví dụ như trong một bức thư mới đây được một nhóm các chuyên gia tiền tệ truyền nhau xem, cả một thời gian dài từng dẫn tới một cuộc đấu khẩu liên tục về các ý tưởng liên quan tới cải cách tiền tệ, tác giả bức thư đã viết: “Thật thất vọng rằng chúng ta không thể tìm thấy được sự nhất trí nhiều hơn giữa chính bản thân chúng ta về vấn đề sống còn này. Chúng ta dường như khác biệt quá nhiều về mặt định nghĩa cũng như về sự hiểu biết chính xác, trung thực, rõ ràng, không thành kiến đối với cách thức mà hệ thống tiền tệ của chúng ta thực hiện chức năng của mình.”

Vậy thì tại sao giờ đây tôi lại phải đang gánh lấy trách nhiệm đi tìm hiểu sự thật này? Đó là vì tôi tin rằng có một sự thay đổi rõ ràng theo xu thế về quan điểm của công chúng. Ngay khi cơn bão kinh tế chuẩn bị đổ xuống thì ngày càng có nhiều người quan tâm tới bản tin thời tiết hơn – cho dù có là tin xấu. Hơn nữa, chứng cứ về sự thật của câu chuyện này giờ đây quá thuyết phục tới mức tôi tin rằng bạn đọc sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận nó, mọi câu hỏi về sự sáng suốt đều được xếp sang một bên. Nó cũng giống như việc nếu một thằng khờ trong làng bỗng một hôm hô hoán rằng quả chuông vừa rơi khỏi gác chuông và mọi người chẳng còn cách nào khác là chạy theo hắn ta để kéo quả chuông lên.

Cuối cùng, tôi cũng vừa phát hiện ra rằng, chủ đề này không phức tạp như những gì lúc đầu dự tính, và tôi kiên quyết tránh khỏi cạm bẫy của việc sa vào con đường phức tạp thông thường. Vả lại, cái chính đây là câu chuyện về một tội ác chứ không phải là một khóa đào tạo về tội phạm học.

Lúc đầu, tôi dự định hoàn thành cuốn sách này trong một năm và số trang chỉ bằng một nửa so với bây giờ, nhưng ngay khi bắt tay vào việc, cuốn sách thực sự đã có lực sống của riêng mình khiến tôi chỉ biết làm hết mình vì điều đó. Vì vậy, không còn đơn thuần ngồi yên một chỗ mà giống như vị thần đã thoát ra khỏi chiếc chai bị phù phép, tôi đã phải cáng đáng một khối lượng công việc bỗng chốc trở nên khổng lồ. Còn khi được thực hiện và có thể đánh giá theo bản thảo hoàn chỉnh, tôi đã thực sự sửng sốt nhận ra rằng tới bốn cuốn sách vừa được viết chứ không phải một.

Cuốn đầu tiên chính là một khóa học cấp tốc về tiền tệ, những kiến thức cơ bản về ngành ngân hàng và tiền tệ mà nếu thiếu những thứ đó, người ta sẽ không thể nào hiểu được sự lừa gạt giờ đây được coi như thực tế có thể chấp nhận được trong hệ thống ngành ngân hàng.

Cuốn thứ hai là cuốn nói về cách mà các ngân hàng trung ương thế giới, trong đó Cục Dự trữ Liên bang chính là một thành viên đắc lực, trở thành tác nhân gây ra chiến tranh. Đó chính là thứ mồi lửa thực sự cho chiến tranh, bởi nó cho thấy rằng chúng ta đang giải quyết vấn đề không phải chỉ bằng tiền bạc mà còn bằng máu, nỗi đau nhân loại và cả bản thân sự tự do.

Cuốn thứ ba kể về lịch sử của ngân hàng trung ương Mỹ. Đó là điều quan trọng đối với sự công nhận rằng khái niệm đằng sau Dự trữ Liên bang đã được thử nghiệm tới ba lần trước khi xuất hiện ở Mỹ. Chúng ta cần biết điều đó và đặc biệt cần phải biết tại sao những thể chế đó cuối cùng đã bị rũ bỏ.

Cuối cùng là một bản phân tích về bản thân Cục Dự trữ Liên bang cũng như bản thành tích tăm tối của nó kể từ năm 1913. Đây hầu như là phần kém quan trọng nhất trong tất cả nhưng lại chính là lý do khiến chúng ta cầm trên tay cuốn sách này. Được coi là kém quan trọng nhất, nhưng không phải là thiếu ý nghĩa, do phần này từng được viết nhiều bởi các nhà văn có hiểu biết và kỹ năng giỏi hơn tôi. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, những cuốn sách này nói chung vẫn không được đọc ngoại trừ các nhà lịch sử chuyên môn và Âm mưu thì vẫn tiếp tục tồn tại trên những nạn nhân bất hạnh của mình.

Có thể thấy rõ bảy vấn đề lớn được đan xen với nhau trong suốt cấu trúc của cuốn sách này cũng như những nguyên nhân mà chúng đưa ra về sự bãi bỏ Cục Dự trữ Liên bang. Khi được giải thích theo hình thức mạch lạc nhất mà không cần sự thêm thắt hoặc lý giải nào, những vấn đề này có vẻ nực cười đối với cả người quan sát ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đó lại chính là mục đích của cuốn sách này bởi nó muốn cho thấy rằng những tuyên bố như vậy hoàn toàn chứng minh được hết sức dễ dàng.

Với những lý do sau, Cục Dự trữ Liên bang nên được bãi bỏ vì nó:

  • Không đủ khả năng hoàn thành được những mục tiêu tự đề ra. (Chương 1)
  • Là tổ chức lũng đoạn hoạt động chống lại lợi ích của dân chúng. (Chương 3)
  • Là công cụ cho vay lãi nặng quan trọng nhất (Chương 10)
  • Tạo ra khoản thuế không công bằng nhất của chúng ta (Chương 10)
  • Cổ vũ chiến tranh (Chương 14)
  • Làm mất ổn định nền kinh tế (Chương 23)
  • Là công cụ của chế độ chuyên quyền (Chương 5 và 26)

Đây chính là câu chuyện về nguồn tiền tệ không có giới hạn và thế lực ngầm toàn cầu. Vì thế, thông tin tốt là nó trở nên lôi cuốn như bất cứ tác phẩm hư cấu nào khác và tôi tin điều đó sẽ mang lại cả niềm vui thích lẫn sự kích thích đối với quá trình tiếp thu kiến thức. Song, thông tin xấu chính là mọi chi tiết được đưa ra trong cuốn sách này đều là sự thật.

G. Edward Griffin là một nhà văn và là một nhà sản xuất phim tài liệu tên tuổi với nhiều tác phẩm thành công. Có tên trong Who's Who in America, ông còn được biết đến bởi tài năng trong lĩnh vực nghiên cứu các đề tài khó, đa dạng như khảo cổ học và lịch sử trái đất cổ xưa, khủng bố, hoạt động ngân hàng quốc tế, đảo chính, lịch sử về thuế, chính sách ngoại giao Mỹ, khoa học và những âm mưu về liệu pháp ung thư, Tòa án Tối cao và cả Liên Hợp Quốc và trình bày chúng với văn phong dễ hiểu. Ông là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng.

G. Edward Griffin từng tốt nghiệp trường Đại học Michigan, nơi ông nổi tiếng về các bài diễn văn. Để chuẩn bị cho việc viết cuốn sách này, ông đã theo học tại Trường Đại học Hoạch định Tài chính ở Denver. Mục đích của ông không phải để trở thành một chuyên gia hoạch định tài chính mà cốt để hiểu rõ hơn về thế giới thực của những khoản đầu tư và các thị trường tiền tệ. Ông đã giành được tước hiệu CFP (Certified Financial Panner) năm 1989.

G. Edward Griffin được trao Giải thưởng Telly danh giá về sự xuất sắc trong sản xuất truyền hình, giải Biên tập viên cống hiến cho tạp chí The New American, người tạo ra The Reality Zone Audio Archives và là Chủ tịch của American Media - một công ty xuất bản và sản xuất video ở Nam Califonia.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mô thức mới cho thị trường tài chính

    11/11/2008Tác giả George Soros đã dùng kinh nghiệm và lý luận của mình để phân tích một cách sâu sắc và thẳng thừng về cuộc khủng hoảng hiện tại. Đồng thời dự đoán cả nền tài chính trong tương lai. Thông qua cuốn sách này, George giúp các nhà kinh tế, nhà quản lý, lãnh đạo... hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tín dụng và ảnh hưởng của nó đến kinh tế toàn cầu. Sách do NXB Tri Thức ấn hành...
  • Sự sụp đổ của Northern Rock

    26/09/2008Những ngày gần đây sự kiện hàng loạt ngân hàng hàng đầu Mỹ và Anh quốc liên tục tuyên bố phá sản và trên bờ vực lao đao đang là một cú shock lớn trong giới tài chính quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuốn sách Northern Rock là một nghiên cứu tổng quan về Ngân hàng lớn nhất Anh quốc năm 2007 này...
  • Wikinomics: Sự cộng tác đại chúng đã làm thay đổi thế giới như thế nào?

    27/08/2008Anthony D. Williams. Don TapscottViệc sáng tạo tri thức nảy sinh trong những mạng xã hội nơi mọi người học và dạy lẫn nhau. Wikinomics cho thấy hiện tượng này đi về đâu khi có thêm động lực thu hút các ý tưởng và năng lực của khách hàng, nhà cung cấp, và nhà sản xuất vào việc cộng tác đại chúng. Một cuốn sách bắt buộc phải đọc cho những ai muốn có một bản đồ của thế giới tương lai...
  • Kinh tế học siêu vĩ mô: Cơ sở khoa học của sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/08/2008Vấn đề tiền ở đâu ra là vấn đề làm đau đầu toàn xã hội từ tầm vĩ mô cho tới vi mô, từ các nhà hoạch định chính sách cho tới chủ doanh nghiệp nhỏ và người dân bình thường. Những khó khăn về tiền gặp phải bế tắc không giải quyết nổi nếu chỉ xem xét và nhìn nhận chúng ở tầm vĩ mô và vi mô. Vấn đề này phải được xem xét và giải quyết ở tầm mức mới, tầm mức siêu vĩ mô...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Chiến tranh tiền tệ

    27/06/2008Minh Bùi (sưu tầm)Chủ đề cuốn sách là nói về sự ra đời của tư bản tài chính thế giới và quá trình bành trướng ra toàn cầu, thao túng và ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. "Chiến tranh tiền tệ" là khái niệm chỉ cách thức bí ẩn và tinh vi mà giới tư bản tài chính ngân hàng đó dùng các công cụ tiền tệ lũng loạn các nền kinh tế nhằm mục đích kiếm những món lời khổng lồ. Chiến tranh tiền tệ là cội nguồn của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại...
  • Nguyên lý Kim Tự Tháp Minto

    23/06/2008Minh BùiCuốn sách cung cấp những kiến thức bổ ích giúp chúng ta nắm vững các kỹ năng viết, đọc, tư duy, thuyết trình hay giải quyết vấn đề. Cuốn sách này được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều trường đại học và trung học tại Mỹ và cũng được các hãng tư vấn lớn trên thế giới sử dụng như một cuốn giáo trình thiết thực...
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • xem toàn bộ