Chiến tranh tiền tệ
Tên sách: Chiến tranh tiền tệ
Tác giả: Song Hongbing
Dịch giả: Hồ Ngọc Minh
Năm xuất bản: 6/2008
Nhà xuất bản: NXB Trẻ, Công ty cổ phần Tinh Văn
Số trang: 496
Kích thước: 16x24 cm
“Chiến tranh tiền tệ” là một cuốn sách của một chuyên gia nghiên cứu kinh tế người Hoa tại Mỹ. Chủ đề cuốn sách là nói về sự ra đời của tư bản tài chính thế giới và quá trình bành trướng ra toàn cầu, thao túng và ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. "Chiến tranh tiền tệ" là khái niệm chỉ cách thức bí ẩn và tinh vi mà giới tư bản tài chính ngân hàng đó dùng các công cụ tiền tệ lũng loạn các nền kinh tế nhằm mục đích kiếm những món lời khổng lồ. Chiến tranh tiền tệ là cội nguồn của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại. Triết lý của cuộc chiến này là: "Khi nắm được quyền phát hành tiền tệ, sẽ không cần biết nhà cầm quyền là ai". Tiền tệ là thước đo sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia, nó là công cụ mạnh nhất để điều khiển và kích thích nền kinh tế. Những ai nắm được quyền phát hành tiền tệ sẽ tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, giới tư bản tài chính đó luôn giành giật và nắm giữ quyền phát hành những đồng tiền chủ chốt của nhân loại.
Dưới hình thức kể chuyện lôi cuốn, tác giả đã đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính - đứng đầu là gia tộc Rothschild - với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm.
Trong vòng hơn 300 năm từ khi ngân hàng Anh được thành lập năm 1694 cho đến nay, hầu như mỗi biến cố lớn trên thế giới đều có bóng dáng của thế lực tư bản tài chính quốc tế. Chính họ nắm lấy mạch máu kinh tế của một quốc gia rồi dựa vào đó chi phối vận mệnh chính trị của nước ấy. Họ gây ra những biến cố chính trị, làm bùng nổ khủng hoảng kinh tế, khống chế được sự lưu thông và phân phối của cải trên thế giới. Sự thực hiện tồn tại những câu hỏi lớn khiến nhiều người suy nghĩ:
- Vì sao USD được chọn là tiền tệ dự trữ của thế giới? Nó được đảm bảo bằng gì? Vì sao nó lại liên tục mất giá?
- Tại sao Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve-Fed) là một ngân hàng của tư nhân và do một số tài phiệt sở hữu?
- Vì sao thỉnh thoảng nhân loại lại có những cuộc chiến tranh lớn? Bản chất của các nhà nước tư bản có phải là công cụ kiếm tiền cho các thế lực tư bản tài chính?
- Tại sao Wall Streer lại mạo hiểm chọn Hitler làm đối tượng rót vốn đầu tư?
- Vì sao rất nhiều đời tổng thống Mỹ bị những kẻ “tâm thần” ám sát?
- Vì sao kinh tế Nhật Bản một thời tăng trưởng lại liên tục ì ạch cả chục năm qua?
- Lạm phát là gì? Ai được lợi từ lạm phát? Có phải lạm phát cao là cách thức các thế lực cướp đi tài sản lao động của các dân tộc?
- Nguyên nhân sự sụp đổ kinh tế Đông Âu và nước Nga cũng như suy thoái kinh tế kéo dài của Nhật Bản?
- Vì sao xuất hiện cơn bão tài chính tiền tệ Đông Nam Á, Hàn Quốc năm 1997? Các nhà tư bản đã kéo tới “vặt lông” chú hổ Thái Lan như thế nào?
- Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? Vì sao các chuyên gia lại coi nó là công cụ bóc lột tài nguyên của các nước nghèo?
- Chính sách tiền tệ của Trung Quốc có ngăn được sự can thiệp và thao túng của giới tài phiệt thế giới không?
- Bong bóng kinh tế nhà đất và tín dụng thứ cấp của kinh tế Mỹ là gì? Vì sao thị trường tiền tệ thế giới lại sắp có chao đảo? Các nhà tài phiệt sẽ kiếm lời ra sao?
v.v...
Cuốn sách này sẽ giải thích các vấn đề đó, vạch rõ cuộc đấu đá trên mặt trận tiền tệ, tài chính đã tác động như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử phương Tây và sự phân phối của cải quốc gia, tái hiện lại các thủ đoạn chiến tranh tiền tệ của các nhà tư bản tài chính. Nó cảnh báo mọi người chú ý đến nguy cơ tiềm ẩn của cuộc chiến tranh tiền tệ, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh "không đổ máu" này. Quả thực, cuốn sách cung cấp những hiểu biết rộng lớn phức tạp của kinh tế thế giới và cảnh báo những nguy hiểm tiềm tàng trong hội nhập kinh tế thế giới của Việt nam. hàng trăm năm tham gia các cuộc chiến tài chính thế giới và tích lũy những tiềm lực chiến đấu và quật ngã bất kỳ nền kinh tế nào không đem lại lợi ích cho chúng. Xác định tâm lý "chiến tranh" sẽ giúp ta có những chính sách hợp lý trong việc duy trì nền tài chính lành mạnh, xây dựng một nền sản xuất dựa vào sức bật nội tại, tránh vay mượn giá trị tương lai để làm thành tích cho ngày hôm nay. Chỉ như vậy mới tránh được lợi ích quốc gia, thành quả lao động của nhân dân có thể bị cướp đoạt tinh vi bởi tài phiệt quốc tế và tương lai giàu mạnh thiếu bền vững.
Phần phụ lục cuốn sách giới thiệu nhiều kinh nghiệm của một số nước trong cuộc chiến chống giới tài phiệt quốc tế đồng thời tái hiện lại diễn biến một số sự kiện nóng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại phản ánh mưu mô, thủ đoạn can thiệp chi phối bằng tiền bạc của giới tài phiệt quốc tế.
- Cuốn sách kinh tế bán chạy nhất Trung Quốc (Việt Phương, Theo Spiegel)
- Giới thiệu về cuốn sách tại sachhay.com (Lê Minh Toàn, Sachhay.com)
- Chiến tranh tiền tệ - cuộc “lật đổ” (Trung Nguyễn, Báo Tuổi Trẻ)
Cuốn sách kinh tế bán chạy nhất Trung Quốc
Cuốn “Cuộc chiến tranh tiền tệ”, viết về dòng họ tài phiệt Rothschild, đang là sách bán chạy nhất tại Trung Quốc. Theo đó, những sự kiện lớn trong lịch sử, như trận đại bại của Napoleon ở Waterloo hay cuộc khủng hoảng tài chính châu Á..., đều có liên quan đến đế chế ngân hàng Rothschild.
Trong cuốn sách này, tác giả Song Hongbing liệt kê một loạt sự kiện lớn xảy ra trong khoảng 200 năm nay, như vụ Napoleon thất bại ở Waterloo, cái chết của 6 tổng thống Mỹ, sự thăng tiến của Hitler, sự sụp đổ của nền kinh tế Nhật bản, cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á hay tình trạng môi trường đang bị tàn phá như hiện nay, mà theo ông đều liên quan đến dòng họ Rothschild.
Tờ Financial Times cũng đồng quan điểm với tác giả Song, vì chính Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng đang nằm trong tay một số ngân hàng tư nhân, trong đó có Citibank, còn các ngân hàng tư nhân này do gia đình Do Thái Rothschild kiểm soát.
Trong suốt 200 năm qua, Rothschild là một trong những dòng họ tài phiệt có thế lực nhất thế giới.
Cuốn “Cuộc chiến tranh tiền tệ” được đặc biệt chú ý vì xuất bản đúng vào thời điểm tại Trung Quốc đang diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề mở cửa thị trường tài chính trong nước. Theo Financial Times, cuốn sách đã gây ra một bất ngờ lớn và được giới lãnh đạo chính trị và kinh tế Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Nhà xuất bản cho biết khoảng 200.000 cuốn sách đã bán hết, và khoảng 400.000 bản nữa thuộc diện in lậu cũng đã được lưu hành bất hợp pháp trên thị trường.
Tác giả cuốn sách, ông Song cho rằng đồng bào mình bị lúng túng trước sự vận động trên các thị trường tài chính quốc tế và nhiều người không biết phải chống chọi với những mối hiểm nguy thực sự này như thế nào. Do đó, cuốn sách sẽ cung cấp cho họ những thông tin cơ bản.
Ông viết: "Bản thân tôi cũng thực sự giật mình khi phát hiện ra rằng ngay cả Fed cũng bị ngân hàng tư nhân dẫn dắt", mặc dù 7 thành viên Hội đồng quản trị của Fed là do chính phủ chọn lựa.
Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định rằng cuốn sách này hoàn toàn không bài xích người Do Thái. “Người Trung Quốc coi người Do Thái là những người giàu có và khôn ngoan, vì thế chúng tôi muốn học hỏi,” ông nói.
Ông Jon Benjamin, chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội Do Thái ở Anh thừa nhận: “Người Trung Quốc khâm phục sự thông minh và nhạy bén trong kinh doanh của người Do Thái, họ không có tư tưởng bài trừ Do Thái. Cuốn sách cũng phản ánh những định kiến khi nhận định về người Do Thái và về ảnh hưởng to lớn của người Do Thái”.
(Việt Phương, Theo Spiegel)
Giới thiệu sách Chiến Tranh Tiền tệ
Có lẽ không ít người trong số chúng ta đã từng một lần đặt ra những câu hỏi đại loại như: tại sao số tiền mà chúng ta vất vả mới kiếm được và dành dụm lại liên tục bị mất giá, hay tại sao lại sinh ra những đợt khủng hoảng kinh tế khủng khiếp làm hàng triệu người mất việc làm và hàng triệu người khác đang từ giàu có trở thành tay trắng? Nếu tất cả mọi người đều mất đi những thứ mà họ khó khăn lắm mới có được thì tiền sẽ trở về tay ai. Nó không phải là một giá trị tinh thần vô hình mà có thể tự dưng biến mất đi được. Tất cả những câu trả lời cho các câu hỏi đại loại như vậy sẽ phần nào được phác hoạ trong cuốn sách "Chiến tranh tiền tệ".
Ai là người đã khống chế giá vàng trong suốt 200 năm, đâu là nguyên nhân đích thực của các cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, hay bàn tay nào đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất 1929 – 1933? Các ông trùm tư bản tài chính sẽ phải trả lời và chịu trách nhiệm chính cho hàng loạt những nỗi đau mà con người phải gánh chịu kể từ giữa thế kỷ XVIII cho đến nay.
Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) là do những ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới sở hữu, chính phủ Hoa Kỳ chỉ giữ một vai trò rất hạn chế. Và điều đặc biệt hơn là quyền phát hành đồng dollar_ đồng tiền mang tính thanh toán quốc tế lớn nhất lại do chính những ông chủ ngân hàng nắm giữ.
Điểm lý thú nhất mà cuốn "Chiến tranh tiền tệ" mang lại cho người đọc là sự lý giải các cách thức mà các nhà ngân hàng sử dụng để bóc lột những thành quả lao động lớn nhất mà nhân loại đã và sẽ tạo dựng được. Họ sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh với quy mô của sự giết chóc càng lớn càng tốt, hoặc tạo ra các cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ và rất nhiều, rất nhiều thủ đoạn thâm độc khác nữa, trong số đó các định chế tài chính tiếng tăm như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF),… cũng là những dấu hiệu biểu hiện bên ngoài. Tiềm lực kinh tế, ảnh hưởng chính trị cực lớn cộng với những thủ đoạn quá thâm hiểm đã tạo cho giới ngân hàng quốc tế sức mạnh vô địch. Dường như bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào họ cũng có thể thắt chặt cái vòng kim cô quái ác vào bất cứ ai, bất cứ tổ chức hay quốc gia nào mà họ muốn.
Vậy có cách thức nào để chống lại thế lực đó hay không?
Được viết bởi một học giả Trung Quốc, "Chiến tranh tiền tệ" cũng đã đưa ra một vài phương án để Trung Quốc thoát ra khỏi vòng kim cô ấy. Nhưng giá trị thực tế của những phương án đó cần phải có thời gian để có thể kiểm nghiệm và dù cho đó là hướng đi đúng thì nó cũng chỉ giúp cho một mình đất nước Trung Quốc mà thôi. Để có một hướng đi đúng đắn cho cả nhân loại có lẽ cần phải có thêm nhiều thời gian và tâm huyết nữa.
Chiến tranh tiền tệ - cuộc “lật đổ”
Xuất bản vào mùa hè vừa qua tại Bắc Kinh, cuốn sách nhỏ Chiến tranh tiền tệ (Currency Wars) của một nhà nghiên cứu kinh tế trẻ người Trung Quốc nhập cư sang Mỹ dưới cái tên Song Hongbing, khiến dư luận khắp thế giới sửng sốt.
Không chỉ thế, nó còn khiến cả Trung Quốc xôn xao và trở thành một “kỷ lục xuất bản trong năm” của Trung Quốc..., chỉ sau Harry Potter VII, tập cuối cùng trong bộ truyện được đọc nhiều nhất trên thế giới!
Cuốn sách đề cập “một cuộc chiến tranh thế giới đang manh nha với súng đạn là đồng tiền, một cuộc chiến tranh cũng ác liệt và mức sát thương cũng khủng khiếp mà lúc này còn chưa lộ mặt...”.
Theo tác giả, cuộc chiến tranh “trong vòng bí mật” này là một xung đột bắt nguồn từ một “âm mưu” toàn cầu... Ở Trung Quốc, xưa nay những thay đổi chính trị trong chốn cung đình thường là kết quả của những cuộc mưu phản do giới cận thần của hoàng đế tiến hành.
Vào thời điểm Trung Quốc đang khao khát học ngôn ngữ của người khác và mở rộng các trao đổi với nước ngoài, rồi đột nhiên có ai đó cảnh giác họ rằng việc mở cửa đang khiến họ rơi vào một nguy cơ khôn lường: “Chú ý! Kẻ thù đang rình rập ta đấy!”... thì lập tức điều ấy “chạm” đến nỗi lo sợ mà Trung Quốc đang cảm nhận sau thời kỳ cất cánh kinh tế gần như thẳng đứng của mình, buộc họ phải cân nhắc đến nguyên nhân của một sự sụp đổ rất đáng sợ không phải dựa trên những hậu quả nhìn thấy trước do sự tăng trưởng nóng gây ra, mà chính là dựa trên những lực lượng tài chính giấu mặt đang được điều khiển từ nước ngoài và được lén lút đưa vào Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tiền tệ.
Đúng vào lúc Trung Quốc đang nắm giữ một dự trữ ngoại tệ quan trọng nhất trên thế giới: hơn ngàn tỉ USD! Làm gì với khối lượng tiền khổng lồ này? Làm thế nào quản lý một cách thông minh nguồn tiền khổng lồ như thế? Nhiều nước tố giác Trung Quốc là kẻ gây rối loạn chính trong hệ thống tài chính quốc tế, một số nhà phân tích thậm chí còn lo ngại sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ rơi vào một thảm họa tài chính, kéo theo những nền kinh tế lớn của hành tinh.
Một tiếng kêu cảnh báo
Tình hình tài chính của Trung Quốc hiện đáng quan ngại. Nếu giá trị đồng nhân dân tệ càng tăng thì Trung Quốc càng thu hút lượng tiền mặt từ khắp thế giới chạy vào, thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ tăng vọt, và bằng cách này tạo ra một nền kinh tế bong bóng khổng lồ. Việc châu Âu và Mỹ đòi Trung Quốc định giá lại đồng nhân dân tệ sẽ càng làm tăng áp lực và sức thu hút của đồng tiền Trung Quốc.
Trường hợp của Nhật Bản (nơi mà một tình hình tương tự đã kéo dài suốt hơn mười năm) và Hong Kong (kéo dài 14 năm) đã cho thấy không chóng thì chầy, kinh tế bong bóng cũng bùng nổ. Khi toàn bộ tài sản chứng khoán và bất động sản được định giá quá cao vượt ngưỡng hợp lý do khối lượng tiền mặt quá lớn thì chỉ cần một đêm đã là quá đủ để các nhà đầu cơ nước ngoài rút hết vốn mà họ đã đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản, bỏ túi những khoản lợi nhuận khổng lồ và làm sụp đổ nền kinh tế quốc gia.
Trên lý thuyết, do còn chưa mở cửa thị trường tài chính cho nước ngoài, Trung Quốc có khả năng giảm trừ những cuộc tấn công đầy ác ý. Thế nhưng trên thực tế, lượng tiền mặt quốc tế đã và đang thâm nhập Trung Quốc. Hong Kong và Thâm Quyến đang là những cửa ngõ thâm nhập. Những điều kiện kinh tế - tài chính của Trung Quốc ngày càng giống với của Đông Nam Á và Hong Kong vào đêm trước của cuộc đại khủng hoảng năm 1997.
“Nếu không có các nhà đầu cơ nước ngoài có tâm địa xấu thì chính quyền Bắc Kinh hẳn sẽ đủ sức kiểm soát tình hình và giải quyết tốt hơn cuộc khủng hoảng bằng cách cho thị trường chứng khoán hạ cánh nhẹ nhàng vào lúc kinh tế bong bóng nổ ra”. Thế nhưng, điều ngược lại sẽ xảy ra bởi “cái bẫy” đã được gài sẵn đối với đồng tiền Trung Quốc.
Trung Quốc được bảo vệ bởi một lãnh thổ mênh mông, nên một cuộc chiến tranh qui ước sẽ không thể tiêu diệt nổi các sức mạnh kinh tế chủ yếu của nó. Thế nhưng, một cuộc chiến tranh tiền tệ không thể dự báo và chưa có tiền lệ, lại có thể đặt an ninh kinh tế của Trung Quốc vào tình thế hiểm nghèo và nhận chìm toàn bộ đất nước này vào hỗn loạn. Sự xuống giá liên tục của đồng đôla Mỹ cùng với việc giá dầu tăng liên tiếp đang là những dẫn chứng đáng lo ngại cho thấy một cuộc “động loạn” như thế đã... bắt đầu từ bây giờ!
Bàn tay “đạo diễn” sau sân khấu là của ai?
Tiền chỉ còn là tờ giấy lộn! Washington năm 1933 trong cuộc đại suy thoái |
Xâu chuỗi những sự kiện đã xảy ra từ sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụt giá của đồng rúp, cuộc khủng hoảng tài chính của các con rồng châu Á hay vụ phá sản tài chính ở Nhật Bản..., tác giả đặt câu hỏi: Những cuộc khủng hoảng đó là do tình cờ của lịch sử hay là do một bàn tay nào đang “đạo diễn” từ sau bức màn sân khấu? Và nếu có như vậy thì bàn tay ấy là của ai?
Trong những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lớn gần đây, từ Liên Xô trước đây đến châu Mỹ Latin, đặc biệt trong vụ sụp đổ chứng khoán của Nhật và của Đông Nam Á, đều luôn có bàn tay của giới chủ ngân hàng quốc tế. Nhật Bản đã rơi vào một cái bẫy do cùng những chủ ngân hàng đầu cơ quốc tế này giăng ra. Đất nước mặt trời mọc đã tích tụ được những tài sản khổng lồ sau ba thập niên lao động cật lực từ sau Thế chiến thứ 2.
Nhưng những nhà lãnh đạo Nhật Bản đã không sao né tránh nổi những hậu quả của cuộc chiến tranh tiền tệ “không tuyên bố” này. Các thế lực tài chính quốc tế lớn thoạt đầu đã làm bong bóng chứng khoán của Nhật phồng lớn bằng cách bơm vào đất nước này một khối lượng tiền mặt khổng lồ. Khi thị trường chứng khoán Tokyo bắt đầu đạt đến đỉnh điểm của nó, thì các ông chủ ngân hàng đã đột ngột rút ra bằng cách đẩy giá cổ phiếu lên cao nhưng lại cũng làm bùng nổ quả bóng giả tạo mà họ đã tạo nên. Do cú sốc này, ước tính nước Nhật đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề tương đương do chiến tranh thế giới gây ra.
Cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990 ở Đông Nam Á cũng thuộc loại tương tự. Diễn biến của hai cơn địa chấn này từng làm rung chuyển hệ thống tài chính quốc tế, dẫn đến kết luận: “Các ông chủ ngân hàng - tài chính quốc tế tạo thành một siêu nhóm lợi ích riêng biệt. Họ không thuộc về một quốc gia nào, một chính phủ nào. Ngược lại, họ tìm cách kiểm soát và lèo lái quốc gia và chính quyền.
Suốt một thời gian dài, họ đã lợi dụng sức mạnh của đồng đôla và sức mạnh của nước Mỹ. Nhưng khi thấy đã sẵn sàng, họ bèn nắm lấy chính đồng đôla với dã tâm tạo ra một cuộc khủng hoảng có qui mô tương đương với cuộc khủng hoảng năm 1929 hòng chiếm đoạt nhiều quyền lực hơn nữa trên thế giới...”.
Trong chiến lược này, “việc tấn công hệ thống tài chính của Trung Quốc hiển nhiên là điểm mấu chốt nhất. Không có gì phải nghi ngờ mưu đồ ấy cả, duy chỉ còn những ẩn số được tóm gọn trong hai từ: khi nào? và làm như thế nào? mà thôi.
“Họ” rất có thể cũng sẽ hành động theo cách như đã từng làm với Nhật Bản cách nay 20 năm. Kinh tế bong bóng chứng khoán và bất động sản đã bắt đầu hình thành ở Trung Quốc. Bởi vậy, họ chỉ còn chọn thời cơ thuận lợi nhất để tung ra cuộc tấn công...”.
Cuộc chiến tranh tiền tệ đã mở màn ngày 18-6-1815, ngày diễn ra trận đánh Waterloo. Nathan, người con thứ ba của dòng họ Rothschild, lúc đó đang là một trong số những chủ ngân hàng lớn nhất của London. Nắm được thông tin Napoléon sẽ đại bại trong trận Waterloo trước nhà cầm quyền Anh chỉ 24 giờ, Nathan liền đầu cơ các khoản công nợ của chính phủ hoàng gia và tung tin nói rằng hoàng đế của nước Pháp sẽ đại thắng tại Waterloo. Giá cổ phiếu trên toàn bộ thị trường chứng khoán London lập tức rớt giá. Nathan lập tức mua gom hết các cổ phiếu lúc này đang ở mức giá rẻ bèo. Cuối cùng khi chiến thắng của tướng Wellington lan truyền khắp thủ đô nước Anh thì cũng lại là lúc giá các cổ phiếu này tăng vọt. Chỉ trong vài giờ, Nathan Rothschild đã tung các cổ phiếu này ra bán lại và thu về những khoản chênh lệch kếch sù. Ngày cả đế quốc Pháp để tang thì dòng họ Rothschild lại bắt đầu một cuộc phiêu lưu trải qua nhiều thế kỷ và nhiều thế hệ. Một hành trình chinh phục các ngân hàng chủ chốt ở phương Tây, mở đầu từ một hệ thống tài chính và ngân hàng để rồi thâu tóm cả lục địa châu Âu từ Vienna đến Paris và từ Napoli đến London. Năm 1818, James Rothschild đã đầu cơ kho bạc nhà nước Pháp, vua Louis XVII hốt hoảng yêu cầu ông ta can thiệp, và thế là ông ta nắm được phần cổ phiếu và trái phiếu lớn nhất của nhà nước phong kiến này... Bằng cách này, trong một thế kỷ, ước tính dòng họ Rothschild đã tích tụ được một lượng tiền khổng lồ lên đến 6 tỉ đôla vào thời ấy! Tài sản này lại tiếp tục tăng lên theo tốc độ hằng năm là 6%, nhờ đó dòng họ Rothschild giờ đây đã chễm chệ ngồi trên một núi đôla... Giữa thế kỷ XIX, “nhận thấy sứ mệnh buộc quyền lực hoàng gia phải qui phục trước quyền lực đồng tiền của mình đã hoàn tất”, dòng họ Rothschild bèn hướng sang... bờ bên kia của Đại Tây Dương. Nathan sau chiến thắng hiển hách của mình ở London đã phát biểu: “Ta phát điên lên vì sung sướng khi giờ đây ta biết ai đang thật sự ngồi trên ngai vàng của vương quốc Anh! Ai kiểm soát việc cung cấp tiền kẻ ấy kiểm soát đất nước này. Mà ta lại đang nắm cái bản khắc in ngân phiếu ấy”. Ngày 23-12-1913 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của nước Mỹ. Hôm ấy, tổng thống Mỹ Wilson ban hành một đạo luật cho phép thành lập một ngân hàng trung ương: Federal Reserve Bank (FED) ra đời từ ấy. Và cũng kể từ đó, giữa các chủ ngân hàng quốc tế và các tổng thống Mỹ đã diễn ra một “cuộc chiến khốc liệt” để giành quyền kiểm soát đất nước. Những người sáng lập nền dân chủ Mỹ đã ý thức rõ mối hiểm họa từ đồng tiền. Tổng thống A. Lincoln cũng đã có lần thốt lên: “Tôi có hai kẻ thù. Phía trước mặt là những đội quân của miền nam. Còn phía sau là hệ thống tài chính... Chính cái sau này mới là hiểm họa lớn nhất cho đất nước của chúng ta”. Nhiều tổng thống Mỹ khác cũng đã từng lên tiếng về mối quan hệ của họ với các chủ ngân hàng trên thế giới. Như tuyên bố của tổng thống Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776: “Tôi tin mối đe dọa của các hệ thống ngân hàng đối với nền tự do của chúng ta còn nghiêm trọng hơn mối đe dọa của những đoàn quân kẻ thù của chúng ta”. Cuộc chiến tranh trăm năm này vốn gây ra cái chết của sáu đời tổng thống Mỹ, cuối cùng đã được giải quyết bởi chiến thắng thuộc về... các chủ ngân hàng. Quyền lực được bầu lên một cách dân chủ tại Washington đã bị quyền lực của đồng tiền “lật đổ”. Nước Mỹ đã không thật sự trở nên độc lập và dân chủ hơn. Bản thân FED giờ đây cũng nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính quốc tế. Họ đang nắm giữ vai trò chính yếu trong điều hành nền kinh tế Mỹ và từ đây gián tiếp lèo lái chính phủ liên bang Mỹ cùng phần còn lại của thế giới. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005