Những ghi chép Tháng Mười

10:58 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Mười, 2014

Như quan niệm rằng : người trí thức là người phát ngôn và ‘xuất bản’ được tư duy của mình… Nên hàng ngày, tuần, tháng…tôi có nhiều câu của mình, thường được bật nghĩ và phát biểu một cách tự nhiên trong các tình huống làm việc, giảng dạy hay giao tiếp nhất định…sau đó ghi lại tự tích nạp tư tưởng và tu dưỡng…. Tôi biết cũng kha khá người sử dụng, trích dẫn …tốt thôi : ‘chảy đi sông ơi’…

1. Hãy nhớ : Trong mọi sự , mỗi người đều có cơ hội để lựa chọn tham gia hay không. Nhưng không ai muốn chờ đợi sự bắt đầu của bạn sẽ là lúc nào, và mọi việc đều có ‘hạn chót’

2. Khi bạn ‘sống thực’ từng giây phút, bạn mới bớt bị những ‘sự Ảo’ lôi kéo tâm thế mình như ( buồn / lo / ám / suy / tưởng…)

3. Khủng hoảng cá nhân là nặng nề nhất. Hãy ‘tái cấu trúc’ lại mình ( tịnh kho ‘bỏ giữ’ / chuyển hóa giá trị / cách sống hợp lý / hoạt hóa tâm năng / tạo vẻ đẹp mới )

4. Khi vướng ‘mặc cảm’ gì, hãy làm việc nhiều hơn là đi so mình với người khác. Khi nản lòng với điều gì hãy làm việc nhiều hơn để tìm lại mình

5. Những gì ‘nhanh hơn thời gian tự nhiên’ ( lượng tích lũy đủ chất mới đổi ) đều là bất bình thường, sẽ đi đến rơi vào ‘chỗ không thể biết trước’

6. Nếu không thay đổi được khó khăn ngoại cảnh, hãy làm nhỏ vấn đề mình lại. Muốn vượt chướng ngại, hãy nuôi ý chí cao hơn nó

7. Nhà khoa học đừng nghi ngờ sự học. Người kinh doanh đừng đề đồng tiền chết. Người quản lý đừng ‘thua’ tổ chức của mình

8. THÂN hòa trong Nhân tình, TÂM vượt trên Thế Thái. Tâm sáng ngời mới nảy lên tinh thần, Thân tư cách mới mang được cường Khí , nên cùng sinh ra được TRÍ DŨNG

9. Xã hội phát triển tốt nhất khi mọi người đều hành động ‘quân tử’ . Nhưng điều đó là không thể, vậy sẽ hay hơn khi những người trọng trách cần ‘quân tử’

10. Việc của Nhà lãnh đạo là khích lệ, tạo cảm hứng cho mọi người, dâng sóng chí hướng..; không mất thời gian nghe, tâm sụ chuyện phiền não, hay dừng lại động viên kẻ bạc nhược

11. Cáo rất khôn để có nhiều cách ranh mãnh lừa kẻ khác. Nhím chỉ biết một điều, nhưng quan trọng nhất : của Nó và muôn Loài khác

12. Mỗi tổ chức đều có 5 hệ số về ( sử dụng năng lực / tiêu thụ nguồn lực / hiệu suất hoạt động / kết quả tạo ra / nhân quả giải pháp ) mà làm nên sự trường tồn của nó hay không

13. Người có lỗi lầm, nhưng tạo nên kẻ thù từ đó thì thật nguy hiểm. Nếu nhiều thì đừng ai nên sử dụng. Nhưng được mọi người khác coi như kỉ niệm nhỏ thì cũng thú vị

14. Đừng sợ mất lòng tin của người, chỉ sợ mình chưa thực có xứng đáng. Đừng sợ người ‘ngu’ chỉ sợ trí mình còn ‘tối’. Đừng sợ rối bời, chỉ sợ mình phức tạp

15. Ở chỗ có chút lợi ích dường như không có ‘kẻ ngu’, nhưng ở chỗ có hơi nhiều lợi ích lại rất đông đứa mông muội. ở chỗ có lợi quá nhiều thì hàng đàn thiêu thân

16. Chơi với quan chức có khi thêm hiểm nguy, chơi với kẻ khôn chưa chắc bớt dại, chơi với trọc phú thêm xấu tính. Chơi với người Tử tế là yên tâm

17. Nếu anh : ( không xấu thì không ai nói xấu anh được. Không có điểm yếu khó ai đánh anh được. Không sai thì không ai dễ tấn công anh được )

18. Xã hội nào học để làm quan, thì nhiều ‘thần đồng’, hư danh, và hủ bại trong bao nhiêu ‘giáo điều’. Học để phát triển bản thân mới tuyệt vời

19. Đời đội được Đạo thì Đời hay. Đạo tải được Đời thì Đạo đẹp. Dân trí thấp thì bao nhiêu điều luật cũng là thiếu. Nhà nước bất công thì mỗi điều luật đều là thừa

20. Kim Cương không dành cho kẻ ngu lười. Kim Cương cũng không thể làm đẹp thay cho bất cứ ai nêu người đó không cộng hưởng được ánh sáng của nó

21. Hỏi ngườị bị đối xử bất công: tại sao phải đánh nhau ? Để giữ được sự tôn trọng ! Nếu không thắng thì được gì ? Có được sự tôn trọng !

22. Dùng người bởi tính xấu là đẩy họ vào chỗ chết. Dùng người theo sở trường hay của họ thì phải dựa trên những đức tính hay của bề trên

23. Người mắc món ‘Nợ nhân gian’ thì phải cõng trên lưng, đừng đứng lại. Hãy tìm chỗ mà đặt nó, khiến có người muốn nhận bởi ‘công quý’ của anh

24. Tự do, Công bằng, Bình đẳng…vô cùng quý, nhưng không tự có, tự đến với từng người mà phải nỗi lực giành lấy bằng toàn bộ giá trị sống tuyệt đỉnh của mỗi người

25. Vô tích sự khi hàng ngày không trả lời được nên làm gì. Rủi ro nhất là không trả lời được là làm nên như thế nào. Vị kỷ nhất khi không trả lời được ý nghĩa xã hội của nó.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy ngẫm trong đêm Giáng sinh

    22/12/2017Tô Vĩnh HàĐúng 2013 năm trước đây, Đức Chúa Jesus Christ ("Đấng Cứu chuộc lỗi cho Thế gian = Đấng Cứu Thế) đã Giáng Sinh để cứu chuộc rất nhiều lầm lỗi của loài người, theo giáo lý Thiên Chúa. Ngay tên gọi của Đức Chúa đã nói rất rõ rằng loài người nhiều tội lắm...
  • Suy ngẫm: Hai cách hiểu về “chủ nghĩa cá nhân”

    28/08/2015Nguyễn Ngọc LanhĐã tới lúc nên thay từ “chủ nghĩa cá nhân” bằng chủ nghĩa vị kỷ? Chớ nên tiếc, vì sự thay thế này chẳng liên quan gì tới “bản sắc văn hoá” (là cái chúng ta muốn giữ gìn), cũng chẳng phải sự khác nhau về quan niệm Đông - Tây. Cái chủ nghĩa vị kỷ này không chỉ là kẻ thù của CNXH mà là kẻ thù của cả nhân loại. Có điều, sao nó cứ ngang ngược ở nước ta hơn ở đâu hết.
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Sống và Suy ngẫm

    13/04/2014Sống và suy ngẫm tập hợp những câu chuyện nhỏ về muôn vàn góc cạnh cuộc sống mà ông ghi chép, lượm lặt trên những nẻo đường đã qua, những trải nghiệm thực tế được ông kể lại với phong cách hóm hỉnh, trào phúng, mang lại thật nhiều thi vị để ngẫm ngợi...
  • Suy ngẫm về chữ trí

    08/03/2014GS. Tương LaiĐó là chữ “trí” trong “phi trí bất hưng”, một đúc kết mang tính quy luật về sự hưng thịnh của một quốc gia. Nhưng liệu có đúng thế không nhỉ?
  • Đáng suy ngẫm

    15/02/2012TS. Nguyễn Quang AHồi nhỏ, sống lam
    lũ, ăn còn chưa đủ, sách không có để đọc, chỉ lo giúp gia đình làm
    lụng, chăn trâu, bắt cua, mò cá, giúp làm việc trong nhà ngoài đồng,
    rồi đi học và cũng vẫn làm những việc lặt vặt ấy…, lấy đâu ra thời gian
    và trò chơi, đồ chơi để chơi...
  • Một suy ngẫm

    09/07/2010Vũ ThiNgười rách việc là người hay nghĩ, mà cũng phải thôi, kẻ khó thường hay ngẫm ngợi, so sánh! Sự đời mỗi ngày mở ra như một trang vở mới, có kẻ nhìn vào đó tối sẫm như bức vách, có người như buổi sáng tinh mơ, nhưng chung quy tất cả chúng ta đều suy ngẫm. Một ngày mới thì chưa tới, chưa qua, song chúng ta đều bắt đầu đặt vào đó biết bao nhiêu hoài niệm, trái phải và tất cả chúng ta đều phải bước tới một ngày...
  • Nghĩ về sự Suy ngẫm

    29/01/2010Linh LinhĐã bao giờ chúng ta thử lục lọi tìm hiểu mọi giả thiết xem nếu không suy nghĩ cuộc sống sẽ như thế nào? Tại sao ta cứ phải nghĩ? Hiển nhiên muốn nghĩ được trước hết phải nhờ vào bộ não...
  • Suy ngẫm & Lựa chọn

    16/10/2009Bùi Tiến QuýNhững vấn đề xã hội mà tôi và bạn trẻ 7X, 8X quan tâm nhiều là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Các bạn trẻ đó (đang là những người sống tích cực) cứ trăn trở về những hiện tượng xã hội còn đang hiện hữu, như: sự lười biếng, bỏ học, sự trì trệ, sống không nghề nghiệp, sống không hiểu bản thân mình, sống thiếu trách nhiệm, rạn nứt gia đình, quyền lực và cô đơn...
  • Suy ngẫm mỗi ngày

    05/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTrong bài ngắn này tôi đưa ra suy nghĩ, quan sát từ thực tiễn tư vấn của mình trong 5 năm gần đây. Ngõ hầu sửa chữa tư duy của rất nhiều nhà quản lí chưa có thói quen hay nhận thức đầy đủ, và tính được mức độ tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời trợ giúp các nhà quản lí tổ chức vĩ mô hay vĩ mô tham khảo định hình bài toán hoạch định tương lai của tổ chức mình...
  • Suy ngẫm về Tầm Nhìn

    26/11/2008Nguyễn Tất ThịnhMột khái niệm rất cơ bản mà các Nhà Quản lí Vĩ mô hay Vi mô đều phải đối mặt và nhận trách nhiệm về chính mình trong sự nghiệp đảm trách dẫn dắt tổ chức mình trên con đường phát triển, đó là Tầm Nhìn. Vậy tại sao phải xác định Tầm Nhìn và Tầm Nhìn là gì ?
  • Cùng đọc và suy ngẫm

    21/04/2008N.H. sưu tầmNếu như thu gọn nhân loại toàn thế giới xuống thành một cái làng nhỏ (100 người), chúng ta sẽ có một ngôi làng với: 57 người châu Á, 21 người châu Âu, 14 người châu Mỹ, 8 người châu Phi...
  • Chiêm tinh phương Tây và vấn đề suy ngẫm

    15/02/2006Nguyễn Chu PhácVề mặt chi phi tiền bạc cho việc bói toán cũng làm cho- người ta phải suy nghĩ. Cách đây chừng 20 năm, mỗi năm người dân nước Mỹ chi cho bói toán tới 73 tỷ đôla. Theo tờ Paris - Match, cho biết số tiền người dân Pháp trả cho chiêm tinh bói toán nhiều hơn cả số tiền Nhà nước đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học...
  • xem toàn bộ