Như ý

11:24 SA @ Chủ Nhật - 02 Tháng Tám, 2009

Nhìn quyển lịch để trên bàn, một năm đã trôi qua được quá nửa. Còn nhớ nửa năm trước, rất nhiều bạn bè và bản thân đều đã bàn tới kế hoạch công tác đặt ra hồi đầu năm mới. Tôi tin rằng lúc năm mới dự tính kế hoạch công tác mới cho một năm, quyết không chỉ có mấy người chúng tôi. Thế nhưng hôm nay, sáu tháng trời đã trôi qua, nghĩ lại tới kế hoạch lúc đó và thành tựu ngày hôm nay, mười phần thì đã có tới tám chín phần cảm thấy không như ý.

Cổ nhân đã có một câu nói, đó là "Việc không như ý thường có tới tám chín phần", ba chữ "không như ý" ở đây không phải là nói tới vận mệnh của mình không tốt, không phải là trách móc mọi người không giúp đỡ, không phải là chỉ sự tốt xấu hay tính chất của công việc mà mình phải làm, cũng chẳng phải là nói tới bản thân mình không cố gắng mà chính là kế hoạch mà mình dự định ra, không thể thực hiện được theo kế hoạch, kết quả mới thu được một điều "không như ý". "Không như ý" là kết quả tại sao lại có thể giành được kết quả này? Chính là sự không nhất trí giữa kế hoạch và thực hiện, thực ra, chẳng có quan hệ gì đến sự xấu đẹp của công việc, có hay không có sự giúp đỡ, bản thân mình có nỗ lực hay không và vận mệnh có được thành công hay không.

Thế nhưng rất nhiều người không chú ý tới điểm này, khi không được như ý thường chỉ trách vận mình không may mắn, không có người giúp đỡ, bản thân sự việc không tốt hoặc là tự mình không cố gắng. Đâu có biết rằng vận mệnh chỉ là một danh từ để tự an ủi, sự giúp đỡ của người thựa ra không phải là nhất định cần phải có, còn đối với sự tốt xấu của bản thân sự việc và thành tựu của sự việc có hay không, căn bản thì không nên trộn làm một mà bàn tới. Hãy lấy riêng việc nỗ lực cá nhân mà nói cũng còn có nhiều vấn đề ở trong đó.

Trong số bạn tôi có người học môn toán học, anh ta dự định trong một năm học xong môn đại số. Bởi anh ta chưa được học qua, nên phải để cho thày giáo quy hoạch thời gian và tài liệu học tập cho, cứ học theo thời gian đã định. Kết quả một năm trôi qua như bay anh ta học tập môn đại số không như ý, vẫn không làm được bài tập, trình độ rất yếu. Tức thì anh ta oán trách. Đầu tiên anh oán trách môn đại số quá khó, thứ nữa trách thày giáo không tận lực, lại nói tư chất của mình không cao, rồi lại hận không có bạn bè cùng anh tha thiết dùi mài. Quả thực anh ta rất cố gắng học tập thày giáo của anh ta, bản thân anh ta và cả tôi nữa, mọi người đều hiểu rất rõ, vậy mà kết quả vẫn không như ý.

Một hôm, thày giáo của anh ta và tôi nhàn đàm, chúng tôi cùng truy tìm lý do của kết quả không như ý này. Ông nói những lý do mà anh ta nêu ra đều không chính xác, nguyên nhân của việc không như ý này rất giản đơn, chính là mỗi ngày không làm hết những công việc mà mình phải làm. Tôi nói:
- Đây là một việc nhỏ!

Ông nói:
- Tích cóp dần lại thì sẽ rất lớn! - Môn toán học này, bước đầu mà học sơ sài thì bước thứ hai sẽ rất khó, càng ngày sẽ càng khó hiểu.

Tôi nói:
- Bản thân anh ta rất chịu khó!

Thày giáo cười, bảo:
- Chúng ta không thể quản anh ta mỗi ngày nghiên cứu mấy giờ đồng hồ, điều quan trọng hơn là anh ta có thể làm đúng được kế hoạch hay không. Cần phải làm được mười phần, tuy đã rất cố gắng làm được chín phần, vẫn chẳng có tác dụng gì.

Câu nói này của ông rất đúng. Đem công việc dự định trong kế hoạch, hoàn thành theo thời gian, thực sự đã là bí quyết của thành công. Học tập cũng như vậy, làm việc cũng như vậy. Ở trong trường học, trong một học kỳ, kế hoạch dự định chúng ta phải đọc bao nhiêu sách, chúng ta có hoàn thành tốt được không? Trong mỗi môn học, thày giáo đặt kế hoạch cho chúng ta phải học bao nhiêu, chúng ta có học hết được khong? Có lẽ có người nói: "Học hết rồi!". Câu nói này không sai. Chúng ta ở trường học, học một năm, hai năm, ba năm, bốn năm rồi tốt nghiệp. Vì sao lại tốt nghiệp? Bởi vì chúng ta đặt kế hoạch phải đọc phải học những quyển sách nào, chúng ta đã học hết rồi. Có được như ý không? Chúng ta không dám nói. Mỗi ngày chúng ta đã tích lại một số tài liệu không hiểu, một số công việc chưa làm xong. Ngày qua tháng lại, thấm thoắt đã hết ba năm, không dám nói là như ý. Ở đây rất rõ ràng, chẳng phải là thày giáo, vận mệnh, bạn bè, sự cố gắng hoặc bất cứ một vấn đề gì khác, quả thực là do vì trong những thời gian đã trôi qua của chúng ta chưa thể hoàn thành được tốt đẹp công việc mà chúng ta đã có sự cố gắng rất to lớn. Giả định trong thời gian đã trôi qua chúng ta có thể hoàn thành tốt đẹp công việc mà chúng ta dự định thì chúng ta làm gì còn những điều không như ý nữa?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Người lao động xuất sắc

    19/08/2016Dương Xuân BảoLao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?"
  • Hãy lao động đi!

    07/07/2016Chungta.com sưu tầmĐi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à ? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt...
  • Học nói cho chuyên nghiệp

    11/11/2012Để làm giàu có muôn ngàn phương cách. Làm giàu cho cá nhân, làm giàu cho gia đình, làm giàu cho đất nước... - dù nói ra bằng từ ngữ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm giàu. Nhưng làm giàu bằng cách nào mới là điều quan trọng nhất. Người ta vẫn cho rằng: nói ít làm nhiều. Nhưng có thật nói ít sẽ tốt hơn?
  • Sức lao động hiện đại

    30/06/2009GS. Hồ Ngọc ĐạiThực tiễn xã hội phải được xử lý trước hết bằng lý luận, bằng sự định hướng lý thuyết, rồi mới thực thi bằng một công nghệ được thiết kế trên cơ sở khoa học. Công cuộc Đổi mới hiện nay rút cục phải biến một thực tiễn tự phát có thể xử lý bằng kinh nghiệm, thành một thực tiễn tự giác, xử lý bằng định hướng lý luận, bằng khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hiện đại.
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Kỹ năng lập kế hoạch dự án mini

    13/04/2007Ths Chu Quang KhởiĐặc trưng của dự án mini là nó do một người hoàn toàn chịu trách nhiệm từ bước phát kiến ýtưởng tới bước đánh giá tổng kết, tuy người này vẫn phối hợp với các đối tượng khác liên quan trong thời gian thực hiện dự án...
  • Cái nhìn mới về thị trường lao động

    15/05/2006Văn KhoaDù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường...
  • Tổ chức giao tiếp như một phương thức kích thích lao động trong các doanh nghiệp

    02/05/2006Nguyễn Đông...kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng để doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung có thể phát triển nhanh và có hiệu quả.
  • Tầm nhìn và kế hoạch chiến lược

    10/02/2006Nguyễn Thuý HằngNói cách khác, hầu hết các công ty và tổ chức cần có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược nhưng rất ít có được điều đó. Hơn nữa, một số tổ chức nghĩ rằng họ có rồi và không cần nữa. ...
  • Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

    04/02/2006Nguyễn Ngọc LinhChỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam...
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Tốt nghiệp cử nhân, làm lao động phổ thông

    09/07/2005Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lay lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên sâu.
  • Thiếu tính chuyên nghiệp

    06/07/2005Cả nước chưa hết xôn xao chuyện huấn luyện viên ngoại sau vụ liểng xiểng Tiger Cup. Người chê, người bênh, người bịt mũi, người giẩu miệng, người nhún vai, người xoa tay dàn hoà. Nhưng mấy ai biết nhìn nhận như sau: dân Brazil là những nghệ sĩ đá bóng tuyệt vời của hành tinh này, nhưng ưu điểm của người cầu thủ không tất yếu biến họ thành thầy dạy nghề bóng đá. Nhìn xa hơn sẽ thấy một ông trọng tài Italia gầy gò, mắt trố, lý lịch trích ngang là chuyên viên tài chính-ngân hàng, sút bóng nhất định không bằng lũ trẻ Brazil và Italia, thế nhưng ông ta là thầy giáo trong làng bóng đá...
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • Tản mạn chuyện lập kế hoạch kinh doanh

    02/07/2005Vũ Hữu MạnhCông việc của tôi như đang rối tung lên, mọi việc dồn đến luôn quan trọng và cấp bách thúc ép tôi phải giải quyết. Tôi cảm thấy mình như bị cuốn vào công việc. Tôi cố gắng tìm giải pháp bằng cách tăng thời gian làm việc và cường độ làm việc của mình hơn nữa song dần dà sức ép công việc khiến tôi kiệt sức.
  • Lập kế hoạch cho cuộc sống

    04/12/2003Mỗi sáng thức dậy, bạn có phải đối mặt với câu hỏi: “Hôm nay mình làm gì?”. Và mỗi sinh nhật, bạn có thảng thốt nhận ra: “Trời ơi, mình đang già đi mà sao chưa làm được gì cả?”.
  • xem toàn bộ