Nhận dạng 'Quốc gia thất bại" và vượt lên!
Gần đây khi tham gia một số các hội thảo về phát triển kinh tế xã hội của Đất nước ( trước những vận hội và thách thức của việc tham gia vào các thể chế kinh tế khu vực / đa phương / toàn cầu… ) tôi chia sẻ nhiều cùng với các bạn Doanh nhân, các nhà quản trị về dự báo, tầm nhìn và lộ trình… Hội nhập kinh tế Toàn Cầu là xu hướng rất tích cực của Thế giới, nhưng tôi trích viết dưới đây đôi điều cảnh báotrong tiến trình đó :
…
1. Một Quốc gia thất bại khi :
- Không có sản phẩm đóng gói / hay sản phẩm cuối cùng bán được ở các Nước khác. Hiển nhiên dẫn đến thị trường trong nước sẽ để cho các sản phẩm nước ngoài tràn ngập : người có nhiều tiền thì mua hàng hiệu , những người nghèo phải mua hàng rẻ tiền cùng với những nguy cơ về sức khỏe, văn hóa lây nhiễm tập tính sống lệch lạc….
- Các doanh nghiệp của Nước đó không thể tham gia vào Chuỗi kinh doanh với các Nước khác. Vì bản thân làm ăn phi tiêu chuẩn, không chính thống, manh mún, bị lôi kéo xô đẩy vào các quan hệ với nhóm lợi ích trong nước hoặc tranh giành, đầu cơ kí sinh vào các dự án của Nhà nước. Không có sự liên kết chuỗi hiệu quả ngay ở trong nước
- Đồng tiền Nước mình không thể giao dịch , không có tính thanh khoản ở các Nước khác. Không gian kinh tế hiệu dụng bị co lại trong phạm vi buôn bán nhỏ ở trong nước, khó khăn dự trữ ngoại tệ và trong cân đối thanh toán xuất nhập khẩu, phụ thuộc rất nặng nề vào tỉ giá hối đoái do các yếu tố nước ngoài…thậm chí bị đô la hóa nền kinh tế
- Giá trị tri thức, văn hóa của Nước mình không chia sẻ được, đóng góp dùng cho các Nước khác. Những ‘tinh hoa’ được hình thành bao lâu trong xã hội tiểu nông, tù túng, khép kín, sai lầm về tư tưởng, lại bị pha trộn ‘thập cẩm’ từ nhiều Nước khác mang tính mục đích lợi ích nhất thời của ‘giới tinh hoa’ …tạo ra hệ quả : đi ngược chiều văn minh
- Chính phủ không có ảnh hưởng đáng kể gì trong các quyết định Quốc tế, không có tiếng nói trong các thể chế Quốc tế. Vì ngay trong Nước cũng bị mất lòng tin lâu dài và toàn diện từ việc nhỏ đến việc lớn, lại kỳ thị những chuẩn mực quản trị, quay lưng với những giá trị nhân sinh phổ quát
.
2.Đặc trưng của một hệ thống xã hội suy tàn
- Tầm nhìnBị che mờ bởi quá khứ và sự lú lẫn của tư duy cũ được gia cường bởi lợi ích các phe nhóm kí sinh vào thể chế Nhà nước và lợi ích Quốc gia
- Chiến lược Bị đẩy bởi hậu quả xấu, kéo bởi mục tiêu mơ hồ. Dựa trên những định đề cũ từ quá khứ. Xoay sở để giữ ổn định, lệch chuẩn và sinh thêm các chốt hãm
- Phong cách lãnh đạo Các ‘ốc đảo tập quyền’, các chức vụ đều không đủ ‘tầm vóc’, sa vào sự vụ, đối phó, tạo thêm các vây cánh, né sự thật, đánh chân chính
- Văn hoá tổ chức phát triển những hình thức phi chính thống, trong tâm can không còn những giá trị thiêng liêng để tôn thờ, sinh thêm thói tật tinh thần
- Hệ thống Không tự phát hiện và sửa được lỗi, những ‘hố đen’ trong tổ chức – quản trị, vô hiệu sự hữu ích, thủ tiêu những giá trị tốt, đẩy ra những ‘phế thải’
- Các chương trình hành động Hình thức tốn kém, thụ động trì trệ, thúc thủ đối phó, các tín hiệu chính chuẩn bị méo mó, xa lạc mục tiêu cuối cùng
- Sử dụng nguồn lực Phung phí dàn trải kiểu ‘chia chác’ hoặc ‘đua đòi’ . Luôn thấy thiếu hụt mọi bề, thiên hướng vay mượn, trong khi các nguồn nội tại bị suy thoái.
Nelson Mandela (1918-2013, Giải Nobel hoà bình, năm 1993):
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.”
“Giáo dục là công cụ kỳ diệu để phát triển con người. Nhờ giáo dục mà con gái một nông dân nghèo có thể trở thành bác sĩ, con trai một phu mỏ có thể trở thành ông chủ của cả vùng mỏ và con trai một công nhân có thể trở thành chủ tịch nước.”
3.Đặc trưng của một Hệ thống Xã hội phát triển
- Tầm nhìn đi cùng với xu thế phát triển thời đại, ý tưởng về mục tiêu mới cùng lộ trình khả thi, dấy lên khát vọng tương lai, thực chia sẻ mọi vận hội với các đối tác trong / ngoài
- Chiến lược Làm trỗi dậy sức sống mới, tự hoàn thiện của tổ chức , nâng trình độ định vị vào chuỗi liên kết, huy động sử dụng hiệu quả nguồn lực trong /ngoài
- Phong cách lãnh đạo tạo động lực và gia tăng nhân trị bằng sự phát triển tiến bộ / văn minh tạo nên môi trường hấp dẫn, quy tụ, trân trọng các giá trị tốt
- Văn hoá tổ chức Mọi người có thể phản tỉnh và được điều chỉnh bởi giá trị thiêng liêng, xứng đáng, ai cũng nuôi được hoài bão đẹp, trách nhiệm và danh dự xã hội
- Hệ thống TCChuẩn mực , Minh bạch, Tích hợp, Hiệu quả và định hướng mạnh mẽ phấn đấu nấc thang cao của văn minh, thị trường và phụng sự.
- Các chương trình hành động :Hoạt hóa thay đổi, kích thích sáng tạo , chia sẻ thông tin, phản hồi chính xác. Tạo thêm tinh hoa bên trong, hút thêm nhân tài mới bên ngoài
- Sử dụng nguồn lực Tiết kiệm, toàn dụng những tiềm năng, nguồn lực nội tại. Loại bỏ 5M, cân nhắc tính chiến lược khi vay nợ, không để lại vấn nạn cho tương lai
…
Cuối bài tôi nhấn mạnh rằng:
Trong Thế kỷ 21 ( nền kinh tế Tri thức và thế giới hội nhập với không gian kinh tế mở ) – Lãnh thổ và biên giới một Quốc gia chính là Thị phần quốc tế của Quốc gia đó đến đâu và được bao nhiêu. Thương hiệu Quốc gia gắn với thương hiệu của các tổ chức ( từ vi mô đến vĩ mô ) cùng các sản phẩm được người các Nước khác cảm nhận và lựa chọn như thế nào…
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015