Trong hội nhập, ai xuất khẩu gì để thêm giá trị thương hiệu quốc gia?

01:06 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Ba, 2016
Trong Thế giới hội nhập, mà mỗi Quốc gia phải tich luỹ được các giá trị toàn cầu và sức mạnh đa cực bởi hệ năng lực sản sinh ra những thứ giá trị. Mỗi Quốc gia PHẢI XUẤT KHẨU ĐƯỢC GIÁ TRỊ NÀO ĐÓ MÀ THẾ GIỚI CẦN !
.
Tôi tạm khái quát về hạng Quốc gia nhìn từ xuất khẩu được thứ gì:
  • Quốc gia hạng một: xuất khẩu tư tưởng và văn minh về khoa học và quản trị
  • Quốc gia hạng hai : công nghệ cùng các máy móc trang thiết bị dây chuyền tiêu chuẩn
  • Quốc gia hạng ba : những sản phẩm , dịch vụ gia tăng, chứa đựng những giá trị ưu trội
  • Quốc gia hạng tư : tài nguyên cùng các nhân công lành nghề ở chuỗi thấp hoặc lao động đơn giản
  • Quốc gia hạng năm : những tệ nạn văn hoá xã hội ở Nước mình đi theo cùng những con người
.
Tôi viết bài này, phác lại vài nét mọi người chúng ta đã thấy, đã biết, buồn tâm....nhưng chủ ý cuối cùng là mong mỗi người Nước mình, ra Nước ngoài, nên sửa mình để là một nhân tố 'xuất khẩu' điều hay của Đất Nước, cho 'thương hiệu Quốc gia' ! Để không sa vào hạng năm !

Sự khái quát trên có ý nói về Quốc gia nào chủ đạo là thế, nổi trội hơn, nhưng nhiều Nước cũng có thể xuất khẩu vài ba loại trong đó, mức độ khác nhau, chưa điển hình . Ví như Trung Quốc vừa có xuất khẩu kiểu hạng ba, và rất nhiều thứ kiểu hạng năm ( gồm ăn cắp mẫu mã, làm hàng giả, bán đồ độc hại ....) nên TỰ SINH TỰ DIỆT bởi hậu quả xấu, thay vì nếu hạng một, hai, ba thì SINH HAY RỒI PHÁT

Bài này tôi muốn nhấn mạnh đến loại Quốc gia hạng năm, trong đó 'xuất khẩu' không hề có nghĩa là chuyển giao giá trị ( dù một chút ) sang Nước khác mà được xã hội khác sử dụng, trả tiền ! Ngược lại đó là sự mang đi theo người ra Nước ngoài những điều xấu xa tồi tàn, phát tán ....đến mức làm các Nước 'bị họ đến' phải khó chịu / phải liên tưởng đến thể diện, trình độ mọi mặt của Nước họ! Quốc gia nào chìm sâu vào hạng năm không những làm phiền Nước khác mà nguy cơ tự / bị tàn tạ rất lớn từ sức ép đào thải của bẻn ngoài và tự hoại bên trong !

Tất nhiên sự 'xuất khẩu' kiểu hạng năm chẳng thể 'thặng dư' ( kinh tế / xã hội ) gì cho được, vì những Nước phải chịu / nhận nó ( tạm thời ) không ngu dại gì bỏ tiền ra mua , giữ ( ngược lại nhiều trường hợp họ có thu vì vé phạt ), hẳn nhiên họ càng không muốn dùng vì làm hỏng Nước họ. Còn Quốc gia không những chẳng được chút lợi ích còn bị những kẻ 'xuất khẩu' như thế làm xấu mặt ( cho dù tuy họ cũng chẳng đến con số vạn triệu gì cho cam nhưng đủ để Nước khác liên tưởng, quy kết, suy rộng ra ... ). Như thế là quá đi chăng nữa, nhưng ông bà mình vẫn bảo : không có lửa sao có khói, mà tuy chưa thành lửa thì rơm nào khói ấy mà thôi ! Còn phương ngôn nhiều Nước đã 'như nhất trí' rằng : 'cách mà Ai thể hiện ở một việc , một nơi thì nói chung có thể thể hiện ở nhiều việc, nhiều nơi khác'.
.
Thế giới mở cửa, sự giao lưu hội nhập trở nên dễ dàng và bình thường. Từ quan chức xuống thường dân muốn đến bất cứ Nước khác không còn là vấn đề lớn nữa ( trừ khi một Quốc gia quá phản động tự đóng cửa hoặc bị cấm vận ngoại giao ) . Về tài chính thì từ rất nhiều nguồn, thậm chí là 'lấy mỡ mình rán nó - những chuyến đi' ! Trong hội nhập có khái niệm biên giới văn hoá của mỗi Quốc gia, ngoài những hoạt động truyền bá, phim ảnh, sách báo...có chủ trương, theo phong trào của Chính phủ, thì còn bằng cách thường xuyên theo cá nhân, công dân của Nước đó 'xuất khẩu' tự nhiên / tất yếu cùng các chuyến đi, mức độ hiện diện của họ ra Nước ngoài, gây ảnh hưởng như thế nào ( mở rộng hay bị cô lập ) với Thế giới!
.
Tôi lưu ý nói đến hai tầng lớp người: cương vị cao trong nhiều cơ quan Nhà nước ( có ý thức nhất định về Quốc gia nhưng vô thức nghĩ mình 'xuất khẩu' gì vì có sản xuất kinh doanh chi đâu?! ). Còn lớp người ở vị trí thấp của xã hội như không ít dân chúng đang là thế : chẳng có mấy ý thức gì về thể diện, thương hiệu Quốc gia....kiếm cơm mọi giá nói chi đến có gì để 'xuất khẩu' ! Ấy thế mà cả hai lớp người này đều thuộc giới 'xuất khẩu' theo nghĩa bị quy cho 'Quốc gia hạng năm' hay không !
.
Loại top cao: có nhiều quan chức cao thấp ( trừ số trí liêm ) nay đi nước ngoài như cơm bữa, mang danh công vụ nhưng nhân cách, phẩm chất dị hợm hống hách ăn trên ngồi chốc sân đình hủ lậu ...vốn mang nặng chất 'nghị Hách / Chánh Tổng / Lý Trưởng / Bá Kiến ....' Khi tiếp xúc với các đối tác, tuy phải cùng trao đổi nhưng liệu có làm vẻ vang cho Quốc gia? Những chuyến đi của họ tiêu tốn rất nhiều ngân sách từ thuế dân ( thoả thuê bù thèm cho thời xưa nghèo khó xó làng ) nhưng đem về hàng bãi sự học mót chắp vá, trao những dự án béo bở cho Nước ngoài, thảm hơn là đã 'xuất khẩu' những cảm nhận xấu, hình ảnh tối về tầng lớp quản trị Đất Nước ( từ làm việc, phong cách , giao tế, lề lối, sinh hoạt, ăn chơi hưởng thụ....). Họ vung tiền mua mọi thứ hàng hoá Nước ngoài cho gia đình, đến mức không còn chỗ cho hàng nội. Còn điều chưa hay của Đất Nước , cộng hưởng cùng thói tật vô xỉ của chính họ thì bị tích phát và tán tàn đển mức đỉnh điểm khi họ ra Nước ngoài ! Tôi đã nghe một số chuyên gia vài Nước khi nhắc đến điều này nhận xét : thảm hoạ thuộc đầu bảng của một Quốc gia là lớp quan chức kiểu trên ( nó lâu dài, di căn, tung tác, huỷ họai hơn ngoại xâm nhiều lần ) ! Cũng không ít công chức có tự trọng, đi đây đó nhiều, buồn bã tâm tư 'cảm thấy hổ nhục khi họ thấy phổ biến quá những quan chức 'xuất khẩu' kiểu như thế !
.
Nhân dân thì bao giờ cũng là đỉnh cao nhất phải tôn trọng!
Nhưng có nhiều người - thuộc áp cuối trong đó - nay có thể gọi muôn tên tân thời mĩ miều, nhưng cũng vốn mang gene xưa : cậu Bờm, anh Nô, thằng Chí, chị Hến, thị Nở, em Màu....( đã từng đáng thương, nên được thông cảm, cũng cần sẻ chia, có vài điểm tốt...). Nay mở cửa hội nhập thì nhiều như chảy chợ : có kẻ đi buôn lậu xuyên hải quan, chuyên vượt biên giới đánh bạc, trụ lại xứ người kiếm sống ở các ổ 'làng chơi' , dẫn mối cho tư thương lẫn ma cô Nước ngoài, cấu kết với kẻ làm hại đồng loại....Khiến cảnh sât nhiều Nước noi vo cả đống rằng 'nhiều kẻ Nước V'..... Dĩ nhiên còn rất nhiều người khác lành mạnh hơn là xuất khẩu sức lao động cho ngoại Quốc! Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận lại khi lắng nghe nhiều chủ doanh nghiệp Nước ngoài khi tiếp nhận sử dụng họ nhận xét ( khái quát, quy nạp đến mức chúng ta nghe vừa ghét vừa xấu hổ ) rằng : người Xứ mày đến Nước tao đem theo bao nhiêu sự bực mình, nặng là tệ nạn, nhẹ là muôn thói xấu trong đủ chuyện! Hãy tưởng tượng có những 'con....' không làm mình chết, nhưng khiến rối loạn tâm trí, phiền nhiễu, cản trở điều hay.... Như thế thì rõ là những người đó đã 'xuất khẩu' tập tính, thói quen, văn hoá xấu của Nước mình, cùng họ, đến Xứ người rồi còn gì !!!
....
Biết bao nhiêu doanh nhân ý chí, trí thức chân chính cũng đã, đang xuất khẩu các giá trị của họ, của tổ chức ra Nước ngoài!!! Thật tuyệt vời hơn, lợi ích hơn nữa cho Đất Nước khi được đội thêm 'thương hiệu Quốc gia' sang trọng, đẹp đẽ....mà cả Thế giới thừa nhận !!!! Họ cũng đã rất nhiều cố gắng để tạo thêm điều đó!
Nhưng còn hai tầng lớp vô cùng quan trọng góp phần lớn vào 'thương hiệu Quốc gia' chính là giới quan chức và nhân dân !!!! Thông qua cách họ 'xuất khẩu' các giá trị của bản thân mang giá trị Quốc gia như thế nào khi đi ra các Nước khác.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Khơi dậy sức mạnh mềm

    29/04/2016Trần Trọng ThứcCho dù trọng tâm cuộc mưu sinh của người đời luôn gắn liền với chuyện cơm áo gạo tiền, nhất là trong thời kỳ kinh tế đang trên đà suy thoái, nhưng không ai trong chúng ta có thể phủ nhận các giá trị văn hóa vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống, không chỉ trên bình diện quốc gia mà cả quốc tế.
  • Khoan dung: Giá trị cốt lõi của sức mạnh mềm

    16/02/2016Trần Sĩ Chương“Thái độ quyết định hành vi, hành vi quyết định định mệnh”. Khoan dung là thái độ quyết định giá trị, định mệnh của một con người và từ đó quyết định sinh mệnh của cả một đất nước...
  • Về 'niềm tự hào' trong hội nhập toàn cầu

    21/10/2015Nguyễn Tất ThịnhBạn hãy hỏi một người nào đó tuổi từ thiếu niên đến cao niên, từ người nghèo đến giàu xem 'niềm tự hào' của họ là gì? Bạn sẽ thấy càng người thành đạt thực sự thì câu trả lời sẽ là về những giá trị rộng lớn mà họ thụ hưởng được khắp năm châu bốn bể, thành giá trị của chính họ trong hành trình sống và sự nghiệp! Nhưng bạn lại thấy tuyệt đại đa số chính khách sẽ hô lên...
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Để phát huy sức mạnh mềm Việt Nam

    31/07/2014Ly LamSức mạnh mềm giúp một quốc gia nhận được nhiều cảm tình và sự hợp tác từ bên ngoài. Khi cần sự hỗ trợ, họ cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những quốc gia khác.
  • Ý chí sắt đá nhưng thái độ phải mềm dẻo, khôn ngoan

    09/06/2014Cẩm Thuý (thực hiện)Nếu nghĩ rằng rất dễ để thoát ra khỏi sự lệ thuộc thì đó là sự chủ quan và chưa sáng suốt. "Chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình"...
  • Trăn trở về thương hiệu quốc gia

    02/10/2009Nguyễn Tất ThịnhCó bao nhiêu nhà chính khách, trí thức, nghệ sĩ, nhà quản lí… đi công tác, giao lưu ra quốc tế như trảy hội… mang Hộ chiếu Việt Nam. Họ có mang tinh thần Việt Nam và sứ mệnh kiến quốc cao cả họ phải đội cao lên đầu khiến những đối tác của họ phải kính nể và lắng nghe họ cẩn thận để tôn trọng tên tuổi nước Việt và phải thừa nhận những lợi ích chính đáng của dân tộc Việt không nhỉ ? Họ có làm cho Thương hiệu Việt rạng danh không?
  • Hãy biết mềm hoá những cơn giận dữ

    27/01/2004Đưa tin xấu tới khách hàng là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, đó là một bổn phận mà nhà kinh doanh phải thực hiện khi việc làm ăn không suôn sẻ. Sự thấu hiểu và trình độ chuyên nghiệp trong trường hợp này thể hiện ở khả năng mềm hóa những cơn giận dữ từ phía khách hàng...
  • xem toàn bộ