"/>"/>

Hội nhập để góp phần phát triển văn hóa

09:50 SA @ Thứ Năm - 14 Tháng Mười, 2010
Lâu nay, dường như câu hỏi về sự được - mất trong hội nhập, giao lưu văn hóa với thế giới đang là nỗi băn khoăn của nhiều người và thiết nghĩ, nếu xét về bản chất thì câu hỏi ấy mới chỉ đề cập tới "phần nổi của tảng băng".Bởi với sự đa dạng, phong phú, nhưng không kém phần phức tạp của khả năng sản xuất, truyền bá văn hóa - văn minh như ngày nay, người ta dễ bằng lòng với việc nhận diện văn hóa trong những biểu hiện bề ngoài, nơi mà sự được - mất thường lộ diện cụ thể, còn những chuyển dịch và những biến thiên văn hóa có ý nghĩa quyết định lại ẩn chứa trong sự ra đời, hình thành của một hệ thống giá trị văn hóa mới tương ứng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Và để có điều đó, tất cả phụ thuộc vào chính chúng ta - chủ nhân của nền văn hóa, chứ không phụ thuộc vào tác động từ ngoại cảnh.

Năm 2006, với sự kiện gia nhập WTO, lộ trình hội nhập với thế giới của Việt Nam đã thêm mở rộng, các điều kiện cần thiết cho sự nghiệp chấn hưng và phát triển đất nước đã được bổ sung thêm các yếu tố mới. Tuy nhiên chính lúc này, khi mà thời cơ đang được tạo ra thì đồng thời nó cũng đưa tới những thách thức sống còn, và đòi hỏi từ mỗi người cho tới toàn bộ xã hội một sự tỉnh táo, một tầm nhìn xa trông rộng, cố gắng vượt lên chính mình để phát triển. Vì ngày nay, dẫu từ một góc nhìn quan phương và bảo thủ đến mức nào đi chăng nữa thì không ai có thể phủ nhận được rằng thế giới đã có nhiều biến đổi, các mối liên hệ nhân loại đã chứa đựng những tính chất khá khác biệt so với trước đây, đặc biệt là sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã không chỉ "nối dài cánh tay" của con người mà còn giúp cho các thế lực kinh tế - chính trị hùng mạnh có thêm khả năng để chi phối (thậm chí lũng đoạn) các mối quan hệ toàn cầu.

Có một thực tế là từ cuối thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ XXI, sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia đã không còn là ý muốn chủ quan của bất cứ người nào. Đó là một tất yếu khách quan, nhất là khi đã xuất hiện một số vấn đề mang tính toàn cầu, mà nếu không có sự hợp tác, hợp lực của các quốc gia thì loài người sẽ không thể giải quyết. Do đó, một khi đã thừa nhận sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau thì vấn đề cấp thiết đặt ra đối với mỗi quốc gia - dân tộc chính là việc phải giải quyết một cách nghiêm túc những nội dung có liên quan tới vấn đề nội lực, và nội lực ấy phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực xã hội, trong đó cùng với nội lực kinh tế và nội lực chính trị, thì nội lực văn hóa là một thành tố quan trọng. Đó cũng là cơ sở để lý giải tại sao trong những vấn đề lý luận và thực tiễn được đặt ra gần đây, Đảng ta luôn luôn khẳng định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển...

Trong lịch sử văn hóa của dân tộc, sự giao lưu - tiếp biến với các nền văn hóa - văn minh khác đã từng diễn ra theo các xu hướng khác nhau, từ tự phát đến tự giác, từ giao lưu - tiếp biến qua các quan hệ quốc tế thông thường tới tình thế bị "cưỡng bức" về văn hóa sau những cuộc xâm lăng, bị nước ngoài thôn tính, và dấu ấn sâu đậm nhất còn lại tới hôm nay là sự tồn tại trong hệ thống giá trị văn hóa - văn minh của dân tộc các giá trị có nguồn gốc Trung Hoa, Ấn Độ... Nhưng dẫu vậy, sau hàng nghìn năm, chúng ta phải thừa nhận rằng sự giao lưu - tiếp biến ấy diễn ra trong một không gian hẹp, ít có biến động trong hệ thống giá trị, và sự gần gũi về sự lựa chọn (như cách nói của một thời là do "đồng văn, đồng chủng") ít nhiều cũng đưa tới khả năng dễ thích ứng, dễ học hỏi, dễ tiếp nhận và cha ông chúng ta đã lập nên một kỳ tích là phối kết một cách hài hòa giữa các yếu tố văn hóa nội sinh với các yếu tố văn hóa ngoại sinh để tạo lập một văn hóa dân tộc vừa đậm đà về bản sắc, vừa theo kịp với trình độ chung của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIX, nền văn hóa đã có hàng nghìn năm tuổi đời với hệ thống giá trị mang tính truyền thống đã dần dần bộc lộ nhiều hạn chế cốt tử khi buộc phải đối mặt với cuộc xâm lăng của người Pháp, phải đương đầu với một thế lực văn hóa - văn minh vừa khác lạ, vừa hùng mạnh hơn đến từ phương Tây. Và thất bại của cha ông chúng ta trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của tổ quốc ở nửa cuối thế kỷ XIX đã cho thấy điều đó. Song, như một "vô thức lịch sử", sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau một thời gian đã đưa văn hóa - văn minh Việt Nam tới một cuộc giao lưu - tiếp biến mới và chính cuộc giao lưu - tiếp biến này đã khơi dậy các tiềm năng văn hóa còn ẩn chứa trong sức sống của dân tộc, đồng thời mở rộng giới hạn của sự học hỏi và tiếp nhận các thành tựu văn hóa - văn minh tiên tiến của nhân loại, giúp các người con ưu tú của dân tộc, mà tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm ra con đường giành lại độc lập cho Tổ quốc. Để rồi hôm nay nhìn lại, không ai có thể phủ nhận được rằng văn hóa dân tộc đã có bước phát triển vượt bậc, đã chứng tỏ được tính ưu việt của toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần trong khi trực tiếp góp phần làm nên hai cuộc kháng chiến vĩ đại trong thế kỷ XX.

Ở đầu thế kỷ XXI, xét đến cùng thì hội nhập về văn hóa cũng chính là sự tiếp tục công cuộc đã được bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước và điểm khác nhau cơ bản ở chỗ nó diễn ra trong bối cảnh kinh tế - chính trị mới, mà vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định là nền độc lập cùng vận mệnh của đất nước đã thuộc về nhân dân. Điều đó cũng đồng thời quy định quá trình hội nhập phải đặt trong tương quan, phải tìm thấy động lực từ ý thức tự giác của toàn dân tộc theo ý nghĩa hội nhập để phát triển chứ không phải để đánh mất mình, hoặc dần dần làm biến đổi diện mạo văn hóa - văn minh dân tộc, trở thành bản sao của những mô hình khác, vượt ra ngoài định hướng xã hội.

Nhìn vào thực tế văn hóa sau gần một thế kỷ, với các đặc điểm riêng mang tính lịch sử, phải nói rằng trong đời sống văn hóa của xã hội Việt Nam đã có sự hiện diện của không ít giá trị có tính chất thực hành, các hành vi văn hóa vốn có nguồn gốc khác nhau, từ Trung Hoa, ấn Độ tới Pháp, Nga (Xô-viết), Mỹ... Cùng với thời gian, sự hiện diện ấy ngày càng được tăng cường bởi sự mở rộng hợp tác quốc tế cùng sự lan tỏa với cường độ cao của văn hóa - văn minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên phạm vi toàn cầu. Đó là các tiền đề rất quan trọng, giúp chúng ta bắt nhịp với nhịp sống chung của loài người, sống trong sinh quyển của thời đại để học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu các thành tựu văn hóa - văn minh tiên tiến trên thế giới. Và thực tế cho thấy, dù ít nhiều vẫn chỉ là tự phát thì trong sinh hoạt xã hội hiện tại đã xuất hiện những kiểu loại hoạt động văn hóa vốn chưa từng có mặt trong truyền thống (như trong kỷ luật lao động, trong sản xuất kinh doanh, trong quảng cáo, trong mốt, trong lễ hội,... đặc biệt nổi trội là trong hoạt động nghệ thuật). Song cũng ở thời điểm này, tính chất tự phát và tình trạng thiếu tỉnh táo trong giao lưu - tiếp biến văn hóa cũng đã làm nảy sinh một số hiện tượng không phù hợp với bản chất, với mục tiêu văn hóa của xã hội, thậm chí còn vận hành ngược chiều với các phẩm chất nhân văn. Sự sùng bái thái quá đối với các lợi ích kinh tế mà đẩy tới thái độ xem nhẹ các lợi ích tinh thần, thói hưởng lạc và sự vô cảm trước cái ác, lối làm ăn "chụp giật" cùng các hành xử coi thường luật pháp và kỷ cương xã hội, sự "lên ngôi" của đồng tiền và thói vô trách nhiệm với cộng đồng,... tất cả đang là những nguy cơ có khả năng làm băng hoại lối sống và quan niệm văn hóa chung. Cũng tức là hôm nay, thực trạng văn hóa - văn minh của đất nước đang ở trong tình trạng "hỗn dung" mới, khá phức tạp, vừa chứa đựng các giá trị có thể góp phần làm phong phú văn hóa - văn minh, lại vừa mang chứa các khả năng có thể tác động làm biến đổi diện mạo văn hóa - văn minh nếu chúng ta tiếp tục xây dựng, củng cố nội lực văn hóa, hoặc thiếu một bản lĩnh văn hóa bảo đảm cho quá trình giao lưu - tiếp biến diễn ra một cách lành mạnh và tích cực.

Với cái nhìn biện chứng về sự phát triển bền vững, chúng ta khẳng định phát triển kinh tế để làm cho dân giàu, nước mạnh phải đi cùng với phát triển văn hóa, với tinh thần dân chủ và công bằng xã hội... Vấn đề là ở chỗ, phải làm cho tinh thần đó được thấu triệt trong toàn dân, giúp toàn dân nhận thức được rằng bất kỳ một sự sai lệch nào xảy ra giữa các lĩnh vực hoạt động xã hội cũng đều có thể đưa lại hậu quả nguy hại, hậu quả đó có thể nhận diện trực tiếp cũng có thể sau một vài thế hệ mới lộ diện và cái giá phải trả là sẽ khôn lường. Hướng ra thế giới để học hỏi, làm cho tinh thần dân tộc giàu có hơn, mạnh mẽ hơn chứ không phải để làm suy giảm, thậm chí đánh mất các thành tố văn hóa đã làm nên truyền thống và lòng tự tôn dân tộc. Với ý nghĩa đó, về lý luận - thực tiễn, càng phải khẳng định rằng, trong những năm tháng này và cả trong tương lai, chúng ta hội nhập chính là để góp phần phát triển văn hóa.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Hội nhập ngược về văn hóa

    25/08/2009Nguyễn Văn MinhVới tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh...
  • Dòng chảy Việt trong “làn sóng" hội nhập

    17/01/2009Ths. Hà Huy TuấnDòng chảy Việt từ trước và cho đến hôm nay vẫn là những đương đầu và thách thức. Năm mới Kỷ Sửu – năm con trâu – trước những thách thức về kinh tế và hội nhập, thương hiệu Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng tỏa sáng trên bản đồ kinh tế và văn hóa nhân loại.
  • Truyền thống và hội nhập

    16/01/2009Tô PhánLịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại...
  • Giao lưu văn hóa trong thời hội nhập

    12/08/2008GS. TS Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa (GLVH) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, bản sắc dân tộc là cội rễ của GLVH. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • xem toàn bộ