Ngày Xuân nhẩn nha ngẫm chuyện Hổ tướng

03:47 CH @ Thứ Năm - 04 Tháng Hai, 2010

Ngũ hổ tướng chắc có nhiều bảng xếp hạng, nhưng chắc nổi bật nhất là năm danh tướng của.Lưu Bị, chủ yểu được phổ biển là nhờ bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Nguyên việc xếp hạng ngôi thứ của năm ông này cũng khiến người hâm mộ miệt mài tranh luận truyền đời. Tạm coi thứ tự: Quan, Trương, Triệu, Mă, Hoàng là được dùng nhiều nhất thì lý do vì sao lại là năm ông đó cũng tốn giấy mực. Bởi lẽ, chữ công trạng liên với công bằng.

Người đọc Tam Quốc được sung sướng, được thỏa mãn tinh thần siêu vị trí là vì lẽ ấy. Tướng tài đến mẩy cũng chỉ hiện lên ước mong cuốn sổ bình sinh công với tội thỏa đáng. Dằng dặc những chương hồi là những lời bàn, những đánh giá về các ngài của đồng đội, kẻ thù và hậu thế. Năm kẻ bất đắc dĩ bổ khuyết cho nhau, có ông Lưu Bị như băng dính mới mạnh tay mà xếp được, cho dù Quan Công nhất quyết không chịu đứng cùng ông già Hoàng Trung cựu địch thủ. Không riêng người Tàu mới thích phân ngôi thứ, bang hội. Người Mỹ mê băng Ocean quá nên làm phim 11 tên cướp ngân hàng dắt dây thành 12 rồi 13 tên, toàn trai anh hùng gái thuyên quyên. Nhưng Mỹ thực dụng, chỉ trần xì số đếm. Còn văn sử Tàu ưa trang hoàng, ví von vòng vèo nhân vật với kỳ hoa dị thảo, mãnh thú dũng cầm. Mà mãnh thú hàng đầu là con hổ. Thực tế hổ là con vật đi săn đơn lẻ, nhưng phép hoán dụ toàn xếp “ngũ hổ”.

Vì sao là ngũ thì cũng dễ luận. Vũ trụ thì có ngũ hành, cơ thể thì có ngũ quan, bàn tay thì năm ngón kiêu sa, năm thì vừa đủ để không chia đôi chéo cánh tá lả, năm lại là phái sinh của tam tài tạo cân bằng mà không thành chân vạc, nhà năm gian truyền thống luôn có gian giữa trang trọng thờ cúng tổ tiên, năm lại là số đếm tốt sau Sinh, Lão, Bệnh, Tử, mở đầu quá trình mới. Tranh Hàng Trống có bức Ngũ hổ, bài Văn khẩn có câu “con lạy năm dinh quan lớn”, có ban thờ Ở bên dưới Công đồng, nơi người ta cúng thịt sống, trứng tươi, gạo và muối. Hổ là con vật mặt mày lừ lừ, bí hiểm, hành tung thoắt cái đã bạt vía con mồi; trâu bò ngửi mùi hổ đã đổ bệnh. Nói vậy chứ ta suy từ con mèo là chính, cái thứ tiểu hổ suốt ngày thích thu mình yên ẩm với liếm lông rửa mặt. Còn hổ bây giờ mấy ai giáp mặt, nó không tuyệt chủng thì người gặp nó cũng chưa chắc toàn mạng trở về kể lại cho ta nghe được vuốt râu hùm ra sao. Có ghép năm con hổ vào với nhau dù phi lý thì cũng chỉ là hổ giấy, người ta lạy cái hình con hổ, cái tinh thẩn mãnh chúa ghê gớm chứ ai vác bát nhang vào vườn Bách thú.

Quan Vũ

Năm ông tướng của Lưu Bị trong Tam Quốc, chỉ quần thảo trong phạm vi công việc của mình, trước phò chúa, sau lập danh. Chưa biết thực hư sự đóng góp cho phát triển chiển thuật quân sự ra sao (toàn thẩy các ông tự tôn cá nhân kiểu anh hùng cái thế), nhoằng cái đã thấy Quan Vũ qua năm ải chém sáu tướng, thoắt lại có Triệu Vân tả xung hữu đột hạ sáu mươi tướng Tào giải cứu ẩu chúa. Ðáng nể là ớ chỗ ông trùm họ Lưu kia. Ông ta thu phục những con hổ cá tính đầy mình kia sao mà khéo. Trước nhất là ông ta phải làm hả dạ tẩm lòng tự ái cao độ của họ (và gián tiếp làm hả hê độc giá ái mộ các võ tướng). Màn ném con xuống đẩt mà bảo "Vì đứa trẻ này mà ta suýt mẩt một đại tướng" thực chỉ có những nhà chính trị cao cường mới dụng được. Chỉ cần hành động đó mới khiển người ta thấy xứng đáng với việc tả xung hữu đột đặc sệt phong cách phim hành động Hollywood của Triệu Vân, còn những ban danh tính, vàng ngọc, chẳng thẩm tháp gì. Có người cho rằng hành động của Lưu Bị là "thủ đoạn” nhưng cái này phải hỏi ông La Quán Trung, Vì đã sử dụng đạo cụ và nhân vật hoàn hảo trọn vẹn, không phải bày ra thêm món nào thừa thãi. Té ra ông này đã nêu ra một định nghĩa: sản phẩm của “hổ tướng” không quan trọng bằng hành vi của anh ta. Như thể mới khiển người ta nhớ lâu, mới thẩy vị trí ngủ hổ tướng là vô song.

Trương Phi

Vấn đề ngũ hổ soi vào văn hóa công sở cũng thẩy vô khối sự. Ai cũng biết các cơ quan đòi hỏi kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork), một nhóm tốt cũng là một "ngũ hổ” ăn ý, kể cả ăn ý chia chác. Ngũ hổ vừa tranh hùng, vừa thúc nhau chuyển động thay vì ôm chức danh ngũ vị tôn ông râu dài tới rốn. Ngũ hổ là những kẻ vất vả, liều mình nơi gian khổ nhẩt, có họ thì công việc cụ thể mới chạy, mà có thể những Khổng Minh mới thong thả cầm quạt tung hoành những lớp lang quân sư được.

Ngũ hổ tướng là những kẻ chuyên nghiệp trong việc của mình, không dựa dẫm vào ai, bằng cớ là Quan Vũ vể đâu cũng lừng lững uy danh. Họ đi lên từ chính thực lực của mình, chẳng phải hoàng thân quốc thích hay thừa hưởng của ai. Cứ nói “một người lo, kho người làm” - nhưng thử không có mấy ông này mà xem - công việc chắc đã thành? Một không gian, một thời đại bày sân khấu cho họ tỉ thí, hẳn là không gian, thời gian của tinh thần hiệp sĩ, thời mà những tay cuối mùa Don Quichotte lưu luyến. Nhưng danh hiệu Ngũ hổ tướng cũng như Tam Quốc vẫn làm mê say các thể hệ độc giả mới, ẩy là tinh thần oai dũng vốn nâng đỡ xoa dịu những cuộc đời bé mọn. Chúng ta giờ chẳng mẩy ai dám một mình một ngựa trong mọi việc, có Microsoft thì cũng có Apple. Và lại bây giờ người ta ưa những mẫu cầu kỳ hơn, đến phim Xích Bích bom tẩn cũng pha chể các nhân Vật Tam Quốc ướt sượt, nhưng Ngô Vũ Sâm đâu phải La tiên sinh, vốn chỉ cho mỗi Lã Bố “hí” Ðiêu Thuyền tí chút.

Mã Siêu

Hình tượng Ngũ hổ thời nay phải nhiều thương tích trên da lẫn trong tim mới đúng khẩu vị. Ngay hình ảnh của các nhân vật Tam Quốc trong trò chơi điện tử cũng theo xu thế nữ tính hóa: mặt thanh tú, mắt đen lay láy kiểu Hàn Quốc, tóc tím tóc xanh, quần áo kiểu cosplay hay manga Nhật Bản. Mà chẳng cứ Ngũ hổ tướng Ả Đông, đến anh hùng màn bạc Mỹ cũng phải phô trương vẻ đẹp quyển rũ, các chị em có khi lại thích những mẫu anh hùng về vườn, quay đầu lại là bờ. Vườn tược thì ai cũng biết, chốn ẩy các chị thuộc như lòng bàn tay.

Dẫu chẩt “macho” của hùm beo có gia giảm, thì giá trị bất biển của Ngũ hổ tướng về lòng tự trọng, sự khảng khái và trung tín vẫn phải đảm bảo. Khi đời “nhiễu nhương”, khi đời sống thực chưa đủ giàu có chất liệu, mỗi độc giả (thường là trẻ) háo hức với lối cắt đặt của tác giả Tam Quốc, với cái đẹp của những danh tướng kia để ôm một mộng ước có khi vô thức về một cõi “bảy thực ba hư". Dùng Ngũ hổ tướng là dùng người tâm phúc, chọn mặt gửi vàng, vì vậy không phải vô cớ mà những kẻ này chủ yếu đại diện cho loại tính cách lý tưởng, nhiều khi lý tưởng đến xung đột với xung quanh, đều không đi được cùng với phe của mình đến đích (trong Tam Quốc là cái đích nhất thống thiên hạ. Năm ông có khi hoặc sa cơ, chết giữa trận tiền hoặc lâm bệnh mà mất). Khó mà thông được việc “hổ tướng” lại là những kẻ viên mãn đề huề, hoạn lộ thênh thang đắc chí.

Triệu Vân

Hoàng Trung

Nhưng thử thắc mắc theo lối thực dụng ngày nay nhé. Sao có Ngũ hổ tướng lừng lẫy thế mà Lưu Bị vẫn chẳng lấy được thiên hạ? Phải chăng vai trò Ngũ hổ ấy chỉ như những viên ngọc trên chiếc vòng trang sức, cũng như chỉ có thể cấp tập giữ được lãnh địa của minh chủ trong một giai đoạn? Việc quân cơ không nói trước được, dù “bảo thắng là thắng” thì cũng phải dựa trên sự mềm dẻo linh hoạt của nhiều yếu trong tay. Cao ngạo như Quan Vũ, nóng tính như Trương Phi, cậy sức như Mã Siêu, những nét tính cách rất con người khiến người đọc đồng cảm hơn vì thấy mình trong đó. Hiềm nỗi tật nào của các vị ấy ta cũng có mà ta chỉ được mang lốt Tiểu Hổ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm & Tứ tôn châm

    01/10/2009Trà Sơn Phạm Quang ÁiHoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm là một trong số rất ít người đậu đại khoa thời phong kiến khi ở cái tuổi còn rất trẻ như thế. Khi thi đỗ đại khoa, được cùng các vị tiến sĩ đồng khoa triều kiến vua Thành Thái, nhà vua đề nghị mỗi vị tân khoa tiến sĩ hãy góp kế sách để phục hưng quốc gia, Nguyễn Khắc Niêm đã đọc 4 câu như sau:
  • Mừng xuân Kỷ Sửu

    01/08/2009Người Việt Nam ta mỗi năm có may mắn được một dịp để cả dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể. Đó là ngày Tết - một ngày trọng đại có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, tạo nên sự đồng nhất về ý nghĩ và rung cảm của mọi người, trong một xúc cảm trang trọng, vừa mơ hồ, vừa thiêng liêng. Nhân dịp Tết Kỷ Sửu, Chungta.com xin trân trọng chia sẻ với độc giả những bài viết thể hiện chiêm nghiệm, suy tư, rung động của con người trước độ xuân về...
  • Tướng Giáp, Tướng McNamara và "bảo hiểm quốc gia"

    29/07/2009Hiệu MinhBáo chí đang bàn về thế hệ lãnh đạo tương lai cho đất nước. Con người họ, với tài năng và nhân cách là sự đảm bảo cho hình ảnh và cả an ninh quốc gia. Nếu được dịp bỏ phiếu trực tiếp cho họ nghĩa là người dân đã thực sự mua bảo hiểm cho đất nước.
  • Ngày xuân tìm hiểu về phong thủy

    20/02/2009Cử Đúp“Phong thủy” , một loại hình tín ngưỡng ở Trung Quốc cổ đại. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem họa, phúc người ở hoặc cho linh hồn người chết. Có người khác lại quan niệm rằng: “ Phong thủy, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc phần đất mộ nơi chôn cất người chết. Thời xa xưa, người Trung Hoa đã căn cứ vào đó để đoán chuyện lành dữ, tốt xấu của đời sống con người và vạn vật.
  • Rước chữ chào Xuân

    29/01/2009Long Tuyền

    Khởi đầu từ thời kỳ nào xa xăm trong lịch sử, không ai dám chắc, chỉ biết rằng với ảnh hưởng từ phương Bắc, nền văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn coi trọng chữ nho...

  • Xuân du phương thảo địa

    27/01/2009Phan Cẩm ThượngLàm và chơi thời nào cũng vậy, nhưng đối với người ngày xưa làm thì chỉ cốt đủ ăn, chơi là để tiêu dao trong trời đất, không giống như con người ngày nay làm cốt thật nhiều tiền, chơi thì thủng trống long bòng mới thôi...
  • Ngày xuân bàn về Minh Triết

    25/01/2009Hoàng Ngọc HiếnĐịnh nghĩa minh triết là gì? - việc này rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: "Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết". Đại học tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000 USD, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia. Đây là nội dung tham luận trong buổi sinh hoạt học thuật đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt được thành lập cuối quý II năm 2008...
  • Ngày xuân nói chuyện thư pháp

    23/01/2009Trung Vũ ChấnThư pháp là nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông trên giấy, lụa, có bố cục đẹp với những nét chữ như tranh vẽ: Trước kia viết chữ là minh họa cho bức tranh, sau này là bức họa toàn thằng chữ. Đây là một nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông, được gọi là nghệ thuật Thư pháp.
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • Ngày xuân nói chuyện con người

    17/01/2009Nhà văn Vũ HạnhNgày xưa khi Digogène cầm đèn đi giữa ban ngày, đáp câu hỏi: "Ngài đi đâu đấy?" bằng câu: "Đi tìm một người”, hẳn nhà hiền triết thời cổ đã muốn đòi hỏi nhân tính như một biểu hiện thanh cao của một bản chất lý tưởng, khác xa với sự tầm thường ti tiện phổ biến trong những hạng người gọi là quý phái đương thời.
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • xem toàn bộ