Nền tảng của Tình Yêu

10:47 CH @ Thứ Bảy - 26 Tháng Bảy, 2014

Chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn cho nhau. Chúng ta tới với nhau bằng tâm hồn, chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn đẹp cho nhau. Ta biết tâm hồn đẹp của người là có mặt trong tâm hồn đẹp của ta và tâm hồn đẹp của ta lại có mặt trong tâm hồn đẹp của người. Chúng ta phải biết giữ gìn và duy trì tâm hồn đẹp ấy cho nhau và ta hãy đem tâm hồn đẹp đó mà hiến tặng cho nhau.

Nền tảng của đạo phật là Trí tuệ và tình yêu được bắt đầu từ đó. Ngày này có ai biết Phật dậy như thế nào về tình yêu không? Yêu thương theo phương pháp của đạo Phật là tình yêu từ bi hỉ xả, là hiểu biết và yêu thương.

Trong đạo Phật từ bi gắn liền với trí tuệ. Khi có trí tuệ thì chúng ta có thể hiểu nhau. Không hiểu thì không thể yêu thương sâu sắc, không hiểu thì không có tình yêu đích thực. Vì thế, hiểu là nền tảng của tình yêu thương.

Có hiểu thì mới có thương. Mỗi một cá nhân đều có những nỗi niềm, suy nghĩ riêng. Nếu không hiểu sẽ dẫn đến trách móc, giận hờn. Và điều làm cho tình yêu có thể trường tồn mãi mãi là đó sự tin tưởng lẫn nhau. Khi ta tin người khác như tin chính bản thân mình thì mình sẽ không bao giờ nghi ngờ họ, có như thế thì tình yêu thương mới tồn tại được.

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả:

"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

"Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

"Hỷ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

"Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc

Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là "nhất như", tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn

Xin chia sẽ thêm về sáu phương pháp để giữ gìn và chăm sóc tình yêu của ôn Thái Hòa giảng tại chùa Phước Duyển ngày 22-12-2002.


1. Không Lạm Dụng Thân Thể:

Điều này có nghĩa là đến với nhau không lạm dụng thân thể của nhau mà chỉ để giúp nhau. Nếu ta tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau thì chúng ta sẽ thất bại, bởi vì tất cả các cảm giác nào do thân thể đem lại nó rất là hạn chế và những sắc đẹp do thân thể đem lại cũng rất hạn chế. Do đó, nếu ta đi tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau, thì chúng ta rồi cũng phải chia tay nhau. Tại sao như vậy? Bởi vì sắc đẹp nào rồi cũng tàn và cảm giác dục vọng nào, rồi cũng đi qua và để lại cho thân thể một sự trống trải, một sự khao khát tiếp tục. Bởi vậy, trái tim của tình yêu lứa đôi hay khởi lên dông bão và nó cuốn hút, khiến cho mỗi người phải đi mỗi nẻo và hai gia đình quan hệ với nhau rất đẹp trở thành xa lạ và không khéo trở thành hận thù là do người ta tới với nhau vì lạm dụng thân thể của nhau.

Vì sao chúng ta tới với nhau để chăm sóc thân thể cho nhau? Vì ta nhìn sâu vào thân thể của ta, ta sẽ thấy cơ thể này không phải đơn thuần là của ta, thân thể này ta có được là do cha mẹ ta, thân thể này ta có được là do ông bà tổ tiên, nội ngoại của ta, do có cha mẹ ta, có ông bà tổ tiên của ta, nên ta mới có được thân thể này, cho nên ta đi tới với nhau là để chăm sóc thân thể cho nhau và hai người chăm sóc thân thể cho nhau, có nghĩa là chăm sóc trái tim cho cha mẹ ta, ta chăm sóc trái tim cho ông bà nội ngoại, chú bác, cô dì và cho bạn bè của ta. Nếu ta biết được như vậy, thì ta sẽ sống rất hạnh phúc với nhau trong đời sống lứa đôi.

2. Giữ Gìn Lời Nói Cho Nhau:

Chúng ta tới với nhau để giữ gìn và chăm sóc lời nói cho nhau. Trong tình yêu lứa đôi nếu mình không biết chăm sóc lời nói cho nhau, thì hạnh phúc sẽ đổ vỡ ngay, dông bão sẽ nổi lên ngay và sẽ cuốn hút, đẩy hai người đi hai phương trời xa lạ. Do đó, trong đời sống tình yêu lứa đôi, chúng ta đi tới với nhau là biết chăm sóc lời nói cho nhau. Chúng ta phải nói những lời nói dễ thương, chúng ta phải nói những lời nói khiêm tốn. Chúng ta không bao giờ sử dụng từ ngữ có tính cách tự hào về sở học của mình, về nghề nghiệp của mình để nói với nhau.

Nếu trong tình yêu lứa đôi, ta sử dụng ngôn ngữ mang tính cách tự hào về sở học, nghề nghiệp, về cách tạo ra nhiều tiền của mình, thì rất có thể dông bão sẽ nổi lên và sẽ đẩy hai người về hai phương trời xa lạ.

Lại nữa, trong đời sống lứa đôi phải chăm sóc lời nói cho nhau, không bao giờ nói những từ mang tính tự hào về gia tộc của mình. Nếu mình nói với nhau bằng tự hào về gia tộc của mình, hạnh phúc sẽ tan vỡ và từ đó tình yêu lứa đôi trở thành bão tố giết chết hai người. Bởi vậy, hai người đi tới với nhau phải biết chăm sóc lời nói cho nhau. Nên khi một người nói những lời nói có tính cách không trong sáng, thì người kia phải ngồi im, lắng nghe và sau đó thấy đối phương trở lại trạng thái bình thường, thì mới nói "hồi nảy anh / em nói những lời nói nghe không dễ thương". Mình chăm sóc lời nói cho nhau như vậy, thì đời sống lứa đôi của mình, tình yêu lứa đôi của mình, trái tim lứa đôi của mình đập theo nhịp đập nhẹ nhàng, an toàn. Nó không đập theo nhịp đập của vội vã hấp tấp, dồn nén. Khi trái tim của ta đập vội vã, hấp tấp, dồn nén, tức giận, thì lưu lượng máu trong cơ thể chúng ta chảy không bình thường, não bộ của chúng ta không còn tỉnh táo và đó là nguy cơ dông bão nổi lên trong đời sống tình yêu lứa đôi, đời sống gia đình. Bởi vậy, muốn bảo toàn trái tim của tình yêu lứa đôi, muốn bảo toàn hơi thở của tình yêu lứa đôi..., chúng ta phải giữ gìn lời nói cho nhau.

3. Giữ Gìn Tâm Hồn Cho Nhau:

Chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn cho nhau. Chúng ta tới với nhau bằng tâm hồn, chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn đẹp cho nhau. Ta biết tâm hồn đẹp của người là có mặt trong tâm hồn đẹp của ta và tâm hồn đẹp của ta lại có mặt trong tâm hồn đẹp của người. Chúng ta phải biết giữ gìn và duy trì tâm hồn đẹp ấy cho nhau và ta hãy đem tâm hồn đẹp đó mà hiến tặng cho nhau.

Tâm hồn của chúng ta cũng có những chất liệu của ích kỷ. Trong tình yêu lứa đôi nó hay tiết ra chất liệu này. Tình yêu lứa đôi hay tiết ra chất liệu ích kỷ, chất liệu ghen tuông. Nếu mình không đủ thông minh để giữ gìn cho nhau thì chất liệu ghen tuông đó sẽ đi ra trong cách nói của mình, trong cách xử lý của mình và dông bão sẽ khởi lên và nó đẩy tình yêu của chúng ta đi vào khung trời tối tăm và thất bại. Trái lại, trong tâm chúng ta có những chất liệu rất tốt, đó là chất liệu khiêm tốn, chất liệu xả kỷ, chất liệu hiếu kính, chất liệu chân thực, chất liệu bao dung. Chúng ta phải biết chăm sóc tâm hồn cho nhau bằng cách làm cho những chất liệu tốt đẹp đó có mặt thường trực trong tâm hồn của chúng ta. Nếu chúng ta biết chăm sóc tâm hồn cho nhau thì tin chắc rằng chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc, không phải hạnh phúc theo kiểu đời thường, mà mình còn có hạnh phúc theo cách nhìn và cách cảm nhận của bậc Thánh trong tình cảm lứa đôi, trong tình yêu lứa đôi.

4. Chăm Sóc Quyền Lợi Cho Nhau:

Ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau. Quyền lợi cho nhau ở đây là người chồng phải biết chăm sóc quyền lợi cho người vợ và người vợ phải biết chăm sóc quyền lợi cho người chồng và người chồng phải biết chia sẻ quyền lợi làm chồng cho người vợ, và người vợ phải biết chia sẻ quyền lợi làm vợ cho người chồng. Còn nếu người chồng chỉ biết hưởng thụ quyền lợi làm chồng, thì tức khắc người vợ bị đàn áp và người vợ chỉ biết hưởng quyền lợi làm vợ, thì tức khắc người chồng sẽ bị đàn áp, và người vợ sẽ lấn lướt người chồng. Và khi sống trong một gia đình mà người chồng có cảm giác mình bị vợ đàn áp hoặc là người vợ có cảm giác mình bị người chồng đàn áp, thì hạnh phúc giữa hai người không thể nào có mặt. Bởi vậy, chất liệu thứ tư là chúng ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau, từ quyền lợi bản thân đến quyền lợi gia đình; từ quyền lợi gia đình đến quyền lợi dòng họ; từ quyền lợi dòng họ đến quyền lợi xã hội..., chúng ta phải biết chăm sóc cho nhau. Cho nên, ta phải biết xem quyền lợi bên nhà vợ cũng giống như quyền lợi bên nhà chồng và quyền lợi bên nhà chồng thì phải xem như quyền lợi bên nhà vợ, cho đến quyền lợi xã hội cũng phải biết và đối xử như vậy.

Người chồng có được quyền lợi và vị trí trong xã hội, thì phải biết trong quyền lợi và vị trí ấy, cũng đang có mặt của vợ mình. Người chồng phải ý thức rằng, nếu không có vợ mình chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình và yểm trợ nhiều mặt cho mình, thì làm sao mà mình có vị trí và những quyền lợi này, nên những gì mình có được đều là có sự đóng góp của vợ, và đều có mặt của vợ mình ở trong đó, vì vậy quyền lợi của mình là quyền lợi của vợ, vị trí của mình là vị trí của vợ. Người chồng phải ý thức rõ như vậy, mới có thể cùng với vợ xây dựng hạnh phúc.

Có nhiều người chồng đi làm được nhiều tiền về hạch sách vợ và coi vợ rất là rẻ. Vợ chưa nấu cơm, chưa giặt áo quần, chưa dọn dẹp là bắt đầu quát nạt lên và như vậy tạo nên sự đau khổ cho nhau. Hoặc là có những người vợ rất ỷ lại về công việc của mình, xem chồng không ra gì, nói "cái gì cũng em làm hết, anh không có làm cái gì cả, anh chỉ được cái đi ra ngoài thôi, còn việc nhà anh không hay biết gì hết", người vợ nói với chồng như vậy, thì làm sao vợ chồng sống với nhau có hạnh phúc được. Nếu bà vợ ỷ lại công việc hằng ngày của mình như vậy, thì nhất định hạnh phúc lứa đôi giữa hai người không có gì bảo chứng cả.

Và khi đi ra giữa dòng họ cũng vậy. Người chồng đóng vai trò gì trong dòng họ, kỵ giỗ bên nội, bên ngoại của chồng, thì người vợ phải hết lòng hỗ trợ và người vợ có việc gì bên ngoại, bên nội của vợ, người chồng cũng phải hết lòng hỗ trợ, xem đó như là quyền lợi và trách nhiệm của mình, mình có trách nhiệm và quyền lợi ở trong đó, thì khi đó, mình mới có hạnh phúc trong lứa đôi. Còn nếu quyền lợi và trách nhiệm của vợ, chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của vợ và quyền lợi, trách nhiệm của chồng chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của chồng, thì hai trái tim đó tuy cùng nhau ở chung trong một gia đình và cùng nhau nằm ngủ chung một giường cũng thành ra băng giá và đời sống vợ chồng liền trở thành vô nghĩa. Và nếu nó không trở thành băng giá và vô nghĩa, thì hai trái tim đó cũng sẽ bốc lửa khiến cho ngôi nhà của tình yêu lứa đôi ấy bị cháy rụi.

Bởi vậy, trong tình yêu lứa đôi, chúng ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau.

5. Chăm Sóc Sự Hiểu Biết Cho Nhau:

Trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết chăm sóc sự hiểu biết cho nhau. Bởi vì, một người hiểu biết sống gần với một người không hiểu biết, thì không thể hạnh phúc được. Và một người hiểu biết này sống với một người hiểu biết kia, nhưng giữa hai người không đồng quan điểm với nhau cũng không thể nào tạo ra hạnh phúc được. Một người hiểu biết theo kiểu Tây, một người hiểu biết theo kiểu Đông, một người hiểu biết theo kiểu miền Thượng, một người hiểu biết theo vùng Duyên Hải, đem sự hiểu biết đó cọ xát với nhau thì hạnh phúc lứa đôi bốc cháy ngay. Hoặc đem hai sự hiểu biết đó mà chung sống nếu không bốc cháy, thì cũng trở thành băng giá trong gia đình. Cho nên, trong tình yêu lứa đôi ta phải biết chăm sóc và chia sẻ sự hiểu biết cho nhau. Người này có hiểu biết thì chia sẻ cho người kia và ngược lại. Có những trường hợp chồng phải tạo điều kiện cho vợ được hiểu biết, nghĩa là chồng phải biết tạo điều kiện cho vợ được học hỏi và vợ cũng phải biết tạo điều kiện cho chồng được học tập, và vợ chồng học tập được cái gì thì phải biết chia sẻ cho nhau.

Chất liệu chăm sóc sự hiểu biết cho nhau sẽ tạo ra hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

6. Biết Giữ Gìn Môi Trường Cho Nhau:

Trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết giữ gìn môi trường sống cho nhau. Môi trường sống của tình yêu lứa đôi là ông gia, bà gia của hai phía, anh chị em, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, cậu mợ của hai phía, bạn bè của hai phía và sự quan hệ xã hội của hai pha trong tình yêu lứa đôi chúng ta phải biết giữ gìn môi trường sống đó cho nhau.

Chúng ta nặng cái này, chúng ta nhẹ cái kia thì dông bão sẽ xảy đến ngay. Sở dĩ, không gian có những trận dông bão dữ dội là do áp suất không khí đột biến, thay đổi bất ngờ. Trong đời sống con người cũng vậy, trong tình cảm..., chúng ta phải giữ cho nó được cân bằng. Chúng ta không giữ được cân bằng thì dông bão trong lãnh vực tình cảm sẽ nổi lên. Thà dông bão xảy ra giữa đất trời ta còn có nhà để trú ngụ, còn có hang để ẩn nấp, nhưng dông bão trong trái tim tình yêu của mỗi người nổi lên, thì chỉ có tan rã hình hài, tan rã cuộc sống, không còn bất cứ chỗ nào an toàn nữa để trú ngụ.


Bốn yêu tố của tình yêu : Từ Bi Hỷ Xả

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: Từ - Bi - Hỉ - Xả.


- "Từ"là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

- "Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, "từ bi"theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

- "Hỉ " là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

- "Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có "từ bi hỉ xả không"? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: "Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?..." Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ "từ bi hỉ xả" chưa?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản chất tình yêu

    14/09/2014Minh TúTại sao một đối lượng nào đó dù chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên đã "hớp" hồn ta? Tại sao người ta luôn tìm kiếm sự lãng mạn của nhau? Tại sao có người chỉ yêu duy nhất một người đến trọn đời? Muôn vàn câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời đáp...
  • Bàn về tình yêu

    27/08/2018M.Scott PeckMột người yêu thương đích thực xử sự theo tự kỷ luật và một mối quan hệ yêu thương đích thực còn là một mối quan hệ có kỷ luật. Nếu tôi yêu thương thực sự một người khác, đương nhiên tôi sẽ xử sự như thế nào để có thể đóng góp nhiều nhất vào sự trưởng thành tinh thần của người ấy.
  • Tình yêu không vị kỷ

    10/08/2018Chungta.comMột cô bé trông lam lũ , đứng tần ngần trước cửa một trường học Chủ nhật của Nhà Thờ. Cô bé muốn được vào học mà không có đủ tiền. Vị Mục sư nhìn thấy thương cảm cầm tay em bước vào và nói với Thày giáo hãy cho em được học như các Trẻ em khác...
  • Bí mật hành trình tình yêu

    28/06/2016David NivenCuộc hôn nhân hạnh phúc là đích đến của một hành trình không bao giờ kết thúc, mọi người đều mơ ước nhưng không phải ai cũng có được. Chúng ta đều biết con đường đi tìm hạnh phúc đã khó nhưng để được hạnh phúc trong hôn nhân thì càng khó khăn hơn...
  • Không thể là một tình yêu dễ dãi

    08/06/2016Vương Trí NhànCuối năm 1997 trên báo Tuổi trẻ có cuộc bàn luận khá lý thú chung quanh câu chuyện "Thanh niên bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc". Cuộc trao đổi trong mấy tháng cho thấy đây là một vấn đề bức xúc, đáng được mang ra để mọi người trình bày cách hiểu riêng của mình...
  • Thiếu tình yêu thánh thiện

    13/03/2016Đỗ ĐứcCách đây mấy chục mùa trăng, có một tờ báo đăng truyện ngắn của một tác giả người Nga. Chuyện kể rằng có một ông già sáu mươi tuổi yêu một cô bé mười chín. Hai bên yêu nhau thắm thiết đến mức không gỡ ra được. Cuộc tình duyên đó bị cả làng phản đối vì độ tuổi chênh lệch hai người ở hàng ông cháu nếu tính theo lối tảo hôn ở nước ta
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    14/02/2016Hằng NguyễnNày người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Lạm bàn về tình yêu và tình dục

    16/05/2014Tình yêu luôn là đề tài không bao giờ chán của những người trẻ. Đi cùng với nó, vấn đề tình dục luôn gây nhiều tò mò lẫn tranh cãi. Liệu tình yêu có cần tình dục không?
  • Biểu tượng Tình Yêu

    13/02/2014Có những hình ảnh, những vật đã trở thành biểu tượng của tình yêu trên khắp thế giới, giúp những người đang yêu bày tỏ tình cảm một cách vô cùng lãng mạn mà không cần nói bằng lời...
  • Tam giác tình yêu

    14/11/2010Đóng góp cho việc tìm hiểu tình yêu không chỉ những nhà văn, nhà thơ mà cả những nhà khoa học và các triết gia. Những người này, bao giờ cũng vậy, họ chia nhỏ hiện tượng, định tên khái niệm, xác định các thành phần và xuất bản những gì thu thập được...
  • Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết

    22/09/2009Arthur SchopenhauerSchopenhauer thường hay nói: "Tôi không phải là ông thánh". Và lời tuyên bố này chả có gì là tự hạ. Sự mâu thuẫn giữa nhân cách và tác phẩm do đó được bù đắp bằng sự hòa hợp giữa tác phẩm với đặc tính tri thức của tác giả, với đường nét của thiên tài của ông. Và, đối với Schopenhauer, sự hòa hợp này là điều thiết yếu, vì theo ông, nhân cách tri thức, chứ không phải nhân cách đạo đức, tạo ra con người hơn người.
  • Suy ngẫm về tình yêu

    14/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần mỗi người đang sống. Ở đó là sự hội tụ của những cảm xúc riêng tư nhất, con người nhất với tất cả những lý do mong chờ, tìm được sự khao khát tuyệt đỉnh về những điều đẹp đẽ, những điều khiến người ta THÁNH THIỆN hơn bản thân họ rất nhiều...
  • Tranh nhau tình yêu là phạm cả ba tội tham, sân, si

    11/10/2008Đại đức Thích Đức ThiệnTham, sân, si là gì? Theo đạo Phật, 3 tội lớn nhất của loài người là tham, sân (thù oán, nóng giận), si (ngu xuẩn, dại dột). Chúng là mầm mống sinh ra muôn vàn tội lỗi khác, đồng thời lại ảnh hưởng tác động lẫn nhau...
  • Trong tình yêu chậm mới đẹp

    10/05/2008Vệ GiangTốc độ của cuộc sống qua ngày càng nhanh, đó là tốc độ, của cuộc sống công nghiệp, người ta đi nhanh làm nhanh, nghĩ nhanh, đồng tiền quay vòng vì thế thì mới giàu nhanh… mọi người phải nhanh hơn, đặc biệt là các bạn trẻ phải năng động để thích nghi với cuộc sống, điều đó là tốt nhưng không ít bạn đã sai lầm khi áp dụng “ tốc độ” ấy vào tình yêu.
  • Tình yêu làm con người mang bản nguyên thần thánh

    21/12/2007Bùi Quang MinhSolovyev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam – nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp...
  • Quy luật tình yêu

    06/12/2007Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau: Sòng phẳng: Cho = Nhận, Ích kỷ: Cho < Nhận, Vị tha: Cho > Nhận...
  • Cho nhau một tình yêu -Trẻ mãi không già

    09/04/2007Thu GiangChữ “chung thủy” trong giới trẻ thời hiện đại có thể coi là những ngọn gió mới để nhiều đôi uyên ương tìm thấy một tình yêu trẻ mãi không già và xây dựng một tổ ấm hạnh phúc...
  • Tình yêu, hôn nhân và tiền bạc

    20/04/2006Bội Bội1. Anh không mua được tình yêu. Nhưng anh phải trả giả đắt cho nó.
    2. Nếu anh không muốn đọc để hiểu biết về tình yêu và hôn nhân, anh phải đọc hai cuốn sách hoàn toàn khác nhau.
    3. Anh không thể gắn giá cả vào tình yêu, nhưng anh có thể gắn tất cả trang sức bao quanh nó...
  • xem toàn bộ