Nan đề và hóa giải nan đề từ hướng tiếp cận toàn thể của I.Cantơ đến toàn thể luận cương đại

11:53 SA @ Thứ Bảy - 04 Tháng Mười Một, 2006

Trong lịch sử triết học và khoa học, I.Cantơ là người đã có công làmrõ những vấnđề nan giảicủa triết học và khoa học. Tôi gọi tắt vấn đề nan giải là nan đề.Nan giải là khó giải chứ không giải được. Như đã biết, I.Cantơ đã bàn về hai loại nan đề cơ bản có liên quan với nhau. Một là song đề nhận thức luận, đó là sự đối lập loại trừ nhau giữa các chủ thuyết duylý và duy nghiệm(duy lý - duy cảm, duy lý thuyết, duy kinh nghiệm...) và hai là songđề logic dưới dạng các antinomien: chính đề - phản đề như thế giới hữu hạn - thế giới vô hạn, thế giới hữu thuỷ hữu chung - thế giới vô thủy vô chung...

Đã có nhiều cách thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối hệ quan điểm của I.Cantơ từ trong lịch sử triết học cổ điển Đức cũng như về sau. Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về sự kế thừa và phát triển tiếp tục hạt nhân hợp lý trong lý luận nhận thức và logic học của I.Cantơ và của triết học cổ điển Đức nói chung từ hướng tiếp cận toàn thể luận.

Toàn thể luận hay thuyết toàn thể là một khung mẫu lý thuyết nền tảng trong triết học và khoa học. Cho đến nay, trong các từ điển triết học và khoa học người ta vẫn định nghĩa toàn thể luận (thuyết toàn thể) theo nghĩa đối lập với cá thể luận (thuyết cá thể). Cá thể luận (thuyết cá thể) là biểu hiện của phi toàn thể luận(thuyết phi toàn thể).Nhưng cá thể luận thực ra không phải là biểu hiện duy nhất của phi toàn thể luận. Bởi vì, phi toàn thể luận, ngoài ra, còn có nhiều biểu hiện khác như thuyết nguyên tố, thuyết nguyên tử, thuyết địa phương, thuyết chia cắt…

Trong triết học và khoa học, phi toàn thể luận thường biểu hiện tập trung dưới dạng các tiếp cận hay lý thuyết cực đoan, duy vị kiểu như duy tâm, duy linh, duy lý, duy cảm, duy vật, duy nghiệm… vị kỷ, vị tha, vị tộc, vị nữ, vị nghệ thuật... Cáctiếp cận hay lý thuyết quy giản kiểu như thuyết quy giản tự nhiên, thuyết quy giản cơ giới, thuyết quy giản vật lý… đều là biểu hiện của tiếp cận phi toàn thể luận.

Học giả Cao Xuân Huy đã đem đối lập "chủ toàn" với “chủ biệt”như hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây. Chủ toàn ở đây có ý nghĩa là chủ thuyết toàn thể còn chủ biệt thì có ý nghĩa là chủ thuyết phi toàn thể. Nhưng quan điểm cho rằng triết học phương Đông là chủ toàn còn triết học phương Tây là chủ biệt là một quan điểm không chính xác bởi vì thứ nhất ở đây cần nói rõ thực ra đó chỉ là đặc trưng nổi trội chứ không phải là đặc trưng duy nhất, hơn nữa tính hợp lý trong so sánh đặc trưng triết học phương Đông cổ truyền (chủ toàn) với đặc trưng triết học phương Tây trước triết học cổ điển Đức (chủ biệt) đã bị khái quát hoá quá mức cho cả triết học phương Đông và phương Tây nói chung.

Nếu như tư tưởng triết học của R.Đêcáctơ và J.Lốccơ là điển hình của chủ biệt, vì người trước chủ trương thuyết duy lý còn người sau chủ trương thuyết duy nghiệm thì không thể nói tư tưởng triết học của I.Cantơ là điển hình của chủ biệt được, bởi vì I.Cantơ chủ trương phê phán cả hai lập trường phi toàn thể luận nêu trên.

I.Cantơ là người tiên phong trong triết học cổ điển Đức đã chỉ rõ nguồn gốc nhận thứcluận của những nanđề triết học là do tiếp cận phi toàn thể luận.Sự đụng độ, không chịu đựng được nhau và loại trừ lẫn nhau giữa duy lý và duy cảm, duy lý thuyết và duy kinh nghiệm trong triết học Pháp và Anh có trước triết học cổ điển Đức, theo I.Cantơ chẳng qua là do sự đối đầu giữa hai chủ thuyết cực đoan, duy vị, do kết quả sai lầm tuyệt đối hóa một trong hai mặt mâu thuẫn thống nhất biện chứng: lý tính - cảm tính, lý thuyết kinh nghiệm với tư cách là những năng lực bản chất người luôn tương tác và bổ sung cho nhau.

Do đó, I.Cantơ chủ trương cách hoá giải các nan đề triết học và khoa học là phải phê phán. các tiếp cận phi toàn thể luận.Một đường lối phê phán kiến tạo từ hướng tiếp cận toàn thể (chủ toàn) đã được I.Cantơ xây dựng và triển khai. Trước hết là vạch rõ sai lầm tuyệt đối hoá cái tương đối trong năng lực nhận thức, đưa một tình trạng hợp lý "có cái riêng được thấy thì có cái riêng bị che" (diễn đạt theo cách nói của TuânTử), thành tình trạng nan đề "chỉ có cái này, không có cái kia" (duy - vị, cực đoan). Tiếp đến là nẩy ra hạt nhân hợp lý trong các quan điểm cực đoan, duy vị và sau đó là tiến hành tổng - tích hợp những hạt nhân hợp lý đó trong một tiếp cận toàn thể đủ sức hoá giải nan đề do các cách tiếp cận phi toàn thể luận gây ra.

Chính I.Cantơ đã làm như thế trong đại công trình "Phê phán" của ông bao gồm Phê phánlý tính thuầntuý, Phê phánlý tính thực tiễn và Phê phán năng lực phánđoán.

Dòng chủ lưu của triết học cổ điển Đức đã triển khai chủ trương phê phán kiến tạo này của I.Cantơ. Tuy giống nhau ở quan điểm chung là phê phán vượt qua các cách tiếp cận phi toàn thể luận và xây dựng tiếp cận toàn thể luận để hoá giải các nan đề triết học và khoa học, nhưng người sau phê phán người trước và tạo ra tiến trình phê phán lẫn sự phê phán có tính chất phê phán. Kế thừa và phát triển là tính quy luật tiến hoá của triết học cổ điển Đức.

G.Phíchtơ kế thừa phép biện chứng của I.Cantơ. Đây rõ ràng là điểm then chốt. Bởi vì, phép biện chứng là cốt lõi của tiếp cận toàn thể luận. Do đó, nếu không có phép biện chứng thì không có cơ sở và công cụ để hoá giải các nan đề triết học và khoa học do các cách tiếp cận phi toàn thể luận, siêu hình gây ra. Vấn đề còn lại là phép biện chứng nào? Phíchtơ đã phê phán phép biện chứng tiên nghiệmcủa I.Cantơ. Bởi vì, theo Phíchtơ thì trong quan điểm tiên nghiệm của I.Cantơ vẫn còn bảo lưu dấu ấn của thuyết bất khả tri (Đ.Hium) và thuyết hoài nghi (R. Đêcáctơ) khi mà I.Cantơ thừa nhận có "vật tự nó" và sự bất lực của lý tính con người trước "vật tự nó".Phíchtơ tin tưởng vào khả năng nhận thức của con người, có thể biến "vật tự nó" thành “vật cho ta", cho nên đã thay thế phép biện chứng duy tâm siêu nghiệm bằng phép biện chứng duy tâmchủ quanvà cho rằng phép biện chứng duy tâm chủ quan sẽ khắc phục được hạn chế bất khả tri luận trong phép biện chứng duy tâm siêu nghiệm của I.Cantơ.

Ph.Sêlinh đã xây dựng phản đề từ chính đề là thuyết duy tâm biện chứng chủ quan của Phíchtơ. Đó chính là phép biệnchứng duy tâm khách quan. Hêghen đã đưa phép biện chứng duy tâm khách quan lên tới đỉnh caocủa triết học cổ điển Đức, xây đựng thuyết toàn thể biện chứng triệt để dựa trêncơ sởduy tâm khách quan triệt để.

Đối lập với toàn thể luận biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là toàn thể luận biện chứngduy vật của C.Mác.Phép biện chứng duy vật của C.Mác thực chất là kết quả tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý có trong phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen và chủ thuyết duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là kiến tạo độc đáo của Mác.

Như vậy là nhờ công khởi động của I.Cantơ và sự tiến triển của triết học cổ điển Đức mà trong lịch sử triết học thời cận - hiện đại đã hình thành hai mô thức toàn thể luận thấm nhuần phép biện chứng, đó là toàn thể luận biện chứng duy tâm (đỉnh cao là Hêghen) và toàn thể luận biện chứng duy vật (điển hình là Mác). Đây là hai mô thức toàn thể luận kinh điển làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình hoá giải các nan đề triết học và khoa học đã nảy sinh.

Nhưng biện chứng của quá trình hoá giải các nan đề là mâu thuẫn cũ được giải quyết thì mâu thuẫn mới xuất hiện. Hai mô thức toàn thể luận nêu trên đã tạo ra nan đề mới: hoặc là biện chứng duy tâm hoặc là biện chứng duy vật? Hớn thế nữa, đấu trường này không duy nhất trong triết học và khoa học đương đại. Sự đụng độ giữa chủ thuyết thực chứngvà chủ thuyết phản thực chứngkhông thể quy giản về nan đề duy vật - duy tâm, bởi vì cả hai trường phái nêu trên đều phê phán hạn chế của duy vật - duy tâm và hơn thế nữa, đấu trường đã diễn ra xung quanh nan đề mới, đó là duy khoahọc - phảnduy khoahọc. Cũng như vậy, sự đối đầu giữa chủ thuyết macxít và phản macxítkhông quy giản về nan đề biện chứng duy vật - biện chứng duy tâm mà tập trung vào hoá giải các nan đề mới, như nhất nguyênluận - đa nguyênluận, chủ nghĩa cộng sản - chủ nghĩa chống cộng...

Cách đặt vấn đề vĩ đại của I.Cantơ lại được chú ý trong triết học và khoa học đương đại. Như vậy là phải tiếp tục phê phán các đối trọngtrong triết học và khoa học. Rõ ràng hai mô thức toàn thể luận biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật đã vận dụng phép biện chứng để giảm trừ bớt cực đoan duy tâm siêu hình hoặc duy vật siêu hình; nhưng vẫn không giải "duy". Đây thực chất mới chỉ là kết quả của việc toàn thể luận hoá các cách tiếp cận phi toàn thể luận (biện chứng hoá phép siêu hình) chứ chưa đạt tới toàn thể luậnđích thực.Do đó, vẫn chưa đủ sức hoá giải các nan đề triết học và khoa học mới nảy sinh hoặc được tái cấu trúc từ những nan đề cũ.

Đây là hạn chế chung của các mô thức toàn thể luận cũ, cổ điển. Trong toàn thể luận cũ, cổ điển ngoài song đề biện chứng duy tâm - biện chứng duy vật nêu trên, còn có song đề khác, đó là bao quát thể luận à chỉnh thể luận. Song đề này xuất hiện từ hướng tiếp cận lý thuyết hệ thống.

Bao quát thể luận là tiếp cận lý thuyết xem xét tất cảsự vật, hiện tượng. Có một số biểu hiện như tổng thểluận, lý thuyết tập hợp, phổ quát luận, vũ trụ luận...Bao quát thể luận là một kiểu tiếp cận hệ thống lỏng lẻo, bao hàm cả những khía cạnh phi hệ thống. Phạm trù "toàn thể" trong bao quát thể luận thiên về định lượng (lượng từ toàn thể). I.Cantơ đã có quan điểm bao quát toàn thể về mặt số lượng. Trong logic học tiên nghiệm, phần phê phán tiên nghiệm, khi phân tích phạm trù về lượng I.Cantơ cho thấy rõ tam đoạn thức sau đây:

  • Chính đề: Nhất thể (Einheit)
  • Phản đề: Đa thể (Vielheit)
  • Hợp đề: Toàn thể (Allheit)

Bao quát thể luậnnhấn mạnh tính phức tạp của hệ thống. Đó chính là phức thể luận. Chỉnh thể luậnlà tiếp cận lý thuyết hệ thống chặt chẽ, thiên về định tính với các biểu hiện như nhất thể luận, cấu trúc luận, chức năng luận… Chỉnh thể luận dựa trên nguyên lý cơ bản của lý thuyết hệ thống là chỉnh thể (cấu trúc hệ thống) không quy giản về tổng số giản đơn các yếu tố, bộ phận hợp thành mà có những đặc trưng mới gọi là tính hệ thống hay tính cấu trúc, hay tính chức năng. Tính hệ thống là một lưỡng tính mâu thuẫn thống nhất, một mặt đó là tính trồi, nghĩa là cái gì đó lớn hơn so với tổng số các yếu tố, bộ phận hợp thành, song mặt khác, đó là tính kiềm chếlàm giảm bậc tự do của các yếu tố, bộ phận hợp thành, nghĩa là cái gì đó nhỏ hơn so với tổng số các yếu tố, bộ phận hợp thành... Theo thuyết chỉnh thể (thống nhất) thì toàn thể quyết định bộ phận chứ không phải ngược lại. Nếu người ta quán triệt phép biện chứng thì sự quyết định này không siêu hình, không cứng nhắc một chiều, tránh được tình trạng cực đoan: hệ thống là tất cả, yếu tố chẳng là gì cả, người ta sẽ tính đến sự phản hồi, sự tương tác giữa bộ phận và toàn thể nhưng suy cho cùng, chỉnh thể luận vẫn là chỉnh thể luận, nghĩa là vẫn dựa trên nguyên tắc toàn thể quyết định bộ phận chứ không phải ngược lại.

Như vậy, bao quát thể luận và chỉnh thể luận không phải là hai thái cực, nhưng vẫn là hai đối trọng trong toàn thể luận cũ, cổ điển.

Người ta đã tìm cách bỏ qua các đối cực giữa các tiếp cận phi toàn thể luận và vượt qua cả các đối trọng giữa các cách tiếp cận toàn thể luận. Đó là bằng đường lối trung thểluận như thuyết trung dung, trung đạo, chấp trung thuyết chiết trung. Trung thể luận với tư cách là toàn thể luận cố gắng bỏ qua hoặc né tránh thái cực, đặc biệt chú trọng các thể trạng trung gian giữa các thái cực và giữa các đối trọng, nhưng cũng không tuyệt đối hoá thể trạng đúng ở giữa của thuyết trung lập. Các học thuyết Nho, Phật, Lão trong triết học phương Đông cổ truyền đều chủ trương trung thể luận. Chẳng hạn như thuyết trung dungcủa Khổng giáo nói riêng,Nho giáo nói chung chủ trương không cố chấp đúng ở giữa (trung lập) mà là ở đâu đó giữa các thể trạng cực đoan, tránh thái quá, tránh bất cập, thuận thiên hành đạo, thuận nhân hành đức, nghĩa là tuỳ cơ ứng biến, tuỳ thời thế mà hành đạo. Rõ ràng đây là một tiếp cận lý thuyết linh hoạt theo tinh thần biện chứng trung thể luận. Nhưng nó vẫn bị hạn chế ở chỗ chỉ chú mục vào các thể trạng trung gian, trung giới; nghĩa là vẫn chưa phải là toàn thể luận đích thực, hoàn chỉnh.

Theo tôi, toàn thể luận đương đại phải là toàn thể luận đích thực, hoàn chỉnh. Muốn vậy, phải tiếp nhận hạt nhân hợp lý của tất cảcác mô thức toàn thể luận cũ, cổ điển. Hơn thế nữa, cần phải tổng - tích hợp không chỉ hạt nhân hợp lý của các mô thức toàn thể luận cũ, cổ điển mà còn cả hạt nhân hợp lý của tấtcả các cách tiếp cận phi toàn thể luận từ các chủ thuyết duy vị, cực đoan. Toàn thể luận mới, phi cổ điểnkhông loại trừ hoàn toàn các quan điểm phi toàn thể luận (như cá thể luận, quy giản luận, cực đoan luận…) mà chấp nhận hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận phi toàn thể luận đó, coi chúng như những trường hợp riêng, hợp lý tương đối. Toàn thể luận mới, phi cổ điển thấm nhuần tinh thần tươngđối luận. Nhưng không tuyệt đối hoá nguyên lý tương đối đến mức lại rơi vào thuyết nguy biệnhoặc chủ nghĩa vô nguyên tắc phương phápluận, kiểu như P. Feyerabend đã từng chủ trương: "Anything goes" (Mọi thứ đều chuyển biến).

Một khung mẫu tổng - tích hợp toàn bộ như thế có thể được xác định là khung mẫu toàn thể luận khinh- trọng. Cặp phạm trù khinh - trọngdo tôi đặt ra, là cặp phạm trù cơ bản nhất của toàn thể luận đương đại, thấm nhuần tinh thần phicổ điểnvà hậu hiện đại. Cặp phạm trù khinh - trọngcho đến nay vẫn thường được người ta hiểu và thao tác theo ý nghĩa biện chứng chủ quan,theo đó thì "khinh"có nghĩa là chủ thể tỏ ra khinh miệt, coi thường, hạ thấp, xem nhẹ...còn "trọng”có nghĩa là chủ thể tỏ rõ sự trọng thị, coi trọng, đề cao nhấn mạnh… Nhưng ở đây, trong toàn thể luận khinh - trọng, cần phải được hiểu và thao tác theo cả ý nghĩa biện chứng khách quan, nghĩa làkhách thể tự nó phân biệt khinh - trọng như phân biệt thứ yếu - chủ yếu, không cơ bản - cơ bản, bị tác động - tác động, phụ thuộc - chủ động, bị quy định - quy định... Quan hệ hệ quả - nguyên nhân theo đó là một quan hệ khinh - trọng. Với cách hiểu và thao tác như thế này, cặp phạm trù khinh - trọng có ý nghĩa phổ quát và phổ dụng, thích hợp nhất với toàn thể luận đích thực, hoàn chỉnh.

Toàn thể luận khinh - trọng, theo tôi dựa trên cơ sở 4 định cơ bản mà tôi thích gọi là tứ diệuđề sau đây:

1) Toàn thểcó lưỡng tính khinh - trọng. Nghĩa là, toàn thể phân biệt hoặc không phân biệt, điều chỉnh hoặc không điều chỉnh, thay đổi hoặc không thay đổi khinh - trọng.

2) Chủ thểlà một toàn thể tự chủ phân biệt hoặc không phân biệt, điều chỉnh hoặc không điều chỉnh, thay đổi hoặc không thay đổi khinh - trọng.

3) Khách thểlà một toàn thể tự nó phân biệt hoặc không phân biệt, điều chỉnh hoặc không điều chỉnh, thay đổi hoặc không thay đổi khinh - trọng.

4) Quan hệ (tương qua và tương tác) chủ thể- khách thểlà một toàn thể phân biệt hoặc không phân biệt, điều chỉnh hoặc không điều chỉnh, thay đổi hoặc không thay đổi khinh - trọng.

Mọi lý thuyết đều trở thành phương pháp. Hay nói khác đi, lý thuyết nào phương pháp đó. Tương ứng với toàn thể luận là một phương pháp hệ đặc trưng, theo tôi, đó chính là khung mẫu toànđồ và phù hợp với toàn thể luận khinh - trọng sẽ là khung mẫu toànđồ khinh - trọng.

Khung mẫu toàn đồ khinh - trọng bao gồm tất cảcác mô thức khinh - trọng của toàn thể luận khinh - trọng.

1) Trước hết đó là loại mô thức khinh- trọng tháiquá, đó là các thể trạng cực đoan, duy vị.Như đã nói ở trên, các cách tiếp cận phi toàn thể luận (các thuyết duy vị, cực đoan) đều sai lầm do tuyệt đối hoá, nhưng đều có hạt nhân hợp lý, nếu không bị tuyệt đối hoá...

2) Loạimô thức khinh- trọng không thái quá,đó là những mô thức phân biệt khinh - trọng với những mức độ và phạm ví khác nhau.

3) Loạimô thức quân bình khinh- trọng,đó là thể trạng mà các mặt, lực lượng đối lập tạo ra thế quân bình hay cân bằng.

4) Loạimô thức tổng- tích hợp khinh- trọngtạo ra sự thống nhất trong đa dạng của cái toàn thể, có hai thể trọng hoặc là nguyên hợp hoặc là tích hợp.

Vận dụng vào trường hợp các nan đề dưới dạng các song đề: như I.Can tơ và triết học cổ điển Đức đã đặt ra những giải quyết chưa trọn vẹn, tôi cho rằng khung mẫu toàn đồ khinh - trọng sẽ phát triển có kế thừa hạt nhân hợp lý của đoạn thức Hêghen - Mác: . Tam đoạn thức này có một số thiếu sót, xét từ quan điểm toàn đồ khinh - trọng. Mộtlà, chỉ chú trọng hai thái cực chính đề và phản đề, không thấy rõ các thể trạng trung gian, hailà, chỉ có tích hợp đầu ra, không có tổng hợp đầu vào; ba là, không có quan điểm tương đối luận về đầu ra - đầu vào, trên cao - dưới thấp, nếu không nói là chiều tiến hoá, tiến bộ đã bị tuyệt đối thành tiến trình duy nhất của sự biến đổi. Do đó, cần phải sửa đổi và cải tiến sao cho phù hợp với toàn thể luận khinh - trọng. Tam đoạn thức mới sẽ được kiến tạo dưới dạng: . Phân đề ở đây có nghĩa là sụ phân hoá của nguyên đề, trong đó có tất cả các thể trạng khả dĩ, mà chính đề - phản đề chỉ là những thể trạng thái cực, không duy nhất.

Mô hình hoá lược đồ tam đoạn thức cải tiến trên sẽ có dạng như hình 1. Trong đó, 3 mô thức (số 3, 4 và 5) chỉ là 3 mô thức đại diện trung thể luận. Hai mô thức 3 và 4 bao hàm vô số các thể trạng hỗn hợp chính đề - phản đề song có phân biệt rõ khinh - trọng. Đi dọc theo hướng từ 1 (chính đề) đến 2 (phản đề) là từ trọng chính đề đến giảm dần trọng chính đề, nhưng giảm dần trọng chính để đồng nghĩa với tăng dần trọng phản đề. Đi ngược lại cũng vậy, từ 2 (phản đề) đến 1(chính đề) là từ trọng phản đề đến giảm dần trọng phản đề, nhưng giảm dần trọng phản đề thì cũng có nghĩa là tăng dần trọng chính đề. Do vậy, giữa hai thái cực chính đề - phản đề là một dải liên tục các thể trạng trung gian mang tính hỗn hợp khinh - trọng.

(1) CĐ: chính đề

(2) PĐ: phản đề

(3) trọng CĐ: trọng chính đề

(4) trọng PĐ: trọng phản đề

(5) TĐ: trung đề, quân bình chính đề và phản đề

(6): NĐ: nguyên đề, nguyên hợp chính đề và phản đề

(7) HĐ: hợp đề, tích hợp chính đề và phản đề

Như vậy, toàn đồ khinh - trọng đủ sức ghi nhận và hoá giải các nan đề (song đề) theo quy trình nhất quán, bao gồm:

Bước 1, Phát biểu nanđề (songđề):

1. Hoặc là chính để hoặc là phản đề.

2. Vừa là chính đề vừa là phản đề.

3. Vấn đề không phải thế, mà là...?

Bước 2, Tiến hành hoá giải nanđề (song đề)bằng toàn đồ khinh - trọng theo mô hình tam đoạn thức cải tiến (hình 1).

Cuộc thử sức đầu tiên của toàn thể luận khinh - trọng cùng với toàn đồ khinh - trọng tương ứng của nó mà tôi thực hiện là hóa giải nan đề (song đề) logic học, do I.Cantơ và triết học cổ điển Đức đặt ra. Đó là nan đề (song đề) logic hình thức và logic biện chứng:

Bước 1, Phát triển nanđề (song đề)logic học

1.Hoặc là logic hình thức (Formal logic, viết tắt là Form-logic) hoặc là logic biện chứng (Dialectical logic, viết tắt là Dia-logic).

2. Vừa là logic hình thức vừa là logic biện chứng.

3. Vấn đề không phải thế, mà là...?

Bước2, Hoá giải nan đề (song đề)logic học bằng toàn thể luận logic (Logical Holism), hay nói chính xác hơn là toàn thểluận khinh- trọng logic.

1) Lht - Logic hình thức (Form - Logic)

2) Lbc - Logic biện chứng (Dia - Logic)

3) Trọng Lht - Loogic hình thức biện chứng hóa

4) Trọng Lbc - Logic biện chứng hình thức hóa

5) QBl- Quân bình lôgic

6) NHl- Nguyên hợp lôgic

7) THl - Tích hợp lôgic

Rõ ràng, theo toàn thể luận khinh - trọng logic (toàn đồ khinh - trọng logic) thì Form-logic và Đia-logic chỉ là các mô thức logic cực đoan, giữa 2 thái cực logic đó có vô số mô thức logic với những mức độ, phạm vi khinh - trọng logic khác nhau.

Như vậy là qua việc hoá giải nan đề (song đề) logic học bằng toàn lồ khinh - trọng logic của toàn thể luận khinh - trọng logic ta thấy tương ứng với toàn thể luận là một logic học đặc trưng, cũng như vậy, tương ứng với cái toàn thể là cái logic đặc trưng. Tôi gọi logic đó là logic tòan thể(Holistic logic viết tắt là Hol- logic).

Thuyết toàn thể khinh - trọng có logic đặc trưng là logic toàn thể khinh - trọng và có phương pháp hệ đặc trưng là toàn đồ khinh - trọng.

Ở trên là quá trình lập thuyết mới,bao gồm việc xác định các khái niệm cơ bản, những định đề cơ bản, những lược đồ thao tác chủ yếu làm cơ sở cho quá trình luận thuyếtvà dụng thuyếtmới.

Toàn thể luận mới(New Holism) như được kiến tạo ở trên là toàn thể luận khinh - trọng, chắc chắn phải được thử sức trong luận thuyết và dụng thuyết không chỉ nhằm hoá giải các nan đề triết học và khoa học mà còn nhằm hoá giải tất cả các nan đề lý luận và thực tiễn.

Kỳ vọng thật là to lớn. Triển vọng thật là hấp dẫn. Đó là kỳ vọng và triển vọng đóng góp vào quá trình phát triển bền vững toàn thể liên hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá - môi trường của thời đại đẩy mạnh đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Bản thể luận Huxéc với chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm I.Cantơ

    18/09/2006Đỗ Minh HợpBản thể luận Huxéc cho thấy mối liên hệ khăng khít nhất của triết học Cantơ nói chung và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Cantơ nói riêng với triết học phương Tây hiện đại, đồng thời nó cũng làm bộc lộ rõ vai trò và đóng góp thực sự của triết học Cantơ đối với "cuộc cách mạng bản thể luận" trong triết học phương Tây hiện đại. Đây thực chất là vấn đề "tái chú giải" triết học Cantơ trong văn cảnh cần phải xác định lại đối tượng và phương pháp của triết học trong sự khác biệt của nó so với khoa học tự nhiên...
  • Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

    16/09/2006TS. Tô Duy HợpGần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…
  • Những tư tưởng cơ bản của Hegel về logic học với tính cách là logic biện chứng

    29/08/2006TS. Nguyễn Đình TườngĐiểm xuất phát triết học của Hegel là sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối. Nói một cách khác Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan, nghĩa là đối với ông tư tưởng của chúng ta không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, trái lại những sự vật và hiện tượng trong thế giới là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối, mà ý niệm này tồn tại trước khi thế giới xuất hiện...
  • Về cặp phạm trù “cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

    27/08/2006TS. Phạm Chiến KhuĐối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegellại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất"...
  • Cái riêng và cái chung: một số vấn đề cần quan tâm

    27/04/2006TS. Nguyễn Ngọc HàMột số vấn đề về cái riêng và cái chung ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • xem toàn bộ