Mũi tên thời gian và sự cáo chung của tính xác định
Mũi tên thời gian và trạng thái "ở xa cân bằng"
Trong một số của tờ "
Cuộc sống không thể được cảm nhận mà không có dự báo về tương lai: lẽ nào cây coi lại không thức dậy khi mùa xuân tới gần? Câu hỏi đó về thời gian vốn đã ám ảnh con người từ buổi bình minh của tư duy đã luôn luôn là vấn đề gây tranh luận (bằng chứng là cuộc tranh luận của Héraclite và Parménide). Và thực tế, câu hỏi này có liên hệ khăng khít với câu hỏi về tất định luận.
Nếu vấn đề tất định luận không thích hợp với khoa học và liên quantới tình trạng toàn cầu của con người trên thế giới, thì những tiến bộ của khoa học lại đóng một vai trò căn bản trong cách đặt ra vấn đề đó. Chẳng hạn, vật lý học của phương Tây khác với khoa họe của
Nhà triết học Jean Wahl đã viết về lịch sử tư tưởng phương Tây rằng nó rất vẻ vang nhưng bất hạnh, luôn luôn do dự giữa cái là và cái sẽ trở thành.Và nhà khoa học vĩ đại về lịch sử Trung Hoa Joseph Needham đã nói về bệnh hoang tưởng châu âu, nó do dự giữa thế giới máy tự động và thế giới do Chúa điều khiển.
Vậy quan điểm của chúng ta như thế nào? Một nhất nguyên luận làm cho chúng ta trở thành các máy tự động hay một nhị nguyên luận như của
Liệu thế kỷ XXI có là thế kỷ của sự dung hòa đó? Trong tác phẩm gần đây nhất "Les Cosmopolitiques" (Những nền chính trị thế giới), Isabelle Stengers đã viết: "Trong trường hợp ấy, ta chỉ cần và hoàn toàn chỉ cần nhắc lại rằng các định luật vật lý nổi tiếng khẳng định sự tương đương giữa cái trước và cái sau chỉ có thể thực hiện được - không nói ngay cả lịch sử của nhân loại và sự thực hành của các nhà vật lý - bằng những thao tác đó và chỉ một ít dụng cụ đó cũng sẽ phủ định sự tương đương đó. Như vậy, bằng cách này hay cách khác, các định luật này cũng khẳng định một thế giới mà trong đó sự phát biểu của chúng là không thể có được. Cần phải thực sự là một nhà vật lý để trao cho chúng cái thẩm quyền mà trong một lúc nào đó ta có thể phủ định, nhân danh chúng, cái mà chúng giả định trước và cái mà sinh vật có tư duy và biết ăn nói đều giả định trước".
"Cần phải là nhà vật lý". Thì tôi cũng là nhà vật lý và tôi tin rằng ngày hôm nay chúng ta đang thấy rõ dần ra một khái niệm về tự nhiên chấp nhận được đối với cả các nhà triết học và khoa học.
Thế kỷ XIX để lại cho chúng ta một di sản đầy mâu thuẫn: ngoài các định luật của tự nhiên mà tôi đã nói, còn có cả những định luật của nhiệt động học với khái niệm entrôpi. Nhiệt động học cho ta một hình ảnh hoàn toàn khác về thế giới, một hình ảnh có tính chất tiến hóa. Chúng ta hãy nhớ lại phát biểu của Clausius: "Sự tiến hóa của vũ trụ diễn ra với sự tăng của entrôpi". Entrôpi chính là mũi tên thời gian. Bên cạnh những định luật có tính thuận nghịch của động lực học, còn có những định luật bất thuận nghịch mà chúng ta thấy hiện diện ở khắp nơi (trong sự chảy của nhiệt, các hiện tượng vận chuyển, hóa học, sinh học...) và trong đó tương lai và quá khứ đóng vai trò hoàn toàn khác nhau. Thực tế, các định luật thuận nghịch của
Giờ đây chúng ta hãy suy nghĩ về hệ hành tinh. Các định luật
Ilya Prigogine (1917 - 2003) -Người đi tiên phong trong nhiệt động học các quá trình không thuận nghịch Nhà bác học Nhiệt động học cổ điển là khoa học về sự cân bằng: khái niệm biến thiên Bước tiếp Tiếp tục nghiên cứu với những hệ ở xa cân bằng, Những cấu trúc như vậy có thể xuất hiện trong những hệ trong đó có các phản ứng hóa học diễn ra cùng với các hiệu ứng khuếch tán hay các lực ngoài và có thể lan truyền như những sóng - sóng hóa học. Hai yếu tố quyết định sự xuất hiện của những cấu trúc như vậy là đặc tính "hở" của hệ (tức là hệ có thể trao đổi vật chất và năng lượng với thế giới bên ngoài và đặc tính phi tuyến của các phương trình về sự tiến triển của hệ. Các điều kiện này xuất hiện, nói riêng, trong các hệ sống. Như vậy là Vào lúc này các nhà toán học và vật lý đã thu được những kết quả quan trọng về các hệ động lực phi tuyến. Một trong những đặc tính quan trọng nhất đã tìm thấy là tính không ổn định động lực tự tại của phần lớn các hệ không khả tích (ngay cả những hệ rất đơn giản). Từ đó Prigogine đã đưa ra ý tưởng cơ bản rằng phương pháp thông thường xác định trạng thái của một hệ bằng cách chỉ ra một cách chính xác vị trí và xung lượng của tất cả các thành phần của hệ (tức là một "điểm"' trong không gian pha) là không thực tế, bởi vì một trạng thái lân cận, kín có thể tiến triển theo một cách hoàn toàn khác. Ngoài ra, trạng thái cần phải được mô tả bằng một tập hợp (ensem) - một chùm những hệ đồng nhất khác nhau về các điều kiện ban đầu của chúng. Tập hợp này có thể (nhưng không nhất thiết) được tập trung xung quanh một điểm riêng lẻ trong không gian pha. Sự mô tả sự tiến triển của hệ đó đã trở thành có tính chất thống kê. Giống như người thầy cũ
Có cần phải xem xét lại cách phát biểu các định luật của tự nhiên?
Trong phòng thí nghiệm, chúng ta dễ dàng tạo ra những cấu trúc đó. Chẳng hạn, đó là những phản ứng hóa học dao động trong đó hàng triệu hạt đồng thời thay đổi màu sắc hoặc những cấu trúc nổi tiếng của Turing trong đó những hợp chất hóa học được tổ chức lại thành từng mảng hoặc những hiện tượng được gọi là hỗn độn mới được quan sát gần đây trong hóa học, ở đó hai quỹ đạo cạnh nhau sẽ tách ra xa nhau theo thời gian theo quy luật hàm mũ.Tất cả những cấu trúc mới đó được tạo ra ở những điểm phân nhánh. Chính ở đây các cấu trúc trở nên không ổn định và những cấu trúc môi ra đời. Đó là sự nảy sinh ra độ phức tạp.
Chủ yếu nhờ dòng năng lượng tới từ Mặt trời mà chúng ta sống trong trạng thái ở xa cân bằng. Chúng ta được bao quanh bởi những cấu trúc được hình thành trong suất lịch sử của trái đất, dù đó là trong hóa học, địa chất học hay sinh học, và chúng ta cũng cần phải tìm kiếm nguồn gốc của chúng tại những điểm phân nhánh kế tiếp nhau. Nhưng cũng còn một khía cạnh khác nữa: tại điểm phân nhánh nói
Vai trò của các hiện tượng bất thuận nghịch là đặc biệt có tính kiến thiết ở cấp độ phân tử, vai trò kiến thiết này có thể là do sự xuất hiện của tương quan tầm xa. Khi đó chúng ta buộc phải từ bỏ quan niệm xem vật chất như ở trạng thái cân bằng. Tôi đã thường viết: " Những sự kế tiếp phân nhánh nêu ở trên dẫn tới một quan niệm có tính chất lịch sử về tự nhiên. Mô hình của vật lý cổ điển là hình học, mà ví dụ thượng thặng của nó là mô hình của lý thuyết tương đối rộng, giờ đây, như chúng ta thấy, ngay cả trong những khoa học "cứng" cũng xuất hiện một yếu tố trần thuật.
Những khái niệm như phân nhánh, tự tổ chức và cấu trúc hao tán ngày càng thâm nhập nhiều vào tất cả các khoa học, kể cả các khoa học nhân văn. Nói tóm lại, chúng ta đã đi tới một quan niệm khá gần với quan niệm của Stephen Jay Gould: "Để hiểu các sự kiện và những điều tiết đặc trưng cho con đường của sự sống, chúng ta cần phải vượt ra ngoài những nguyên lý của học thuyết tiến hóa, đi tới một sự khảo sát cổ sinh vật học về hành trạng ngẫu nhiên của lịch sử sự sống trên hành tinh chúng ta, trong đó chỉ có một phương án được trở thành hiện thực trong khi hàng triệu phương án khả dĩ khác đã không xảy ra.Một quan niệm như thế về lịch sử sự sống là hoàn toàn trái với những mô hình tất định luận quen thuộc của khoa học phương Tây, nhưng cũng mâu thuẫn cả với những truyền thống xã hội cũng như những hy vọng về mặt tâm lý sâu sắc nhất của văn hóa phương Tây, những hy vọng của một lịch sử đã đạt tới đỉnh cao trong con người với tư cách là một biểu hiện cao nhất của sự sống và có sứ mệnh thống trị hành tinh chúng ta".
Tất nhiên, môi khoa học đều có những đặc thù của nó. Cơ chế của những phân nhánh trong hóa học, sinh học và kinh tế là khác nhau. Nhưng làm sao chúng ta lại không ngạc nhiên trước những sự tương tự? Sự chuyển từ thời kỳ đồ đá cũ sang thời kỳ đồ đá mới diễn ra vào thời điểm mà dòng năng lượng lớn hơn từ môi trường hướng tới con người đã được xác lập, và điều đó có được là nhờ sự khai thác các tài nguyên thực vật và nhờ nghề luyện kim. Nhưng sự chuyển sang thời kỳ đồ đá mới còn kèm
Tập hợp và một phần tử trung tâm mới
Những kết quả nhận được trong "trạng thái xa cân bằng" đã khích lệ tôi đào sâu tìm hiểu mối quan hệ, một mặt giữa các định luật tự nhiên với quan niệm tĩnh và mang tính tất định của chúng, và mặt khác, với quan niệm nhiệt động học về thế giới đang hình thành. Truyền thống chấp nhận rằng cái đang trở thành là kết quả của những phép gần đúng mà chúng ta mang lại cho các định luật thuận nghịch chính xác của cơ học cổ điển hay lượng tử khi ta áp dụng chúng cho những hệ nhiệt động tạo bởi một số lớn hạt tương tác với nhau. Như vậy là có một ngôn ngữ kép: một mặt, thế giới vi mô là thuận nghịch và, mặt khác, một cấp độ vĩ mô là không thận nghịch do những phép gần đúng của chúng ta. Quan điểm này, tức quan điểm cho rằng tính bất thuận nghịch chỉ là do những phép gần đúng của chúng ta, không làm cho tôi thỏa mãn. Do vậy chúng tôi đã tìm cách vượt qua nhịnguyên luận đó. Những tiến bộ mới đây của lý thuyết các hệ động lực và của toán học trong lĩnh vực giải tích hàm đã thực sự cho phép mở rộng các định luật của tự nhiên sao cho có thể bao hàm được cả sự phá vỡ đối xứng về thời gian cũng như khái niệm xác suất. Với điều sau, những ý tưởng về bất định và đa tương laiđã nhập cuộc, thậm chí ngay giữa lòng các khoa học của cái
Xã hội học quan tâm về những nhóm người. Sinh vật học của
Các tập hợp đã được
Ví dụ quan trọng nhất là các hệ thống lớn gồm một số rất lớn các hạt liên tục tương tác với nhau. Đó chính xác là các hệ đã được nghiên cứu trong nhiệt động học. Chẳng hạn, không khí của gian phòng này được tạo bởi hàng tỉ tỉ phân tử liên tục va đập vào nhau. Và khi va chạm nhau như vậy, chúng tạo ra những mối tương quan bội hai, rồi bội ba giữa hai hạt. Điều này cũng gần như là sự truyền thông tin trong lòng một quần thể người. Với các tập hợp, xác suất cũng đi vào giữa lòng vật lý. Không hề có sự mâu thuẫn giữa động lực học và nhiệt động học. Sự ở "xa cân bằng", cơ sở của thế giới phức tạp mà chúng ta quan sát, có cội nguồn trong các định luật cơ bản của vật lý.
Kết luận
Như vậy, chúng ta đi từ một thế giới của những cái xác định sang một thế giới của những xác suất. Chúng ta cần phải tìm ra con đường hẹp lenlỏi giữa tất định luận gò bó và một vũ trụ được chi phối bởi ngẫu nhiên, và ngay khi đó khó có thể tiếp cận đối vôi lý trí của chúng ta. Thực tại gắn liền với cơ học cổ điển là so được với các máy tự động. Cơ học lượng tử cũng không cải thiện được tình hình đó, bởi vì, trong khuôn khổ đó, thực tại lại phụ thuộc vào những phép đo của chúng ta. Ngày hôm nay chúng ta đi tới một quan niệm khác về thực tại, đó là quan niệm về một thế giới đang xây dựng. Quan niệm này cắt đứt với hệ thống những tôn ti truyền thống của các khoa học. Các khoa học cứng nói về những cái xác định. Tuy nhiên, đó cũng thường là mô hình và mục đích tối thượng của các khoa học nhân văn. Các khoa học nhân văn như kinh tế học hay xã hội học giờ đây có thể được tham chiếu tới các mô hình khác.
Trong một vũ trụ không phải là vũ trụ của những cái xác định, chúng ta cũng phục hồi lại khái niệm giátrị. Thực ra, khái niệm giá trị có ý nghĩa gì trong một thế giới tất định? Những người cổ Hy Lạp đã để lại cho chúng ta hai tư tưởng: tư tưởng về sự có thể hiểu được tự nhiên hay như Whitehead đã viết, tư tưởng về "một hệ thống những ý niệm tổng quát vừa cần thiết, lôgic và nhất quán và tùy thuộc vào nó mà tất cả những yếu tố của kinh nghiệm của chúng ta có thể giải thích được", và tư tưởng dân chủ, được dựa trên tiền đề về sự tự do của con người, về tính sáng tạo và trách nhiệm. Chắc chắn chúng ta còn rất xa mới thực hiện được hai tư tưởng đó, nhưng, ít nhất, từ nay chúng ta có thể kết luận rằng chúng không mâu thuẫn với nhau. Tự nhiên phong phú hơn, bất ngờ hơn và phức tạp hơn bất cứ trí tưởng tượng của ai ở đầu thế kỷ XX. Chắc chắn trong suất thế kỷ tới (thế kỷXXI), chúng ta sẽ được chứng kiến một khái niệm mới về tính hợp lýtrong đó lý trí không còn gắn liền với tính xác định và xác suất cũng không còn gắn với sự bất tri nữa. Và chính trong khuôn khổ đó, tính sáng tạo của tự nhiên và tinh sáng tạo của con người có thể tìm được vị trí dành riêng cho mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường