Mùa xuân khát vọng tình yêu
Từ xưa đến nay, tình yêu luôn luôn là cảm hứng , là đề tài muôn thủa của các loại hình nghệ thuật mà ai cũng biết rằng đối tượng của nghệ thuật bao giờ cũng là cái đẹp, phải chăng tình yêu và cái đẹp luôn quan hệ khăng khít với nhau? Như mùa xuân đang đến, vạn vật thắm tươi, những trái tim dâng trào khát vọng.
Trong thần thoại Hy Lạp có một vị thần đẹp nhất trong các vị thần trên đỉnh Olympia, đó là thần Venus – mà chúng ta thường gọi là thần vệ nữ. Venus là thần sắc đẹp nhưng đồng thời cũng là thần Tình yêu. Vậy là từ hàng ngàn năm trước, với trí tưởng tượng cuồng phóng của loài người thể hiện trong thần thọa. Tình yêu và Cái đẹp luôn hòa quyện vào nhau. Nói như thế có phải chúng ta cố tình gắn tình yêu vào nghệ thuật cho “ sang” mà thật ra, trong thẩm mỹ tình yêu đã chứa đựng cái đẹp tự thân của nó từ lâu rồi.
Cũng như tất cả các đối tượng thẩm mỹ khác, tình yêu là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Khi ta yêu ai, đâu phải ta chỉ yêu ngoại hình của người đó, mà ta yêu cả tâm hồn, trí tuệ, cá tính của họ. Cái khách thể thẩm mỹ đó không chỉ tồn tại trong ý thức mà được ta cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Thị giác giúp ta nhìn thấy người đó, có nét đẹp riêng không giống ai. Thính giác cho ta nhận ra dù là trong đám đông ồn ào. Xúc giác khiến ta run rẩy trong từng va chạm nhẹ. Khứu giác cho ta say đắm trong hương vị của nụ hôn. Tất cả những cái đó tác động vào chủ thể thẩm mỹ, làm thỏa mãn trong ta khát vọng về vẻ đẹp của đối tượng yêu. Không phủ định rằng trong tình yêu, bên cạnh khát vọng thẩm mỹ, bao giờ cũng có khát vọng tình dục. Song, tình dục thuộc phạm trù sinh lý. Nó không nằm trong lĩnh vực tình cảm, tinh thần. Nó là khát khao nhục thể tích lũy lại, cần được giải phóng. Cũng như người đói có nhu cầu ăn. Và khi nhu cầu đó được đáp ứng là hết. Người đó no không muốn ăn nữa cho đến khi họ đói lại. Cho nên tính bền vững của tình yêu không do tình dục quyết định mà nằm trong lĩnh vực tình cảm, tinh thần. Khát vọng ấy là vô biên, không biết đâu là giới hạn. Có những đôi tình nhân vừa mới rời nhau để gọi điện, nhắn tin gửi email liên tiếp vì họ luôn cảm thấy cần nhau, thiếu nhau. Còn khát vọng tình dục là hữu hạn, nó có thể được thỏa mãn trong khoảnh khắc và sau đó là thoái trào. Cho nên những mối tình dựa trên sự hấp dẫn nhau về tình dục thường không bền. Còn sự hấp dẫn về tình cảm, tinh thần không biết bao nhiêu là đủ. Có thể suốt cả cuộc đời vẫn còn thiếu. Thật có lý khi triết gia nào đã nói: “Giống như rượu, càng tinh khiết càng để được lâu. Tình yêu càng lạc bớt nhục cảm càng bền”.
Có thể thấy rằng một trong những thuộc tính cỗ bàn của tình yêu là sự hấp dẫn nhau về tinh thần, tình cảm. Thiếu yếu tố đó, không phải là tình yêu, và chính điều này mới khiến tình yêu trở thành đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật, là suối nguồn không bao giờ voi cạn của âm nhạc, hội họa, thi ca. Dễ thấy nhất là những ca từ. Những câu hát đi vào lòng người đều diễn tả nỗi nhớ mong khắc khoải của tình yêu khiến "em không phải là chiều mà nhuốm anh đến tím". Chứ có bao giờ thấy nghệ thuật chân chính đi vào diễn tả nỗi khát khao nhục dục?
Từ trước Công nguyên, có triết gia đã phát hiện chân lý: Bàn chữ cái đẹp là sự hài hòa. Sự hài hoà trong tình yêu chính là sự kết hợp của hai tâm hồn chứ không chỉ là hai thể xác. Tuy nhiên, hài hòa nhưng không có nghĩa là giống nhau. Nói theo phép biện chứng, là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Tình yêu là gì nếu không phải là sự thống nhất của hai mặt đối cực giữa nam và nữ, giữa âm và dương? Người con trai nào chẳng thích người con gái dịu hiền và người con gái nào chẳng mơ người con trai mạnh mẽ? Từ sự kết hợp những mặt đối lập đó, tình yêu đi đến hòa đồng, đạt đến sự hài hòa của cái đẹp. Giữa bao nhiêu định nghĩa khó hiểu của tình yêu, Bieslinxki nói thật giản dị: Tình yêu là sự thân mật của hai tâm hồn”. Khi ta yêu nhau, mỗi người một vẻ, khiến cho cả hai khát khao nhau. Nếu tình yêu đạt đến độ ấy, nó có thể theo ta đi suốt cuộc đời, và với sự kết hợp am nữ, con người trở nên hoàn chỉnh. Song, trong tình yêu đôi khi chúng ta cũng gặp sự kết hợp tương đồng. Đó là sự gặp gỡ của những con người gần gần giống nhau. Họ tìm thấy đối tượng yêu mà người bạn đồng hành từ lý tưởng, từ sự nghiệp đến sở thích, thói quen như là những hòa âm trong một bên nhọc. Những người ấy cũng khó có thể thiếu nhau trong cả cuộc đời
Không nghi ngờ gì nữa, tình yêu là đóa hoa tinh thần đẹp nhất của loài người, là món quà quý báu nhất mà thượng đế ban tặng cho nhân loại. Nó khác về cơ bản với sự lựa chọn bên khác giới của động vật mà với chúng, bản năng tình dục của con đực và con cái là yếu tố kích thích và hấp dẫn duy nhất, cho nên nếu khi người con trai đe dọa người yêu rằng, không đáp ứng anh ta về mặt tình dục thì anh ta sẽ chia tay, không còn quan hệ nào khác nữa, khác nào anh ta để tự họ thấp có gọi là tình yêu của mình xuống hàng động vật. Và nếu người con gái nào chỉ vì sự mất mát đối tượng yêu như thế mà chấp nhận “chiều” nhau cho người yêu khỏi bỏ rơi mình thì hóa ra cái mà cô ta tưởng là tình yêu, thật ra cũng chỉ là những toan tính đi tìm một lối thoát cho cuộc sống bế tắc mà thôi. Để cuối cùng khi cái nhu cầu bản năng ấy đã được đáp ứng, cô ta vẫn bị bỏ rơi, có lẽ lúc ấy mới nhận ra cứ tưởng mình đã yêu và đã được yêu nhưng thật ra lại chẳng hề biết tình yêu là gì?
Mỗi khi mùa Xuân đến không chỉ có cây hoa lá đua sắc mà muôn loài đều có khát vọng lứa đôi. Nhưng chỉ có loài người mới có khả năng làm cho tình yêu ngày càng thêm hoàn thiện, hoàn mỹ chính bởi vì nể không chỉ cò sự cuốn hút nhau về thể xác mà còn là sự hòa nhập của hai tâm hồn.
Mùa Xuân Tình Yêu
Tác giả: Từ Huy
>> Nghe nhạc...
Em ơi! Con sông dòng suối
Tuy chưa hề nói có chung cội nguồn.
Em ơi! Khi ta nhìn nhau
Yêu thương tràn về thác đổ.
Con sông dạt dào sóng vỗ miên man.
Em ơi! Xuân nay vừa tới,
Xuân không hề nói, chỉ trao nụ hồng.
Em ơi! Qua bao ngày đông,
Xuân nay lại về nhắc nhở
Bao nhiêu là điều để nhớ, để thương...
Mùa xuân đến nhắc ta những ngày
trên công trường lúc nắng mưa.
Mùa xuân đến nhắc ta những điều
Mà ta chưa nói ra
Mùa xuân đến nhắc ta những lần
Trên con đường phố quen
Và hôm nay bước trên phố này
Dường như nghe... tiếng trái tim cùng... hát ca.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005