Một trường hợp mở đất

09:27 CH @ Thứ Năm - 29 Tháng Sáu, 2006

Tả quân quận công Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông đã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thâu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng Trấn thành Gia Định 2 lần: từ 1813 đến 1816 (triều vua Gia Long, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận và Hà Tiên) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng).

Năm Gia Long thứ 11 (1812) có có một láibuôn Hồng mao tên Finlayson ghé qua Sài Gòn có tả rằng "Chúng tôi không ngờ rằng ở miền xa xôi này lại có một thị tứto và rộng như vậy. Thành phố ở bên trái sông Sài Gòn (ông ta đi thuyền từ biển Cần Giờ vào), khi chúng tôi xuống đi hàng mấy hải lý mà không hết nhà cửa. Nhà làm sát nhau và theo hàng rất đều. Đường sá rộng lớn, có rất nhiều lạch hai bên bờ đều là nhà cả, thuyền bè đi lại như mắc cửi. Cách đặt phố xá ở đây còn phong quang, thứ tự hơn nhiều kinh đô Âu Châu. Sự phát triển của thành phố này và của một thành phố bên cạnh (ý bão Chợ Lớn) đã tiến một bước khá mạnh với chính sự thanh liêm nhưng cực kỳ nghiêm khắc của ông khâm sai Tả quân Lê Văn Duyệt.

Minh Mạng lên ngôi (1820) thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo, kinh tế ngoại thương ở những đô thị cũ như Hội An, Phố Hiến lâm vào tình trạng bế tắc, riêng ở Sài Gòn dưới sự cai trị của Lê Tả quân lại khác, ông nàycó khi lạm quyền về việc quan hệ với người của các nước phương Tây, các nhà thờ vẫn mở ra, cha cố người Việt vẫn tự do truyền đạo, các cha cố Tây dương (Pháp, Bồ, Y Pha Nho) được ra vào dễ dàng. Ông cũng sẵn sàng thu dụng những người nước ngoài tới làm ăn, các thương nhân người Hoa, người Việt được tự do giong thuyền buôn bán với ngoại quốc. Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức thì vào năm 1830, "bọn lái Trung Hoa ở Chợ Lớn một nhà xuất cảng 12.000 tấn gạo, 2.200 tấn bông, 400 tấn đường, 120 tấn hồ tiêu cùng là rất nhiều ngà voi đổi mới muối… Nhưng việc xuất khẩu này thường bị triều đình ngăn trở rất ngặt nên có rất nhiều sản phẩm dân Gia Định không tiêu thụ hết "phải bán thật rẻ hoặc để thối vì không đem bán ra nước ngoài được. Trước tình hình mất mác vô lý như thế, bất chấp lệnh ngăn cấm của triều đình - Lê Tả quân bật đèn xanh cho các thương nhân Trung Quốc, Mã Lai, Miễn Điện, Nam Dương, Ấn Độ và các hậu phương Tây vào ra buôn bán đều đều, tấp nập ở cảng Bến Nghé, hàng năm có độ 30 thuyền buôn Trung Quốc với tải trọng khoảng 6.500 tấn đến Sài Gòn và có độ 26 ghe buôn Việt Namhầu hết xuất phát ở Nam bộ đến Tân Gia Ba buôn bán. "Năm 1820 Lê Tổng Trấn còn cho phép tàu Mỹ đến Sài Gòn và mua đường cùng nhiều thứ khác chở đi”.

Gia Định dưới thời ấy còn là nơi rầm rộ mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong bài diễn thuyết Kỷ niệm lịch sử Sài Gòn mà P.J.B, Trương Vĩnh Kýđọc tại Trường thông ngôn, ông đã giải thích các tênCầu Muối là vựa muối lớn ở Sài Gòn (để chờ xuất khẩu), Cầu Kho là nơi thu thuế bằng hiện vật từ bên trong nội hạt Nam Kỳ và tương tụ: xóm Lá, Xóm Cốm, Lò Vôi, Xóm dầu, Chợ Đũi (lưới tơ thô), Xóm lụa, Xóm Chỉ, Xóm Lò Rèn (gần nhà thương Chợ Quán), làng thợ đúc… đều để nói lên việc làm, ngành nghề của khu vực nổi tiếng và hầu hết xuất hiện vào thời Lê Văn Duyệt trấn chậm. Quan Tổng trấn đặc biệt quan tâm nghề đúc đồng và các giới thợ gò, hàn, cẩn, chạm, đóng tàu…

Tính tò mò muốn hiểu biết và cách lựa vấn đề đem ra bàn bạc tỏ ra ông là người có đầu óc phóng khoáng, luôn luôn muốn trau dồi kiến thức. Những lời bàn chính đáng của ông trong nhiều vấn đề tỏ ra ông có một khả năng tự nhiên rất nạnh và tầm kiến thức rất rộng.

Nhìn rõ thực và sự khôn khéo trong việc buôn bán của người Hoa, quan Tổng trấn luôn tạo thuận lợi để họ làm ăn, hàng hóa thông thương kéo theo sự phát triển của trận vùng Nam Kỳ, ý đồ giàu cho toàn dân của ông không chỉ được người Việt mang ơn mà người ngoại quốc cũng rất dễ phục. Lưu Hằng Tín (Bốn Bang), một tay gốc Hoa giàu sụ thời đó, vốn nghề thương mại sinh nhai, Gia tư cũng có một vài mươimuôn (Bốn Bang thư)cảm nghĩ mà bái Tổng trấn làm cha nuôi. Tay này sau bỏ cả cơ nghiệp hùn với Lã Thuận hành, Trần Huy Đại, Lục Phi Cao… và với một số cự phú người Việt trong đó có Thủ Thùa ở Long An, yểm trợ tài chính, lương thực, vũ khí cho cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi.

Trong một nhận xét của Dr. Crawford về Lê Văn Duyệt có đoạn: "Cơn người này ít học nhưng lạ kỳ thay lại có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng làu thông kinh sử. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông và nhiều chỉ dụ của nhà vua không hợp lẽ ở đời đều bị ông xê đi hoặc không thi hành. Các chỉ dụ không hợp lẽ ở đời nêu trên ta có thể hiểu là không phù hợp và hoàn cảnh mới, đường lối mới để phát triển tòan dân mà Lê Tổng Trấn nhìn thấy thực tế ở vùng đất mới phương Nam.

Ngày 6/4/1868, Thiên hoàng Minh Trị Nhật Bản cùng các quần thần văn võ và các lãnh chúa làm lễ tế trời đất và thềrằng:

1 - Mở nghị hội rộng rãi, mọi công việc đều theo công luận mà quyết định.

2 - Trên dưới một lòng ra sức sửa sang việc nước.

3 - Từ công danh đến thứ dân đều được toại chí.

4 - Bỏ hết thói hư, mối tệ để gắng sức duy tân, tựcường hợp theo đạo trời đất.

5 - Cầu trí thức trên thế giới làm cho nước nhà lớn mạnh, vẻ vang.

Những điều này Lê Tổng Trấn đã thi hành ở lãnh địa của mình trước đó 50 năm. Và tư tưởng "đổi mới" rất sớm, ông không được triều đình ủng hộ nhưng bằng sự quyền biến đã làm cho đất GiaĐịnh ở Nam Kỳ thật sự trù phú. Chưa thấy sử liệu đề cập đến việc Lê Tổng Trấn mà có vấn kinh tế làm việc ở thành Gia Định - vì ông vốn là một quan võ, chỉ thấy ông thường xuyên tiếp xúc và các thương nhân chớp bu người Hoa để bàn bạc hỏi thăm họ, khi trao đổi về Tây dương thì ông có viên thông ngôn tên là Lê Văn Minh Nho thần phụ tá Ngô Nhân Tinh thì chết sớm (1813), Hiệp Tổng Trấn Trương Tấn Bửu cũng là một võ quan như ông. Bộ máy quản lý kinh tế như vậy xem ra quá mỏng manh và không chuyên. Để đạt được thành qủa trên, ông phải chịu khó ra công học hỏi kinh nghiệm qua những lần tiếp xúc với những người nước ngoài và quan trọng nhất là do ông có thanh liêm, công bằng, không tổ chức (bằng các hình thức nổi hoặc chìm) tranh mua, ranh bán, giành độc quyền với các thương nhân quà cáp trrong mức tình cảm vẫn không nhận, có lần phái đoàn Anh quốc gờ tặng riêng cho ông sáu tấm vải lụa, một ống nhòm, mười thùng thuốc súng, hai cây súng lục, ông không dám nhận, mời Hiệp Tổng Trấn Trương Tân Bửu đến niêm phong và viết công văn gửi ra Huế xin ý kiến!

Một lần nọ, Minh Mạng cho triệu tập hết các nhà truyền giáo về kinh đô vờ rằng để dịch sách, nhốt cả vào ngục Lê Tổng Trấn thấy nguy cơ ảnh hưởng đến chủ rương "mở cửa”, bèn tức tốc ra Huế đem theo một số thư từ của Gia Long và Bá Đa Lộc (Bi Nhu Quận công) mà ông thủ sẵn trong đó có nhiều hứa hẹn "cho truyền giáo và buôn bản thoải mái" của Gia Long dạo trước ông trưng ra thuyết phục và ép Minh Mạng phải thả các Giáo sĩ ra cả, người Tây dương rất nể ông trong việc ấy. Đối với Cao Miên, chính sách bảo hộ của ông cũng rất thoáng, chỉ đơn thuần về mặt quân sự để chống Xiêm (cũng là phòng ngự từ xa cho Gia Định), không thu gom tài vật. Khi được yên ổn, vua Cao Miên cảm ân đức, đem 80 thớt voi sang tặng, thấy nước ấy mới qua chiến tranh, kho tàng trống róng ông đề nghị triều đình cho ông được tặng lại 3.500 lượng bạc, 5.000 quan tiền và 10.000 hộc lúa. Những việc đối đãi với người nước ngoài như trên cho thấy Quan Tổng trấn rất khéo cư xử việc làm của ông không ngoài mục đích tạo sự ổn định lâu dài, thu phục nhân tâm vừa bằng uy vũ, vừa bằng nhân nghĩa, lấy phát triển kinh tế làm mục tiêu quan trọng, việc đào kinh Vĩnh Tế nối sông Cửu Long với vịnh Xiêm La tuy nói là mục đích quân sự nhưng thật ra hiệu quả kinh tế rất to lớn.

Trước sau hai lần làm Tổng trấn Gia Định (1812-1816), (1820 -1832) Tả quân Lê Văn Duyệt để lại trong lòng tâm dân Nam Kỳ ngày nay nhiều ấn tượng tốt, công lao to lớn của ông là đem lại an ninh cơm ăn, áo mặc cho nhân dân ĐBSCL theo lời giáo sư Nguyễn ThiệnLâu và rộng hơn và độc đáo hơn là ông là ông đã làm cho Đặc khu kinh tế Sài Gòn Bến Nghé một thời nổi bật lên trong vùng Đông Nam Á.

Ông cũng đã để lại một tấm gương lớnvề đạo đức của nhà cai trị mở rộng đầu óc, cởi mở tấm lòng, khiến người tin mà cật lực làm ăn. Ngày nay, sau 170 năm kể từ khi ông qua đời, nếu có dịp đến LăngÔng ở Bà Chiểu ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy rất nhiều những hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng ghi tên những người không hết tự thuở nào dâng tặng, như là Từ Quốc Vinh, Sài Gòn Quãng Triệu Bang, Lương Tế Phi -Chợ Lớn Quảng Trị Trung Hoa lý sự hội, Đường MônCổ Thị, Quảng Sanh Đường của các cá nhân như Tiền Thiệu Luân người Nam Hải, Hồng Nhược Bố, Sa Nhuận Quyền, Dư Trừng Thanh… của một số người Ấn, người Miên và đương nhiên là rất nhiều người Việt và hầu hết họ là những chủ xưởng, những thương gia.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người tạo nên vụ Big Bang 80 năm trước ở Sài Gòn

    27/03/2020Nguyên NgọcNgày 24/3 này, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và sau đó mấy hôm, ngày 4/4, kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã viết là "trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ"...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX

    21/06/2006Lê Thị LanKhuynh hướng cải cách xuất hiện ở Việt Nam thế kỷ XIX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những nhân tố nào quyết định sự xuất hiện các đề nghị cải cách đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của các đề nghị này...
  • Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

    23/01/2006Nguyễn NghịTuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới...
  • Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà Văn hóa lớn của dân tộc

    09/01/2006Anh ChiLà người yêu dân yêu nước thiết tha, khi ở ngôi, Thánh Tông tỏ ra là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự cường dân tộc hết sức mạnh mẽ.
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • xem toàn bộ