Mạng xã hội Việt Nam: Cờ đã đến tay
Ở Việt Nam trong vài năm gần đây cũng đã xuất hiện một số các mạng xã hội hoàn toàn do người Việt xây dựng. Có thể điểm qua các tên như Vietspace, Yobanbe, Zingme. Các mô hình khác thì đều có mặt một vài tên tuổi như Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac, Anhso.net...
Tuy nhiên, phải thừa nhận, nhìn chung, những mạng xã hội khác này đều là “bản sao chưa hoàn chỉnh” của các trang web nổi tiếng như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube. Các mạng xã hội “made in Vietnam” đều chưa phát triển được các ứng dụng như Facebook hay Google nên không thu hút đựơc người sử dụng.
Trong các mạng xã hội của Việt Nam hiện tại chỉ có Zingme là mạng xã hội do Công ty VinaGame xây dựng là có tới khoảng 4 triệu tài khoản. Nhưng người dùng Zingme phần lớn lại là những người chơi game, những học sinh, sinh viên tuổi teen nên không tạo nên ảnh hưởng đến xã hội nói chung.
Mặc dù vậy, có thể thấy, sự sa sút của Yahoo! 360 và chập chờn của Facebook là cơ hội cho mạng xã hội Việt Nam phát triển mạnh hơn. Chính phủ mới đây quyết định chi gần 1.000 tỷ đồng vào việc phát triển phần mềm và nội dung số được xem là tín hiệu tốt cho thị trường này. Đồng thời, một yếu tố quan trọng hơn là Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp mới đây cũng cho biết, trong năm nay dự kiến sẽ ra mắt mạng xã hội Việt Nam đủ sức định hướng và cung cấp đầy đủ thông tin theo nhu cầu người dân qua mạng internet.
Vấn đề còn lại là các mạng xã hội Việt Nam phát triển như thế nào, liệu có đủ khả năng cạnh tranh và thay thế các mạng xã hội nước ngoài? Có thể thấy, đây là câu hỏi có tính thị trường và dành cho các doanh nghiệp đã và đang đầu tư cho các mạng xã hội tại Việt Nam.
Trước đó, những website Việt ra đời trong "trào lưu" Web 2.0 nhấn mạnh nội dung do người dùng tự tạo như Ngoisaoblog.com, Clip.vn, Cyworld.vn, Yobanbe.vn, Cyvee.com, Phununet.com, Henantrua.com... Các mạng này và những mạng xuất hiện sau đó đều đang dựa chủ yếu vào hai mô hình kinh doanh là quảng cáo trực tuyến và dựa vào dịch vụ đi kèm, bán tài sản ảo.
Hầu hết doanh thu từ các mạng xã hội chưa là bao nhưng các doanh nghiệp đều xác định đầu tư lâu dài “nuôi thị trường”. Tính ra có gần 100 mạng xã hội do các doanh nghiệp nội địa đầu tư kéo theo sự cạnh tranh gay gắt lẫn một bức tranh “hỗn tạp” của mạng xã hội Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại rất nhiều sản phẩm sống lay lắt sau một thời gian hoạt động hoặc dừng hẳn.
Dù chưa có đánh giá cụ thể nhưng tiềm năng kinh doanh trên các mạng xã hội thực sự rất lớn, với khả năng thay thế di động, các hình thức kết nối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường... Vì vậy, dù chưa thực sự hấp dẫn như các thị trường khác nhưng các “đại gia” bắt đầu nhảy vào đầu tư cho mạng xã hội và nội dung số. Các tên tuổi lớn như FPT, VCCorp, VinaGame, VTC Intecom, Vega Corp và Viettel... đều ít nhiều đã tham gia vào thị trường này với các sản phẩm khá phong phú, từ tán gẫu, mạng xã hội, học tập... cho đến các chương trình truyền hình số và các dịch vụ đa phương tiện khác.
Tất nhiên, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam với lợi thế đi trước đã có mặt ở hầu hết các dịch vụ nội dung thông qua việc rót vốn cho các công ty nhỏ hoặc các ý tưởng có triển vọng với tham vọng tạo lập một chuỗi dịch vụ để hợp nhất cơ sở dữ liệu của cộng đồng. Theo ông Paul Hưng, Giám đốc công ty VON (chủ sở hữu YuMe), nhận định: “Không thể có sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu, nên vấn đề của các mạng xã hội khác là phải tìm kiếm và phục vụ cho những nhu cầu chưa được đáp ứng”.
Ngoài những mạng xã hội “sao chép” nước ngoài, hiện nay nhiều mạng xã hội Việt Nam chuyển sang những thị trường ngách nhỏ hơn nhưng khác biệt. Thay vì phát triển các sản phẩm giống như Facebook, Myspace, Twister, nhiều sản phẩm lại được hướng vào các lĩnh vực chia sẻ nội dung nhạc, video, hình ảnh, game, marketing và tin tức.
Tạp chí Forbes châu Á mới có một bài viết về VinaGame - công ty đang đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty internet nội địa hàng đầu. Với doanh thu năm 2009 vừa được công bố là 50 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 50% so với năm 2008, Không chỉ thống trị thị trường game online, VinaGame cũng đã bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực mạng xã hội, đồng thời lên kế hoạch đổi tên công ty thành VNG để phản ánh một cách chính xác hơn sự phong phú về các loại hình dịch vụ mà họ cung cấp.
Hai năm trước, VinaGame đã ra mắt cổng thông tin tổng hợp Zing.vn. Hiện website này đang được Alexa.com - dịch vụ xếp hạng website uy tín hàng đầu thế giới xếp ở vị trí thứ ba tại Việt Nam chỉ sau Google và Yahoo!, tính theo số lượng người truy cập. Mạng xã hội ZingMe với các chức năng, cũng đang dẫn đầu thị trường với 4 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng.
Ông Henry Nguyễn, Tổng giám đốc IDG Ventures, cho biết, VinaGame hiện nay là một công ty có lợi nhuận khá lớn và đã bắt đầu giai đoạn tái đầu tư. Dù còn nhiều điều đáng bàn nhưng thành công của VinaGame cũng mang lại nhiều hy vọng cho một mạng xã hội “made in Vietnam” trong tương lai.
Hình thức kinh doanh của các mạng xã hội tại Việt Nam: 1. Quảng cáo trực tuyến bao gồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo đa phương tiện, quảng cáo tài trợ, quan hệ công chúng… (đa số các mạng xã hội đều ít nhiều áp dụng như zing.vn, clip.vn, yume.vn, cyworld.vn,…) |
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh