Tìm hiểu chiến lược của các mạng xã hội ảo
Khi giám đốc điều hành (CEO) của Facebook là Mark Zuckerberg muốn mô tả ảnh hưởng của mạng xã hội ảo này, anh kể một câu chuyện về một số chiến binh tôn giáo trẻ tuổi ở Lebanon đã thay đổi quan điểm của họ về văn hóa phương Tây nhờ kết bạn trên Facebook.
Hàm ý của câu chuyện này có lẽ ai cũng nhận ra, đó là sự tự do bày tỏ quan điểm trên mạng Internet đã giúp xóa đi những khác biệt văn hóa. Nhưng có một hàm ý khác, đó là Facebook đang được sử dụng ở Lebanon.
Trên thực tế, Facebook đang phát triển rất nhanh chóng ở nhiều khu vực. Thống kê của tổ chức comScore công bố hôm 12/8 cho biết, Facebook đã trở thành mạng xã hội ảo số một thế giới.
Lan tỏa nhanh
Hiện có gần 63% trong số 132 triệu người sử dụng trên toàn thế giới của Facebook đến từ các quốc gia ngoài Bắc Mỹ. Trước đây, mạng này đã được dịch sang 20 ngôn ngữ bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Quan thoại. Tới nay, số ngôn ngữ của Facebook đã được tăng thêm 69 ngôn ngữ.
“Thông qua việc áp dụng các công cụ dịch website, chúng tôi đang phát triển rất nhanh chóng”, Javier Olivan, giám đốc thị trường quốc tế của Facebook cho biết.
Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất tập trung vào việc mở rộng thị trường. Trong bối cảnh các mạng xã hội ảo của Mỹ, trong đó có Facebook và mạng xã hội ảo hàng đầu nước này là MySpace, đã bão hòa tại thị trường trong nước, họ bắt đầu tìm kiếm các cơ hội mở rộng ra bên ngoài để tăng độ hấp dẫn đối với các nhà quảng cáo, người sử dụng, các đối tác mua lại tiềm năng, và cả các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây, MySpace đã mở rộng ra hơn 29 quốc gia bao gồm Ấn Độ và Hàn Quốc.
Theo Pingdom, một website của Thụy Điển chuyên theo dõi về mức độ phổ biến của các website, MySpace đặc biệt có tần suất sử dụng cao tại Mỹ, Puerto Rico, Australia, Anh và Malaysia. Pingdom đã thực hiện cuộc điều tra này dựa trên công cụ tìm kiếm của Google để xác định xem một mạng xã hội cụ thể được tìm kiếm nhiều như thế nào ở một quốc gia nhất định. Chẳng hạn, quốc gia có độ quan tâm lớn nhất tới LinkedIn - một mạng xã hội dành cho các giới kinh doanh - là Ấn Độ, Hà Lan, Đan Mạch và Mỹ.
Tuy nhiên, Facebook đặc biệt thành công xét về phương diện số lượng người sử dụng. Số lượng người sử dụng mới của site này trong tháng 6 đã tăng tới 153% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là thành viên mới đến từ châu Âu, châu Á, Trung Đông và Mỹ Latin. Trong số các quốc gia cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Anh, Nam Phi và Colombia là những nước có độ quan tâm cao nhất tới mạng này.
Trong khi đó, số người sử dụng mới tại Bắc Mỹ của Facebook chỉ tăng có 38%, còn ở MySpace, con số này chỉ là 3%.
Chiến lược của các mạng xã hội
Có được thành công này, Facebook dựa nhiều vào một chiến lược quốc tế trong đó công nghệ đóng vai trò là động lực chính. Thay vì mở cho mỗi ngôn ngữ một phiên bản khi tới các thị trường mới và tổ chức một bộ máy nhân sự đầy đủ cho từng thị trường, Facebook cung cấp các công cụ dịch thuật cho phép người sử dụng dùng trang web hiện hữu và cá nhân hóa trang đó cho phù hợp với ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Với các công cụ này, Facebook mở rộng nhanh chóng hơn bất kỳ đối thủ nào khác và sớm chiếm lĩnh những thị trường mới, nơi người sử dụng tăng theo cấp số nhân qua việc bạn bè khuyến khích nhau sử dụng.
MySpace áp dụng một chiến lược khác. Mạng này đang mở văn phòng tại các quốc gia mà họ biết có thể kiếm được tiền quảng cáo và thu hút được người sử dụng. Chiến lược này khiến MySpace chậm chân hơn trong việc mở rộng ra các thị trườn mới, nhưng các nhà quản lý của website này vẫn tin rằng cách tiếp cận của họ rồi sẽ giúp họ đưa ra được những dịch vụ tốt hơn, phù hợp hơn với văn hóa của từng quốc gia, trong khi vẫn kiếm được quảng cáo.
Đại diện của MySpace cho biết, số lượng người sử dụng ngoài Mỹ của MySpace sẽ sớm chiếm hơn 50% doanh số của site này.
Một mạng xã hội ảo khác là Hi5 áp dụng một chiến lược lai giữa chiến lược của MySpace và Facebook.
Hi5 đã cung cấp các công cụ cho phép người sử dụng dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào. Trước đó, mạng này đã thuê một nhà cung cấp dịch vụ khác dịch website của mình sang các ngôn nhữ như Nhật Bản và phản ánh các nội dung văn hóa của quốc gia tương ứng vào website. Số lượng người sử dụng mạng Hi5 đã tăng lên mức hơn 56 triệu người, một phần lớn nhờ vào những nỗ lực này. Hiện Hi5 vẫn là một trong những mạng xã hội phổ biến ở Mỹ Latin.
Mặc dù Facebook đã tập trung vào các công cụ dịch thuật của trang, site này vẫn không quên việc mở các văn phòng ở từng quốc gia để đưa trang này thêm phù hợp với văn hóa từng nước, và cũng để bán quảng cáo. Tuy nhiên, các nhà quản lý của trang chưa hẳn đã bị thuyết phục bởi quan điểm cho rằng việc mở văn phòng mới là cần thiết, vì họ cho rằng, cứ có người sử dụng là sẽ có quảng cáo.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005