Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười
Bài viết Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907) vẫn còn có một số điểm đúng với hoàn cảnh hiện nay:
"Dân trí càng mở mang thìpháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...)Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ,tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước vớinhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn."
Phải thừa nhận rằng trong xã hội nước ta hiện nay so với trước đây có khác, nhưng không khác hơn là bao, từ khái niệm "Pháp luật đơn sơ" sang khái niệm "Pháp luật buồn cười".
Buồn cười là ở chỗ những nguyên tắc cơ bản trong xã hội không hề làm được, một vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệthại cho dân, cho nước có đến hàng trăm tỷ đồng như vụ xăng dầu vừa qua, ấy vậymà, khi phát hiện xử lý lại chỉ thu có một phần trong đó. Thử hỏi xem yếu tố cơ bản trong cơ chế thị trường hiện nay là cạnh tranh và lợi nhuận, vậy khi có lợi nhuận nhiều hơn người ta có đua nhau để mà làm hay không?, vậy pháp luật thật là đáng buồn cười khi lại là cánh tay phải của tệ nạn xã hội.
Nó lại thêm buồn cười khi không biết bao nhiêu quy định này đến nghị định kia, đến nỗi phải hình thành ra cả một thị trường luật sư có tới hàng chục ngàn người, bỏ hết lao động sản xuất cũng như không muốn làm ăn gì hết, chỉ để nghiên cứu luật mà cũng không biết có hiểu hếtđược không, hơn nữa chi phí từ việc đào tạo, nghiên cứu… tốn kém không phải là ít. Trong khi đó nhà nước ta luôn yêu cầu người dân sống và làm việc theo pháp luật mà pháp luật phải cần tới luật sư mới hiểu thì người dân hiểu hay biết mà làm được mới là lạ.
Trong thực tế, pháp luật sinh ra là để ngăn chặn tệ nạn xã hội, vậy tệ nạn xã hội mà có thể trở thành một ngành nghề khuyến khích người dân tự khai thác thì hàng trăm triệu tai, mắt, chân,tay của đồng bào cả nước mà cùng khai thác, cho dù nguồn tài nguyên này có lớn tới đâu cũng sẽ cạn kiệt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn