Khó tính
Trong mỗi gia đình, thế nào cũng có người khó tính. Ở nhà tôi cũng có một người khó tính nhưng không giống với đa số người khó tính khác. Tính khó ở đây lạ và nghe có vẻ buồn cười: cãi nhau với...tivi!
À mà không, không chỉ cãi với tivi, rộng hơn, cãi nhau với báo đài!
Ở nhà tôi thường xuất hiện những câu "thành ngữ" tự sáng tác, thí dụ: "ở cơ quancãi thủ trưởng, về nhà cãi vợ thì đời ắt phải lận đận". Do đó, dành cho con người khó tính, lập tức có một câu chế giễu đại ý là cãi nhau với tivi là bệnh của người đã già, cho dù người cãi tivi vẫn chưa nhiều tuổi.
"Làm truyền hình như các ông bà thì khó nói gì" - người khó tính nói ngay khi trên t vi có cuộc phỏng vấn một phóng viên truyền hình về những khó khăn trong nghe báo. Người khó tính bảo: "Một phút trên truyền hình là một đống tiền, vậy mà tại go các vị cứ truyền lê thê những đêm ca nhạc...nhạt hoét? Lúc nào cũng thấy truyện mấy cái đầu chôm chôm kẽm nhiều màu, váy áo model nhảy
Thế đấy, bao nhiêu thông tin hay ho thì người khó tính cho là bình thường, tất nhiên phải thế. Nghe nào chẳng có cái khó, mà phát ra cả 24 tiếng thì lay đâu ra bài vở mà không dở" - người dễ tính cãi lại. Nhưng luận điểm này không trôi, bởi vì: "Tại sao tôi làm bác sĩ sai lam, làm nhà giáo để học sinh ngu dốt thì bị lên án, còn anh làm sai lại cho đó là điều bình thường?”.Thế là lại nảy sinh thêm chủ đề mới để tranh cái. Cứ tưởng lắp cáp sẽ tha hồ xem phim nước ngoài, ai dè đâu phim dở thì nhiều, cũng phát đi phát lại cả. "Suốt 24 giờ chỉ có chiếu phim không thôi thì lấy đâu ra phim mới!". "Đã không thấy hay thì đừng cho thuê cáp!". "Khổ nỗi cả thế giới người ta cáp chả lẽ mình lại không!". Cứ như vậy, có khi cả nhà cãi nhau vì cái tivi. Có cô ca sĩ làm giámkhảo cuộc thi ca nhạc đã làm cho nhiều người "lên tăng-xông" vi lối nói bốp chát, "suốt ngày chỉ đem chuyên môn ra dọa thiên hạ". Người dễ tính đồng tình: “Đã chấm 1 nghề, không mang chuyên môn ra thì mang gì? Có giỏi mới bắt được lối chuyên môn chứ!". Người khó tính đốp lại: “Ôi dào, cứ thấy họ dọa nhau những thể loại “a en bi" với lại nọ kia mà kinh, chỉ thấy người được khen nức nở vì kỹ thuật, còn người nghe thì cứ...tha hồ dửng dưng! Hát là giọng trời phú và "hồn vía” là chính, chứ “có phải khoe kỹ thuật ra mà đã chắc chinh phục được thiên hạ". "Có gì mà phải thắc mắc, xem chương trình của Tây, bị cái ông
Ôi trời, đó là chuyện trong nhà kín đáo tôi nghe lỏm được mỗi khi nhân vật khó tính cãi vã với cái t vi. Không biết hôm nay tôi gom lại kể lén với các bạn có bị bắt giò không đây? Tôi lo lắm...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường