Khái niệm lý luận
Ở tầm khái quát, việc phân loại các khái niệm trong các sách giáo khoa logic hình thức xưa nay thường dừng lại dưới mấy góc độ:
1. Phân loại theo ngoại diên,gồm có:
Khái niệm
Khái niệm riêng (đơn nhất).
Khái niệm rỗng (trống).
Khái niệm hợp (tập hợp).
2. Phân loại
Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.
Khái niệm khẳng định (đương) và khái niệm phủ định (âm).
Khái niệm tuyệt đối và khái niệm tương đối.
3. Phân loạidưới góc độ quanhệ giữa các khái niệm,gồm có:
Khái niệm so sánh được.
Khái niệm không so sánh được.
4. Phân loạidưới góc độ phân loạihọc, gồm có:
Phân loại tự nhiên.
Phân loại bổ trợ (nhân tạo).
Theo chúng tôi, ngoài mấy góc độ phân loại truyền thống này, có thể và cần phải bổ sung vào các sách giáo khoa logic hình thức một góc độ nữa hết sức quan trọng và cần thiết đó là phân loại theo chiều sâu nhận thứcvới hai cấp độ: khái niệm kinh nghiệmvà khái niệm lý luận.
Được biết tác giả Vương Tất Đạt từng bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ triết học về đề tài Vai trò của khái niệm lý luận.Đáng tiếc, không hiểu vì sao tác giả đã không bổ sung vấn đề khái niệm lý luận này vào cuốn sách logic hình thức viết sau khi bảo vệ luận án (Đại học Sư phạm
Trong cuốn logic hình thức của mình (xuất bản 4 lần tại Nxb Chính trị Quốc gia, từ 1996 đến 1999), tôi đã mạnh dạn bổ sung vào phần phân loại khái niệm với sự phân biệt khái quát giữa hai khái niệm này theo chiều sâu nhận thức như sau:
a. Khái niệm kinh nghiệmlà những khái niệm hình thành tự phát và gắn liền trực tiếp với kinh nghiệm sống của mọi người, không cần qua học tập - nghiên cứu. Do đó, khái niệm kinh nghiệm mang nặng tính chất cảm tính, chưa đi sâu phản ánh bản chất và các mối liên hệ tất yếu bên trong của các đối tượng. Ví dụ: nhà, chợ, cây, con, tình yêu, căm thù...
b. Khái niệm lý luậnlà những khái niệm hình thành gắn liền với những công trình nghiên cứu lý luận của những nhà nghiên cứu lý luận. Các khái niệm lý luận gắn liền với những hệ thống lý luận nhất định. Nếu chúng phản ánh trung thực các mối liên hệ bản chất, các quy luật vốn có của hiện thực khách quan thì những hệ thống lý luận đó chính là các học thuyết khoa học được kiểm nghiệm bằng thực tiễn (hay thực nghiệm). Nếu trái lại, thì đó chỉ là những lý luận giả khoa học và sớm muộn cũng sẽ bị sự phát triển của khoa học và thực tiễn bác bỏ.
Thiết nghĩ, bổ sung như vậy không đơn giản chỉ là bổ sung một tiểu tiết cho thêm phần phong phú trong phân loại khái niệm. Chính cái góc độ hay "lát cắt" tiếp cận cặp khái niệm theo chiều nông - sâu này tự nó đã mang ý nghĩa tuyệt đối cần số thiết để tiếp cận và "tiêu hoá" bất kỳ một khái niêm nào với tư cách một khái niệm hãy còn ở tầm kinh nghiệmhay đã đạt tới tầm lý luận.Thật ra, với quỹ thời gian ít ỏi cùng với yêu cầu khiêm tốn bước đầu đối với môn học logic hình thức đành cho sinh viên nói chung, việc thông tin cho sinh viên về một khoảng cách có thật và đầy ý nghĩa giữa khái niệm kinh nghiệm và khái niệm lý luận như vậy chỉ mang tính chất khái quát.Song, suy ngẫm cho kỹ, chúng ta không thể không ghi nhận giá trị phương pháp luận to lớn và sâu sắc của cách tiếp cận
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi muốn nhấn mạnh một số khía cạnh vừa cơ bản, vừa nóng hổi tính thời sự của vấn đề nêu ra.
Thứ nhất, với tư cách là hình thức cơ bản thứ nhất của tư duy trừu tượng, khái niệm được hiểu là hình thức phản ánh khái quát bản chấtcác sự vật, hiện tượng bằng những dấu hiệu bản chấtxác định của chúng. Rõ ràng, khái niệm được khoa học logic diễn đạt như vậy thì không còn ở tầm kinh nghiệm nữa, mà căn bản đã vươn tới tầm lý luận - khoa học rồi. Đúng như nhận xét xác đáng của nhà logic học Xô viết Đ.P.Gorxki rằng: "Phân biệt những sự vật và hiện tượng khác nhau là một nhiệm vụ căn bản của định nghĩa..."và ông lưu ý ngay, "ở đây, muốn nói đến những định nghĩa khoa học”.
Khi Lênin triết lý rằng, "khái niệm là sản phẩm cao nhất của tư duy", thì không ai tuỳ tiện coi đó là khái niệm bất kỳ của tư duy bất kỳ, mà phải là những khái niệm đạt tới tầm lýluận đặc trưng cho tư duy lýluận.
Đương nhiên, cuộc sống thì vẫn là cuộc sống.Dù lý luận phát triển tới đâu, kể từ khi có khoa học, vẫn luôn tồn tại sự “
Thứhai, cũng như nhiều góc độ phân loại khái niệm khác, trong nhiều trường hợp, sự phân biệt giữa khái niệm kinh nghiệm với khái niệm lý luận chỉ là tương đối. Có điều là, xã hội càng tiến tới văn minh và hiện đại - tức càng đòi hỏi con người tự giác,thì khoảng cách giữa khái niệm kinh nghiệm với khái niệm lý luận, trong nhiều trường hợp, cũng ngày càng rútngắn. Thật không biện chứng chút nào nếu đồng nhất mọi khái niệm kinh nghiệm với sai lầm (cũng như với chú nghĩa kinh nghiệm) và mọi khái niệm lý luận với chân lý. Trước sau, tiêu chuẩn của nhận thức nói
Thứ ba,không thể đồng nhất mọi khái niệm lý luận với chân lý vì bản thân khái niệm lý luận còn có thể và cần phải được phân ra thành hai dạng (đương nhiên, trong nhiều trường hợp, cũng là tương đối) - dạng khái niệm lý luận chânchính - khoa họcvà dạng khái niệm lý luận giả tạo - phản khoahọc. Thực khó mà hình dung hết cái giá phải trả cho sự lẫn lộn giữa bản tính chân chính- khoahọc với bản tính giả tạo- phản khoa học ở cáckhái niệm lý luận, và cũng khó mà hình dung cái giá phải trả cho sự lẫn lộn này trong cuộc sống.
Thứ tư,trong giới hạn của logic học, khái niệm là tiền đề bắt buộc để kiến tạo nên các phán đoán và suy luận. Vì vậy, tính chân - giả của các phán đoán và suy luận trước hết tuỳ thuộc tính chân - giả của các khái niệm. Không ít các lỗi logic của các phán đoán và các suy luận được vạch ra ngay từ các lỗi logic của khái niệm. Quan hệ logic giữa bộ ba (khái niệm - phán đoán - suy luận) như vậy càng có ý nghĩa gấp bội đố i với các khái niệm lý luận. Bởinhư trên vừa nói, các khái niệm lý luận, nhất là các khái niệm nền tảng, có vai trò định hướng lớn lao và chi phối từ đầu sự thành bại của cả một chương trình, thậm chí cả một mô hình phát triển xã hội.
Thứ năm,thuộc phạm trù ý thức đời thường - tâm lý xã hội, các khái niệm kinh nghiệm thường kém tínhhệ chông.Trái lại tính hệ thống là một đặc trưngrõ nétở các khái niệm lý luận, vô luận là ở dạng chân chính - khoa học hay ở dạng giả tạo - phản khoa học. Tính hệ thống của một khái niệm lý luận hay của một lý luận phản ánh - hoặc trung thực hoặc xuyên tạc tínhhệ thống vốncó ớ bản thân đối tượngđược phản ánh, qua đó mà phản ánh trung thực hoặc xuyên tạc cấu trúc nội tại cùng với bản chất thật của đối tượng. Xét đến cùng, chức năng nhận thức tổng hợp của cặp phạm trù logic ngoạidiễn và nối hàmcủa khái niệm không gì khác hơn là phối hợp phản ánh cho được bản chất có thậtcủa một đối tượng xác định, tương ứng với một hệ thống - cấu trúc xác định. Cái khó và phức tạp của tư duy trừu tượng - lý luận là ở đó, cái đặc biệt hấp dẫn của tư duy trừu tượng - lý luận cũng là ở đó. Thách thức thực sự đối với yêu cầu tiếp cận và "tiêu hoá" một khái niệm lý luận và cả một hệ thống lý luận đối với cả người nghiên cứu, người dạy và người học xưa nay nói chung cũng chính là chỗ đó. Đặc biệt, với hệ thống khái niệm - phạm trù triết học Mác - Lênin mang tầmphản ánhphổ quát nhất của tự nhiên, xã hội và tưduy, thì quanđiểm toàn diệncùng với cách tiếp cậnhệ thốngbao giờ cũng được coi là nguyên tắcphương pháp luận hàng đầucủa phép biện chứng duy vật.
Thứ sáu,khái niệm lý luận, cũng như mọi khái niệm nói
Thứ bảy,theo chúng tôi, đổi mớitư duykhông chỉ là điều kiện tiên quyết mang tính đột phácho công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội lịch sử lần thứ VI ( 1986), mà hơn thế nữa, yêu cầu bắt buộc này phải được thực hiện songhành với tiến trình đổi mới đầy biến động, với biết bao vấn đề mới nảy sinh và tất yếu sẽ nảy sinh. Đầy rẫy và chằng chịt những mâu thuẫn giai cấp, dântộc, sắc tộc và tôn giáovới mọi cấp độ từ địa phương, dân tộc tới khu vực và quốc tế trong bức tranh toàn cảnh đương đại của loài người đường như còn quá lạ lẫm với nhiều người đó là sự triển khai vừa ào ạt, vừa đan kết nhau hết sức chặt chẽ của các tiến trình cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức.
Bối cảnh mới lạ này càng làm cho chúng ta nhớ lại lời dạy chí lý của Lênin rằng, không có lý luận thì xu hướng cách mạng sẽ mất quyền tồn tại và sớm hay muộn, sẽ rơi vào tình trạng phá sản về chính trị. Có nghĩa là, cũng như cảnh báo của Lênin, nếu thiếu "dự trữ lý luận" thì các chính đảng cách mạng chỉ biết "lẽo đẽo
Thứtám, một phương châm mang tính nguyên tắccủa đổi mới tư duy, như Đại hội VI của Đảng ta nhấn mạnh, là nhìnthẳng sự thật nói đúng và nóirõ sự thật.Từ chiều sâu của mình, sự thật mà các khái niệm lý luận có trách nhiệm lột tả ở đây chính là bản chấtcủa hàng loạt vấn đề sống còn của định hướng xã hội chủ nghĩa với cả mặt chính điện lẫn phản diện của nó. Hình thức nổi cộm của các sự thật này đã được Đảng ta chỉ ra công khai từ nhiều năm qua - đó là "4 nguy cơ lớn" cùng với các, quốc nạn nhức nhối". Song, cùng với những thành tựu lớn lao cửa công cuộc đổi mới hơn 15 năm qua, có những nguy cơ và quốc nạn không giảm, mà còn nghiêm trọng hơn. Từ chủ đề bài viết này - về vấn đề khái niệm lý luận,tôi thật sự tâm đắc và xin được chia sẻ với những ai tỉnh táo nhất, sớm' nhận ra rằng, nguy cơ đáng sợ nhất và lại chi phối sâu sắc nhất khả năng và mức độ chiến thắng hay chiến bại trước những nguy cơ và quốc nạn ấy chính lại là nguy cơ tụt hậu vềlý luận.Có lẽ, cách nói quá quen thuộc - "lý luận và hoạt động lý luận chưa ngang tầm nhiệm vụ” - là chưa ấn tượng và kém ý nghĩa cảnh báo so với cách nói "nguy cơ tụt hậu về lý luận". Và, con đường mà tư duy logic dẫn chúng ta đến chiến thắng nguy cơ đặc biệt này chắc chắn phải được lát bằng những viên gạch tinhthần vững chắc là các khái niệmlý luậnvới tất cả chức năng logic vốn có của nó.
Thứ chín thiên chức cũng như nguồn sống đặc thù xưa nay của trí thứclà lao độngtrí óc. Hành trang đặc thùcủa trí thức để đi cùng lịch sử là những khái niệmlý luận.Với tư cách là chân dung trí tuệ của xã hội và lịch sử từ ngày có khoa học, trí thức có thể kiêu hãnh hoặc hổ thẹn bởi các khái niệm lý luận mà lĩnh hội “tiêu hóa” trình bày hoặc tạo ra lần đầu với tất cả thông tin tích cực hoặc tiêu cực có thể có. Tòa lâu đài trí tuệ của mỗi dân tộcvà của cả loài người mãi mãi giữ lãi những khái niệm hay hệ thống lý luận chân chính - khoa học.
Những cuộc lột xác sinh học không thể sánh nổi với những cuộc lột xác xã hội, đặc biệt là với tầng lớp tri thức. Với ưu thế học vấn của mình, tri thức nhạy cảm hơn với thời cuộc, suy nghĩ tính toán nhiều hơn và sâu sắc hơn về lợi ích của cá nhân và của cả cộng đồng, và cũng dễ đao động hơn trước các bước ngoặt lịch sử cả về phía hữu lẫn phía tả. Đánh giá trí thức, vì thế, phải thận trọng hơnvà tinh khôn.
Song, cũng chính từ lao động trí óc đặc thù này của trí thức một khái niệm lý luận nào đó hay một hệ thống lý luận nào đó mà anh ta trình bày cũng có thể trở thành cái lăng kính phàn chiếu khá tập trungvà khá chính xác tư cách tri thức của anh ta là thế này hay thế khác. Chưa bao giờ vấn đề khái niệm lý luận đáng được trí thức quan tâm từ phương diện lôgic cũng như phương diện chính trị - thực tiễn như hiện nay. Sự quan tâm đặc biệt này sẽ góp phần hết sức quan trọng cho việc lựa chọn một con đường tối ưu của tri thức để đi lên cùng đất nước và thời đại. Đáng buồn vì có quá nhiều công trình nghiên cứu của trí thức đã và sẽ được nghiệm thu là xuất sắc và...xuất sắc, mà trong đó, qua hệ thống các khái niệm lý luận được trình bày, vẫn thiếu vắng những
Để kết luận, xin được nhắc tới triết lý của
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường