Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh (3)

Đặng Thai Mai dịch
07:36 CH @ Chủ Nhật - 06 Tháng Ba, 2016

Xem lại: Phần đầu, Phần 2...

Năm là chn hưng công ngh. - Thường đọc L nghi chí1) về triều Lê, thấy có một mục chép rằng: “Phàm những đồ sử Tàu, chỉ hạng ấn quan 2) trở lên mới được dùng”, mà không thể không than thở cho những kẻ mưu tính việc nước bây giờ sao mà hủ lậu đến thế! Ngày xưa, (bên Trung Quốc) chỉ một mình Tạ An mặc chiếc áo lụa mịn (hoàn y), mà rồi các quan trong triều mọi người đều thích, thế là của dùng trong nước được dồi dào. Phong hóa lướt mau là thế. Bên Thái Tây, hễ có một thứ đồ mới thì kẻ này sáng chế, người kia làm theo, dầu phải nhọc nhẵn, tốn kém bao nhiêu trong khi học hỏi, cũng không hề tiếc! Học thầy ích lợi là thế. Nghĩ lại ta ở địa vị người trên, lại tự chọn lấy tốt mà dùng, thì làm sao mà mệnh lệnh cho người dưới được? Biết rằng có kẻ hơn mình mà không gắng sức cho hơn họ, làm thế nào ích lợi cho nước nhà được? Thế thì dè dặt sự tiêu phí, chỉ bằng mở rộng nguồn lợi cho nó lưu thông?

Công nghệ nước ta ngoài một thứ đồ khảm xà cừ là có tiếng với thiên hạ ra, còn như nón lông, nón dứa, ghế mây, chiếu hoa, đồ sơn, đồ vàng, đồ gỗ, đồ đá, đồ gốm, đồ sứ, đoạn, nhiễu, vải, lụa, v.v... phàm thứ gì người Tàu làm được thì mình cũng làm được; nhưng hàng ta sánh với hàng Tàu: dáng tinh, dâng thô, khác nhau rõ rệt. Ấy là bởi không biết chấn hưng công nghệ vậy. Nghe nói ở Bắc Kỳ 3) gần đây đã biết được cách trồng dâu, nuôi tằm theo phương pháp mới. Việc ấy đã đăng cả trên mặt báo. Ở kinh đó vừa rồi có đặt ra sở Canh nông, trường Bách công. Phương pháp đó rất hay, ý thì rất tốt. Phàm người nước ta đều nên cổ lệ thế nào, bắt chước thế nào để mong cho có công hiệu. Nhưng triều đình đã lảng đi mà không hỏi đến, sĩ phu cũng khinh rẻ mà không chịu làm. Thành thử những người vào học trường Công nghệ chỉ là hạng cu ly; mà học sinh Nông trường cũng chỉ là bọn người trồng cấy mà thôi. Thế là không biết gì về cách chấn hưng công nghệ.

Công nghệ rất quan hệ với quốc gia. Ta không hơn người thì người sẽ bỏ rơi ta. Tiền của phung phí ra ngoài nước không còn gì tệ hại hơn thế nữa! Tưởng nên đón thầy giỏi, mua đồ mẫu, chọn người khéo tay, nhanh trí khôn để cho vào học, rồi triều đình thời thường săn sóc mà dạy dỗ họ. Lại hạ lệnh khắp nước hễ ai học được kiểu mới, chế được đồ mới, thì theo lối Âu châu cấp cho bằng khen làm lưu chiểu, thưởng cho phẩm hàm để ngợi khen họ, cấp cho lương bổng để khen thưởng họ, cho giữ quyền sáng tạo để bảo vệ quyền lợi của họ. Những ai giỏi về các khoa cách trí, khí học, hóa học, thì làm cho họ được vẻ vang, sang trọng hơn cả những người đỗ đại khoa. Như thế mà không có người chịu trổ tài, đua khéo để cho hơn người thì có lẽ nào!


Các sĩ phu của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Sáu là m tòa báo. - Các nước đặt ra báo chí có những danh mục như nhật báo, nguyệt báo, tuần báo, bán nguyệt bảo. Thể tài thì chia ra: chính trị, tin tức, thời sự, quảng cáo, v.v... Phàm việc trong, việc ngoài, sáng chế mới, tình hình thương mại, cho đến nhà pháp luật, nhà y học, nhà nông, thợ thuyền, thương gia, chẳng giới nào là không có báo. Pháp có hơn 1.230 báo quán, Đức có hơn 2.350 báo quán, Anh có hơn 2.180 báo quán, Nga có hơn 130 báo quán, Mỹ có hơn 14.150 báo quán, Nhật Bản không quận nào không có báo quán, Trung Quốc gần đây cũng mở rất nhiều. Dân trí sở dĩ được mở mang là chính nhờ đó. Còn nước ta thì chỉ có Sài Gòn và Hải Phòng có báo viết bằng chữ Tây, người đọc được không mấy! Báo viết bằng chữ Hán chỉ có một tờ Đồng văn 4) thôi.

Xét thấy viên chủ bút tờ báo Them xơ 5) là một vị tể tướng về hưu, nên những lời bình phẩm của báo ấy rất là công bằng và xác đáng. Thiết tưởng ở kinh đô ta cũng nên đặt một tòa báo, lựa lấy một vị đại thần làm chủ, lựa một số thân sĩ sung vào: nửa viết bằng chữ nước ta (tức chữ quốc ngữ), nửa viết bằng chữ Hán. Bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề lạ, ngón khéo ở Âu - Mỹ, cũng là những việc xưa nay ở nước ta, hoặc những lời và việc tìm được trong sách và đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc những bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận, bài thi, hoặc có người đặc biệt trong đám nhân tài, hoặc có kỹ thuật mới có ích cho nước nhà và do giới công nghệ mới tìm ra, thì đều đăng hết lên báo để cho mọi người cùng biết. Giá báo thì tính rẻ và cứ theo ngày đã định, gửi cho các quan lại lớn nhỏ trong, ngoài; và các thôn, các xã mỗi nơi một tờ. Trong dân gian nếu có ai bỏ tiền ra mua riêng thì có thưởng. Những kẻ thừa hành phát báo nếu để chậm không đúng kỳ, đúng lệ thì có phạt. Cái lợi thu được đã đủ để chỉ tiêu về việc nhà báo, và nhờ báo chương rồi sẽ phá tan được cái giới câu nệ, tối tăm.

Một đằng thì mất mấy năm trời để đi học một thứ chữ khác hẳn tiếng mình mà vẫn không có công hiệu; một đằng thì mất không tới sáu tháng là học ngay được văn tự của tiếng mình. Vậy thì không thể không theo chữ nước ta, điều ấy rõ ràng hết sức rồi. Một đằng thì theo lối học đầu ngọn, ghi nhớ từ chương, rồi chung quy chỉ được có cái hư văn. Một đằng thì để tâm vào những điều giản dị, rõ ràng và thiết yếu, mà lại thâu được thực học. Thế thì sách vở không thể không hiệu chỉnh, phép thì không thể không sửa đổi, nhân tài không thể không cổ võ, cũng là một việc hết sức dễ hiểu vậy.

Cái thuyết khinh rẻ công nghệ đã nổi lên, thì vàng, bạc, gỗ, đá chỉ là nguyên liệu để cho người nước ngoài dùng; cái đạo khuyến khích công nghệ được thịnh hành, thì nước, lửa, gió, điện đều giúp ích cho sự cần dùng hàng ngày của dân ta cả. Vậy thì không thể không chấn hưng công nghệ, đó là điều tất nhiên.

Khu khư ngồi giữ lấy xóm cùng làng hẻm, sao bằng thả lỏng cho tinh thần bay nhảy ra cõi ngoài để cho tất cả vũ trụ đều có thể là mình nằm chơi: dùi mài mấy tập giấy cũ, sao bằng xem báo mới mà giấy mực đều là thần trí. Thế thì không thể không mở báo quán là rõ ràng lắm.

Có người nói rằng: non sông nước Nam đã vạch sẵn trong tập thiên thư, văn hiến có từ lâu rồi: phép lc thư6) đã thông hành rồi, cần gì phải dùng đến chữ mới? Muôn quyển đã giàu rồi, cần gì phải dùng đến tân thư? Khoa cử đã đủ để kén chọn người rồi, cần gì phải theo lối mới? Điển lệ hiến chương đủ để trị nước rồi, cần gì phải dùng đến phép mới? Nếu làm như vậy thì chẳng hóa ra biến đổi hết nền nếp văn hiến ngàn xưa để bắt chước cải mới, mới được ư?

Than ôi! Nếu quả như lời ấy, thì dân trí nước ta đến chìm lỉm tịt mù, không có bao giờ phát triển được nữa. Giả sử thời cục “tỏa quốc” 7) không biến thành thời cục “dây điện, cơ khí” thì những cái gọi là “bốn điểm, năm giới” trên kia sẽ còn lảng vảng mãi trong đầu óc nhà triết lý, nhà chính trị; gặp việc hư hỏng thì vả cho lành, chữa cho thẳng, tô điểm, phô trương, không phải không đủ gọi là văn minh; nhưng ngặt vì không thể thế được. Ví như dây đàn cầm không hài hòa thì phải tháo ra mà sửa lại; nhà ở đã cũ hàng nghìn năm thì phải dỡ đi mà làm lại, rồi mới có thể lại ở được (lời Lương Khải Siêu). Thời cục cũng vậy, tất phải đến thế.

Không nghe câu chuyện nước Nhật Bản ư? Trong thời gian hơn 30 năm gần đây, nước Nhật thâu thái văn minh Âu châu, nay đã đạt được mục đích rồi. Không nghe câu chuyện nước Xiêm La (tức Thái Lan) ư? Trước đây vài mươi năm, nước Xiêm đã giao thông với Âu châu, phái con em đi du học, nay chính sự có phần mới mẻ, khả quan rồi! Lại không nghe nói chuyện nước Tàu ư? Tàu vẫn là cổ quốc, thế mà từ khi bị ngoại giới và nội giới kích thích, người Tàu đã tỉnh dậy, người trên dần dần hiểu rằng phương pháp Âu Tây là đáng theo; dưới cũng biết rằng học thuật Âu Tây là đáng chuộng. Nay nước Tàu đã có sở phỏng tạo 8), có hội quảng học rồi. Họ đang thay cái lốt thai cũ kỹ câu nệ để nhét vào cái đầu óc duy tân: sự tiến hóa của họ thật chưa thể lường biết được.

Than ôi! Người ta đã tỉnh giấc rồi, ta còn mê ngủ! Người đã qua đò, ta còn cắm sào! Thì làm sao đứng nổi trên đài múa văn minh tiến bộ lớn này? Huống chi, phong trào vô cùng, cuộc tiến hóa do đó mà cũng vô cùng. (Cái xã hội) mà trước đây gọi là văn minh, ngày nay xem ra chỉ là bán khaithôi. (Cái xã hội) mà trước đây gọi là bán khái, ngày nay xem ra chỉ là dã man thôi. Cho nên nói rằng: “Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu dài”. Lại nói: “Hóa mà sửa sang, gọi là biến; suy ra mà làm, gọi là thông”. Chí lý thay lời nói của ông Thánh!

Thời buổi ngày nay không phải là thời buổi nên biến thông ư? Người Âu súc tích tâm tư, tài lực có mấy nghìn, mấy trăm năm nay, làm nảy ra được cuộc văn minh, bành trướng không ngừng, lần lượt tràn lan vào các nước châu Á. Ấy thật là một ánh sáng rực rỡ giữa đám tối tăm. Thật là trời mở cho ta mà mình lấp lại sao? Ngày ngày ngồi giữ cái thú ca múa hồ sơn 9) mà không lo, rồi nhìn núi sông đổi đời mà không thương tiếc!

Chả biết hai mươi lăm triệu đồng bào ta rồi sẽ kết cục ra sao đây? Chả biết rồi đây người đời sau xem người đời nay, người đời nay xem người đời xưa sẽ đặt ta vào địa vị nào đây!

Nay không muốn mở trí dân thì thôi, ví bằng muốn mở trí dân thì không thể không tìm ra ảnh hưởng để xem cho biết cái cớ bởi đâu mà có cuộc văn minh thành ra tĩnh mãi. Ảnh hưởng thế nào? Tức là năm giới như đã nói trên đây. Không thể không xét đến nguyên nhân để biết cái sức ngăn trở văn minh bởi đâu mà ra. Nguyên nhân đó là gì? Tức là bốn điểm kể trên đây. Không thể không giữ vững chủ nghĩa để đi đến bước văn minh tấn tới. Chủ nghĩa gì thế? Tức là sáu đường như vừa nói trên đây vậy.

Ôi, đã tìm rồi, đã xét rồi, đã nắm vững rồi, thì phải đem búa to đao lớn để phá lũy xưa, xí đỏ, cờ hồng, để lên đài mới, phải ném thân vào chỗ thế giới nước xoáy để mài xát nhiệt thành của mình, rồi đưa ra thời đại bay nhảy để cổ lệ cái nguyên động lực, làm sao cho người một nước nhân tư tưởng mà sinh cạnh tranh, nhân cạnh tranh mà sinh tư tưởng. Bấy giờ các môn học văn minh ngõ hầu mới có được. Công hiệu được thành, sẽ như cái đồng hồ báo thức, chỉ vận dây cót mà cả bộ máy đều chạy. Hiệu quả thu được sẽ như ống hàn thử biểu lên xuống theo không khí mà không sai suyển mảy may. Là vì trình độ dân trí được đề cao dần thì sức bành trướng của văn minh cũng sẽ lớn lên, và nền tảng văn hiến sẽ bền vững lâu dài vậy.

(Hết)

ĐẶNG THAI MAI
Dịch theo nguyên văn chữ Hán

Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Bản in gỗ. Ký hiệu A.567

Chú thích:
1)Một loại chí trong bộ Lịch triều hiến chươngcủa Phan Huy Chú
2) Hàng quan có ấn để đóng dấu trên các văn kiện
3)Tác giả bài này là một người miền Trung hoặc đang ở tại Trung Kỳ (khi viết bài này)
4) Tức tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo
5)Them xơ: tức tờ Times (Thời báo) ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh
6)Lục thư: sáu lối đặt chữ trong hệ thống chữ Hán: tượng hình, chi sự, hài thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá.
7)Tỏa quốc: khóa kín cửa của nước nhà, không giao thiệp, học hỏi với nước ngoài.
8)Phỏng tạo: bắt chước người ta mà chế tạo.
9)Hồ sơn: hồ và núi. Cảnh ca hát của vua quan ngày trước.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Hãy nhìn xem thảm trạng của Cao Ly mất nước! *

    07/06/2018Khuyết danhBảo rằng người giống da vàng chúng ta không thể trỗi dậy ư? - Chúng tôi muốn cùng các người xem nước Nhật Bản! Bảo rằng người giống da vàng chúng ta không thể mất được ư? - Chúng tôi muốn cùng các người xem nước Cao Ly (Triều Tiên)...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh (2)

    05/03/2016Khuyết DanhNay đã từng ngửng đầu trông lên, cúi đầu nhìn xuống, trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa nghìn muôn khó khăn, thì thấy chỉ có sáu đường...
  • Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh (1)

    05/03/2016Khuyết DanhVăn Minh Tân Học Sách (Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh) ngay từ tên gọi đã tự cho mình vai trò của một tuyên ngôn, một cương lĩnh nhằm xây dựng một nền giáo dục và một nền học thuật mới, chìa khóa của tiến bộ quốc gia và dân tộc...
  • Cáo hủ lậu văn

    02/02/2016Đông Kinh Nghĩa Thục, Ngô Vi Lâm dịchCáo hủ lậu văn là bài thơ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm mục đích đả kích lối học cũ và tư tưởng lạc hậu của các nhà Nho bảo thủ, một trở ngại cho phong trào Duy Tân hồi bấy giờ...
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục

    16/06/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Văn học sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Chữ Nôm xuất hiện là một biến cố quan trọng. Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng... Như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ