Truyền thống và hội nhập
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có giá trị truyền thống, có những giá trị mang mẫu số chung nhưng cũng có những giá trị mang bản sắc riêng do hình thành trong những điều kiện lịch sử xã hội khác nhau và được biểu hiện ở những sắc thái khác nhau,
Trong thế kỷ 20, mặc dù loài người đã diễn ra nhiều sự kiện kỳ diệu như huyền thoại nhưng thế giới vẫn phải nghiêng mình trước một huyền thoại Việt Nam: Giành độc lập tự do sau 100 năm nô lệ, sau đó đánh thắng hai đế quốc lớn, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Huyền thoại đó là một trong những biểu hiện rõ nhất giá trị truyền thống của Việt Nam. Giá trị tích cực của truyền thống của một dân tộc luôn là nền móng, gốc rễ để dân tộc đó đi về phía trước, bởi vì giá trị truyền thống tích cực vừa có giá trị tinh thần - như hồn cốt của dân tộc, vừa có giá trị giáo dục các thế hệ.
Hệ thống giá trị truyền thống của một dân tộc không phải có được trong một thời kỳ lịch sử hay một giai đoạn nào đó mà là sự tích tụ như phù sa bồi đắp năm này qua năm khác, thế kỷ này qua thế kỷ khác, nó thẩm thấu trong từng hành vi, cử chỉ, từng nguyên tắc ứng xử của các thế hệ.
Vậy chúng ta ứng xử với giá trị truyền thống và giá trị thời đại như thế nào trong bối cảnh hội nhập?
Không có giá trị truyền thống thì một quốc gia, dân tộc không thể nói đến sự phát triển trong hiện tại và tương lai. Nhưng quốc gia, dân tộc đó không tiếp nhận, bổ sung những giá trị mới của thời đại thì cũng không thể phát triển.
Như vậy không có nghĩa là khi hội nhập, người ta có thể hoặc là quay về giá trị truyền thống (trong đó có cả những thang bậc đã lạc hậu) để phản đối giá trị mới; hoặc cắt đứt quá khứ để tiếp nhận những giá trị mới (trong đó có cả những giá trị phản phát triển) để rồi bị “xâm lăng về văn hoá”! Vấn đề mang tính khoa học ở đây là sự tỉnh táo chọn lọc giá trị cả quá khứ và hiện tại để vượt lên.
Nếu biết đánh giá đúng tác động hai mặt của truyền thống (những giá trị khoa học sẽ là nền tảng, động lực cho phát triển; những giá trị lạc hậu, bảo thủ sẽ kìm hãm phát triển) thì việc chọn lọc, phát huy sẽ thành công. Nếu nhân danh truyền thống để kìm hãm phát triển thì sẽ dẫn đến trì trệ, còn nhân danh cái mới (tiếp nhận cả những yếu tố phản phát triển) để xoá bỏ giá trị truyền thống thì lại là một kiểu phá hoại mới.
Tôn trọng và phát huy giá trị truyền thống không có nghĩa là khư khư ôm cả những gì lạc hậu, bảo thủ. Giá trị truyền thống là hệ thống động. Con người và lịch sử của mỗi dân tộc, của nhân loại luôn phải đi về phía trước. Thế hệ sau nếu biết phát huy cái hay, cái đẹp của giá trị quá khứ để từ đó nhận thức mới và vượt lên, thích nghi hoàn cảnh mới và tạo nên những giá trị mới của hôm nay.
Trong thời đại ngày nay, khi hội nhập trở nên là trào lưu, mới đầu người ta choáng ngợp trước những cái mới, kể cả cái mới nhưng lại phản phát triển. Nhưng đến lúc này, khi mà do không biết chọn lọc cái mới, vô tình mở cổng thành cho các cuộc xâm lăng văn hoá mới, thì giá trị truyền thống lại là một hướng trở về của các dân tộc bên cạnh việc tăng cường lưới lọc văn hoá thế giới hiện đại. Sự gặp nhau của giá trị truyền thống tích cực và giá trị hiện đại tạo nên giá trị mới cho mỗi dân tộc.
Quá khứ đã có những bài học xương máu về thái độ ứng xử trong quá trình phát triển. Thời đại ngày nay cũng vậy. Mỗi chúng ta đều phải tự học và học từ quá khứ, học từ hiện tại, học từ dân tộc mình và học từ thế giới. Không có giá trị quá khứ, không thể có giá trị hiện tại. Không có cả hai giá trị đó thì không có giá trị tương lai. Giá trị truyền thống và hội nhập, đó không phải là hai phạm trù cách biệt và đối lập nhau mà là cơ hội của sự giao hoà làm nên giá trị mới của dân tộc, nếu chúng ta biết ứng xử khôn ngoan nhất.
Giá trị truyền thống của dân tộc tồn tại ngoài ý muốn của bất cứ người nào. Quan trọng là con người ứng xử với truyền thống như thế nào mà thôi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005