Hội họa của nỗi u hoài
Họa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
Xem thêm: Từ cái thực chuyển sang cái mơ
Thật ra, trong cả cuộc đời cầm cọ dài lâu, Thái Tuấn vẽ không nhiều lắm, nghệ thuật của ông cũng không có ảnh hưởng nhiều đối với các lớp họa sĩ đi sau ông, nhưng tên tuổi Thái Tuấn thì gắn liền với một giai đoạn của hội họa Sài Gòn và trở thành thân quen với nhiều người sống ở Sài Gòn trước đây; đặc biệt là những người đã rời quê nhà miền Bắc vào Nam sau Hiệp định Geneva. Có thể nói họ tìm thấy trong tranh của ông một cõi nhung nhớ quê nhà đã phải tạm chia xa. Ông còn được yêu mến vì cái tâm hồn nghệ sĩ đích thực ở một họa sĩ, điều mà chẳng phải ai cầm cọ cũng có được.
Tranh của Thái Tuấn từ mấy mươi năm qua bao giờ cũng giản dị cả về tạo hình lẫn sắc màu nhưng luôn tràn ngập một nỗi u hoài; như thể ông đem tất cả nỗi lòng tha hương gửi gắm vào tác phẩm của mình, cả trong tranh phong cảnh và tranh chân dung phụ nữ Bắc Bộ - hai đề tài chủ đạo của ông. Trong tranh phong cảnh thường ông sử dụng những gam màu xanh xám, có khi chỉ về một xóm nhà hiu hắt ở vùng quê, từ một khung cửa hắt ra ánh đèn - chút ấm áp trong buổi chiều đông. Kẻ xa quê nào không nghe lòng rưng rưng một niềm hoài hương trước hình ảnh ấy. Cúng vậy là nỗi nhớ những hình bóng cũ của một thời đã qua đi, mà được thể hiện dậm nét nhất, mang dấu an đặc trưng nhai của hội họa Thái Tuấn là tranh chân dung phụ nữ - từ những cô gái quê tóc thả đuôi gà, mặc yếm đến những người đàn bà vấn khăn, áo dài thanh lịch của Hà Nội thời trước chiến tranh... Dường như cái đẹp qua những dáng hình người nữ cứ tồn tại mãi trong tâm tưởng của ông. Rồi khi tuổi đã cao, một lần nữa Thái Tuấn lại sống xa đất nước nửa vòng Trái đất. Hành trình nghệ thuật của Thái Tuấn vì thế vẫn liền một mạch u hoài, nhung nhớ…
Hai năm trước, ông từ Orléans ở miền nam Paris trở về quê nhà để sống những ngày cuối đời. Tuổi kề cận 90 nhưng ông vẫn chưa ngừng sáng tác, để rồi phòng tranh "Về nguồn"(1) ra đời trong sự ngạc nhiên của đồng nghiệp các thế hệ sau ông cũng như những người vẫn dõi theo và yêu mến hội họa Thái Tuấn. Trong 13~ bức tranh của phòng tranh "Về nguồn" – hầu hết được ông vẽ trong năm 2006 trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà hẹp ở quận 3 TP.HCM – vẫn là những bóng hình phụ nữ quen thuộc đã làm nên một cõi tranh Thái Tuấn; những người đàn bà mà nhan sắc chỉ là "một thoáng đẹp giữa trần gian" như cách nhìn của tác giả Đặng Tiến.
Tên thật Nguyễn Xuân Công, sinh năm 1918 tại Hà Nội, quê gốc Nam Định. Trước 1954 đã theo học dự thính tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Bắt đầu vẽ tranh sơn dầu từ 1956-1957 với bút danh Thái Tuấn. Viết về mỹ thuật trên một số tạp chí của Sài Gòn trước 1975. Từ 1984 định cư tại Pháp, hồi hương năm 2005. Tranh của ông có trong các sưu tập tư nhân, chủ yếu ở nước ngoài. |
Thêm một điều tên tuổi Thái Tuấn được biết đến nhiều ở Sài Gòn trước đây là do các trước tác về mỹ thuật của ông, đặc biệt là với Câu chuyện hội họa – một cuốn sách nhập môn nghệ thuật được viết dễ hiểu, súc tích và đầy thi vị; có thể coi là một gìáo trình giúp những ai muốn tìm đến với hội họa nhận biết được những quy luật sắc màu cũng như cách mở lòng mình để đi vào một cõi sáng tạo. Khi đất Sài Gòn chưa có mấy những sách mỹ thuật thì cuốn cảm nang ấy mới quý làm sao! Ngay cả khi mảng sách về mỹ thuật hết sức phong phú như hiện nay vẫn khó tìm được một cuốn có giá trị 1âu bền như Câu chuyện hội họa(2).
Về nguồnlà chặng cuối hành trình sáng tác nửa thế kỷ của Thái Tuấn. Nhưng có thể nói toàn bộ sự nghiệp hội họa của ông là một sự trở về nguồn với đầy đủ ý nói của từ này.
(1)Tại Gallery Tự Do, Q.1 TP.HCM, tháng 12/2006
(2)NXB Văn nghệ và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp tái bản (lần thứ ba)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh