Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy mê đọc sách

12:43 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Sáu, 2021


Hoa hậu Việt Nam 1994 là người mê đọc sách. Cô đọc đa dạng, từ văn học kinh điển, sách kỹ năng, quản trị tới triết học, sách nghiên cứu.


Ngày 5/6, Hoa hậu Thu Thủy qua đời ở tuổi 45 khiến bạn bè, đồng nghiệp, công chúng tiếc nuối. Trong những chia sẻ về người bạc mệnh, ngoài ca ngợi vẻ đẹp hình thể còn là những tiếc nuối về một vẻ đẹp trí tuệ.

Hoa hậu Thu Thủy bên tác phẩm Vô tri của Milan Kundera. Ảnh: FB NTT.

Sinh ra trong một gia đình trí thức (bố là giáo sư ngôn ngữ học, mẹ là tiến sĩ, soạn giả từ điển), Thu Thủy được nuôi dưỡng, lớn lên giữa bầu không khí học thuật. Khi thi Hoa hậu Việt Nam, ngoài vương miện, cô cũng giành giải thí sinh có phần trả lời ứng xử hay nhất tại cuộc thi.

Bởi vậy, những cuốn sách luôn hiện diện trong cuộc sống của Hoa hậu Thu Thủy. Trong một bài viết dài chia sẻ những cuốn sách yêu thích, Hoa hậu Thu Thủy nêu quan điểm về việc đọc.

Ở đó, hoa hậu nói có những cuốn sách kinh điển mà cô không bao giờ đọc hết. Ngược lại, có những cuốn sách không quá nổi tiếng, không thuộc dòng hàn lâm, nhưng lại khiến cô say mê, vì nó thay đổi nhận thức người đọc.

Cô giãi bày về đọc sách: “…sách nên đọc, tức là những cuốn sách đã thực sự làm thay đổi cuộc đời ta, thay đổi con người ta từ bên trong, có thể chấn động tâm can ngay lập tức hoặc gặm nhấm từ từ. Là những cuốn sách ta sẽ đọc đi đọc lại nhiều lần, có những đoạn ta học thuộc lòng, có những cảnh ta đôi lúc nhận ra là đã gặp trong đúng cuộc đời thật”.

Hoa hậu thẳng thắn nói về những cuốn sách hay bị xếp vào hàng "thứ cấp”: “Chả sao, miễn là chúng thay đổi ta, không hiểu cũng được miễn chúng làm lóe lên một tia suy nghĩ nào đó, như là để cứu vãn một cuộc đời tăm tối mà ta đang phải đối diện”.

Nhìn vào danh sách những tác phẩm “gối đầu giường” của Thu Thủy, có thể thấy cô là người đọc nhiều thể loại. Ở đó có những tác phẩm văn chương kinh điển như Giamilia, Truyện núi đồi và thảo nguyên (Chingiz Aitmatov), Phế đô (Giả Bình Ao), Biên niên ký chim vặn dây cót (Haruki Murakami). Cô đọc những cuốn sách dạy kinh doanh, dạy thành công nổi tiếng như: 7 thói quen để thành đạt(Stephen Covey)…

Đặc biệt, danh sách tác phẩm yêu thích của Hoa hậu Thu Thủy còn có những cuốn được xếp vào hàng khó đọc, sách thuộc thể loại chỉ dành cho một nhóm độc giả chuyên biệt như: Nhiệt đới buồncủa Claude Lévi-Strauss (sách nghiên cứu dân tộc học), Tôi là ai, và nếu vậy thì bao nhiêu?của Richard David Precht (sách triết học), Những lời bộc bạch(tự truyện của triết gia Jean-Jacques Rousseau)…

Trên trạng mạng xã hội cá nhân, thỉnh thoảng Hoa hậu Thu Thủy chia sẻ hình ảnh mình tập luyện yoga trong nhà. Đó là một căn phòng chất đầy sách. Ngày 30/4 vừa qua, cô cũng chia sẻ bức ảnh “nghỉ lễ” chụp giá sách chật cứng sách báo.

Hoa hậu Thu Thủy trong căn phòng đầy sách. Ảnh: FB NTT.


Bởi vậy, khi nhớ về Hoa hậu Thu Thủy, bạn bè, đồng nghiệp thường nói đến cô như một phụ nữ trí thức. Nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ khi nhớ về Nguyễn Thu Thủy của tuổi hoa niên đã kể những lần tới nhà cô mượn sách, thỉnh thoảng tranh luận chuyện chữ nghĩa.

Nhà văn Thiên Sơn kể khi anh làm chương trình truyền hình “Phụ nữ thời đại”, anh đã nghĩ ngay tới việc mời Thu Thủy tham gia. “Một chương trình có vẻ trí tuệ như vậy nên cần một MC thông minh, đẹp, có học thức để tăng ấn tượng. Người chúng tôi mời dẫn chương trình là Hoa hậu Thu Thủy”, tác giả Đại gia nhớ lại.

Nguồn:Zing News
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Chia sẻ về tủ sách 1500 quyển và cách đọc sách

    20/04/2020Nguyễn Thái KhâmMình nghiện mua sách và đọc sách. Đó là khẳng định đầu tiên :3. Bước chân vào con đường “nghiện ngập” này từ năm 1998 khi mà trên đường đi học về là khá nhiều nhà sách cũ...
  • Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt!

    27/02/2018Trương Trọng NghĩaPhải chăng, sự tử tế chưa bao giờ thiếu vắng đến thế trên đất Việt, trong người Việt? Như những đàn chim thiên di, sự tử tế cứ lần lượt bay đi, ngày càng nhiều hơn, và không biết bao giờ trở lại. Và càng thiếu vắng thì người ta càng hoảng hốt, càng báo động, càng khao khát.
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Những hạt cây gieo bằng sách

    16/04/2017Vũ BáchLiệu những thiết bị kỹ thuật số có làm thói quen đọc sách bị... tuyệt chủng? Câu hỏi này đặt ra từ lâu mà đến giờ vẫn còn nhiều tranh cãi.
  • Đi tìm định nghĩa về đẹp

    03/07/2016Huy Lâm...với cả đàn ông lẫn phụ nữ, người giàu cũng như người nghèo, sang hay hèn, sắc đẹp, nói cho cùng, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống. Có nhiều người trời cho đẹp rồi lại còn muốn đẹp hơn nữa. Thế nên, lòng ham muốn được có sắc đẹp thì không giới hạn và không bao giờ là đủ...
  • 8 điều thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay hôm nay

    03/06/2016Phạm Ngọc Anh dịchMặc dù nhiều người thích đọc sách báo online hoặc đọc thông tin trên Facebook nhưng vẫn có rất nhiều lý do để bạn chọn cho mình một cuốn sách. Thói quen đọc sách có liên quan đến một loạt các lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn...
  • Thú đọc sách - một quyển sách hay

    23/11/2015Lê Văn Nghệ"Sách và tôi hầu như chưa bao giờ lìa xa nhau trong trí nhớ của tôi… Tôi thích mùi mực giấy, và say sưa với cảm giác sờ chạm vào cuốn sách..."
  • Làm thế nào để kích thích việc đọc sách?

    04/09/2015Đinh Bá AnhTình trạng không ham đọc sách của người Việt Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu, sáng tạo...
  • 10 lợi ích không ngờ của việc đọc sách

    29/05/2015Lần cuối cùng bạn đọc một cuốn sách hoặc tạp chí là khi nào? Có phải thói quen đọc hằng ngày của bạn đều xoay quanh những thông tin cập nhật từ Facebook, hay thậm chí chỉ là bảng hướng dẫn sử dụng trên các gói mì tôm? Nếu như bạn là một trong vô số người không có thói quen đọc sách hằng ngày, có nghĩa là bạn đã bỏ qua rất nhiều lợi ích của việc đọc sách. Dưới đây chỉ là 10 lợi ích trong số đó.
  • xem toàn bộ