Hiểu biết về trái đất và sự sống

07:17 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Giêng, 2016
Hàng ngày chúng ta giành sức lực thời gian để làm những điều cụ thể....tôi cũng thế ! Nhưng một trong những giải trí tinh thần tư duy của tôi vẫn dành cho những điều lớn lao...thấy thêm chất lượng, năng lượng cho khi làm việc khác... Tôi viết bài này không để nói lại kiến thức chúng ta đã cùng biết, mà để ngưỡng mộ tầm cỡ trí tuệ của những vĩ nhân suy tư về Thế giới....và cùng định hướng giữ gìn Sự sống ...
1. Trái đất như thế nào?
Galilei (1564-1642): Bạn đi giữa một con đường thẳng tắp, ngút ngàn tận chân Trời....có thấy chăng như hai mép đường chập lại ở nơi như vô tận ấy? Như vậy, ngay cả đường thẳng nếu dài mãi, thì nó không còn 'thẳng' nữa.... Dường là cong lại! Hơn nữa hai mép đường không 'cong song song' mà chập ở một điểm! Tôi cho rằng : khi cái gì rất lớn, thuộc cùng một hệ, nó sẽ cong trở thành hình Cầu!

Đời Sống: cũng có tương đồng: mọi điều lúc đầu cách biệt nhau như hai mép đường, nhưng nếu cùng chiều, và tiếp nối được thật dài lâu thì cũng sẽ hội nhập ở nơi cao xa, đồng thời thành một không gian Cầu ôm lấy những giá trị giữi hai mép đường, trên con đường....
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

. Bruno (1548 - 1600): tôi đi du lịch và truyền giáo qua bao miền xứ sở, thấy Mặt Trời khi bình minh và hoàng hôn to tròn, như rất gần, hồng rực mà lạnh! Nhưng giữa trưa lại xa tit tắp, nhỏ trắng như chiếc đĩa sứ lại nóng bỏng! Lúc tháng Tư, khi tháng Mười vị trí Mặt Trời lại không trùng chỗ... Vậy thì dù Mặt Trời hay Trái Đất quay quanh nhau , thì ắt hẳn cả hai đều phải là Hình Cầu, và trục Trái Đất không thể vuông góc với 'mặt phẳng Hoàng Đạo' cho được, mà phải nghiêng bạn ạ. Chính nhờ thế tạo nên bốn Mùa!

Về Sự Sống : được Tạo Hoá sinh ra theo cách vô cùng đặc biệt trên Trái Đất như thế, muôn hình vạn dạng....đến Con Người có những cảm xúc bất tận về Thiên nhiên... Nếu Trái Đất Phẳng hay vuông góc mọi lúc mọi nơi với Mặt Trời ( khi lớn đến vậy ) thì sẽ không có đa dạng sự sống, hẳn nhiên cũng không có các chủng người khác nhau ở các xứ sở...
. Copernicus ( 1473-1543): Những gì nhỏ hơn thì phải chịu chi phối mà quay quanh cái lớn hơn rất nhiều! Nhưng tôi quan sát nhiều năm thấy: các Sao trong Thái Dương Hệ dịch chuyển không theo Đông Tây hay Nam Bắc nhìn từ Trái Đất, mà xung quanh theo Mặt Trời, có chu kỳ.... Trái Đất và Mặt Trời cũng dịch chuyển có chu kỳ Đông Tây...nên hẳn là Trái Đất cũng chỉ là một Hành tinh quay quanh Mặt Trời như một số Sao khác thôi

Về Cuộc Sống : muốn biết nhiều một sự việc hiện tượng chúng ta cần quan sát rộng ra....ngoài nó ( như việc quan sát nhiều Sao khác để hiểu tương quan Trái Đất / Mặt Trời ). Khi cái gì vĩ đại nhất trong một Hệ nhất định, nó sẽ chi phối những cái khác trong phạm vi của nó ( dạng quỹ đạo chịu ảnh hưởng )
2. Sự sống... như thế nào?
. Darwin (1809 - 1882): Vốn chỉ là Thế giới vật chất! Những nguyên tố vô cơ... Nhưng trên Trái Đất có 3 thứ quan trọng : Carbon, Oxy và Nước ( gồm Hydro ) tạo nên : CHÁY - PHÂN TÁCH - TỔNG HỢP - CHUYỂN HOÁ - SINH THÀNH ... Từ đó 'Hữu cơ - thể hợp nhất ba nguyên tố trên' ra đời....ban đầu chỉ là ĐƠN BÀO....rồi do biến động và ngẫu nhiên sinh ra các THỂ ĐA BÀO... Giới Sinh vật ra đời....loài này nuôi dưỡng loài kia: từ Cỏ dần có Thỏ...có Hổ...và sau cùng là Người... Và từ đó cũng thấy: sự sống sẽ bị tận diệt nếu 'Chuỗi sinh sản - thức ăn' đó bị đứt gãy không thể hồi phục, một loài nào đó ăn sạch, phá sạch mọi thứ trong Chuỗi đó - Chỉ loài mạnh nhất, nhu cầu cao hơn nhiều sinh tồn tự nhiên mới có thể làm nổi điều đó - chính là Loài Người ! Hãy cảnh giác !

. Malthus (1766-1834): Trong quá trình làm ra thêm nhiều của cải....thoả mãn rất đa dạng những nhu cầu khác nhau, cao thấp của loài người.... Chúng ta sẽ sinh sôi tăng theo cấp số nhân... ( và do tuổi thọ cao ở các nước giàu, do tranh chấp chiếm cứ các vùng đất....sự bất công xã hội nên các nước chậm phât triển cũng phải đẻ nhiều ) .... Tài nguyên suy cạn , nguy hiểm nhất là tàn phá sinh thái....các vòng tuần hoàn tái tạo của Thiên nhiên đứt gãy...không thể tự hồi phục.... Ba nguyên tố cơ bản ( Carbon, Nước, Oxy ) làm nên sự sống bị tận kiệt ! Con người cho dù nhờ kỹ thuật siêu việt, năng lực tài chính vô biên cũng bất lực! Ví như để có thịt Bò bằng cách đó sẽ khó, đắt, ít...gấp tỉ lần nhờ có Cỏ nuôi Bò.... Lúc đó đồng thời Trái Đất trở thành Hành tinh chết !

3. Tôn giáo đạo nhân:
Hãy có Đức Tin rằng : Trái Đất và Sự Sống là do Thượng Đế ( là chủ nhân tuyệt đối ) ban cho từ Tạo Hoá ( là Thế Giới tuyệt đối ) . Trong đó mỗi Loài đều có Bổn Sinh ( chức năng sống tuyệt đối ) của chính nó và hữu dụng cho bền vững Sinh Thái chung !

Dù gì, những điều thuộc về Trái Đất ( Thiên nhiên và bốn Mùa ) là giá trị tuyệt đối để sản sinh tương đối muôn Loài... Sự sống có muôn đời được hay không được Thượng Đế uỷ nhiệm cho Nhân Loại - loài sinh vật cao nhất trong Chuỗi Sinh Tồn ! Tại sao vậy ? Vì Nhân Loại đã được sở hữu những bí mật cao nhất của Tạo Hoá ( các Quy luật )!

Nên có thể dùng năng lượng hạt nhân mà huỷ hoại tất cả, có thể dùng kỹ thuật biến đổi và tận kiệt tất cả.... Nhưng nếu ĐỨC NĂNG lên ngôi - nghĩa là có Quy Tắc sống : BẢO TỒN , CÂN BẰNG, AN HOÀ giữa chúng sinh thì mới mãi mãi PHÚC LẠC! Tuy nhiên Thượng Đế lại không tạo ra Quy luật gì ngoài 'trò chơi may rủi và bất định' ! Nghĩa là con người chỉ bằng trí tuệ ( dù siêu đẳng đến đâu ) cũng không thể cùng một lúc đoán định được : NHÂN / BIẾN / QUẢ ở trên hai đối tượng khác nhau! Vì thế phải sống tốt mỗi thời khắc của Hiện tại : không xung đột / không huỷ hoại / không xâm phạm / không nghịch loạn / không quá lạm !!!
...
Con người có trí tuệ giải thich đc vũ trụ nhưng có nguy cơ không bảo vệ được Trái đất - nơi sự sống của mình được lên ngôi
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thước đo năng lực nhà khoa học

    18/10/2018Nguyễn Văn TuấnViệc đánh giá năng lực của một nhà khoa học là việc hết sức cần thiết trong xây dựng và phát triển khoa học và giáo dục đại học. Nhưng đó là một việc làm khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất là do năng lực của một cá nhân lúc nào cũng là một đặc tính đa chiều và có nhiều tiêu chí...
  • Tâm linh trong khoa học: Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì?

    27/07/2015TS. Đỗ Kiên CườngTrong một bài viết trên Epoch Times, tác giả Tara MacIsaac (được Quý Khải biên dịch trên Đại kỷ nguyên Việt Nam) cho rằng: “Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời...”. ..
  • Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì về vai trò của tâm linh trong khoa học?

    29/06/2015Tara MacIsaac, Epoch TimesMột số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời.
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Đám đông và nhà khoa học

    15/10/2014Lê Đình PhươngTôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Nhưng Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?
  • Bốn lời khuyên cho các nhà khoa học trẻ

    03/01/2014Nếu đã đọc 'Ba phút đầu tiên - Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ', bạn sẽ nhớ ngay ra ông: Steven Weinberg, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Mỹ, tác giả cuốn sách được yêu thích này. Dưới đây là bài nói chuyện của ông trong một buổi phát bằng tại ĐH McGill, Montreal, Canada, đúc rút kinh nghiệm làm khoa học cả đời mình.
  • Học hỏi từ câu chuyện về các nhà khoa học đoạt giải Nobel

    27/05/2010Trần Thanh Sơn – Trần Nhật Minhgay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ. Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc...
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội

    11/05/2007Vũ Minh TâmNhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơgiữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức tích cực các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các quy luật của tự nhiên, đó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái nhân văn (xã hội) toàn cầu đang trong thực trạng báo động, kêu cứu.
  • Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI Nhìn từ góc độ một nền đạo đức mới - đạo đức học sinh thái

    31/01/2007Nguyễn Thị Lan HươngVào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai.
  • Hệ sinh thái che chở chúng ta

    08/04/2006Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.
  • xem toàn bộ