Hệ sinh thái che chở chúng ta

08:36 CH @ Thứ Bảy - 08 Tháng Tư, 2006

Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.

… Vào lúc này, chúng ta đã nhận thức đầy đủ hơn bao giờ hết về những lựa chọn đầy khó khăn phía trước. Chúng ta có đủ trình độ để chặn đứng các xu thế huỷ diệt cũng như xây dựng các nền kinh tế của chúng ta trên nền tảng bền vững hơn. Không phải tri thức và nghiên cứu khoa học mà chính là các yếu tố chính trị và kinh tế là những thành tố quyết định trí khôn ngoan của con người được tích luỹtrong các phòng thí nghiệm và các thư viện có được đưa ra áp dụngtrong thực tiễn hay không. Những thách thức như thay đổi khí hậu, hoang mạc hoá, phá huỷ đa dạng sinh học và tăng dân số, đang thử thách không chỉ trí tưởng tượng của chúng ta, mà còn thử thách ý chí của chúng ta.

Theo tôi, giá trị cơ bản của tính đa dạng sinh học không phải là về mặt thẩm mỹ hay kinh tế. Nó thuộc viề lĩnh vực môi trường, dù cho người dân thường chưa có ý thức về mặt này. Người ta thường ước lượng giá trị của tính đa dạng sinh học bằng số chủng loài ẩn chứa trong một khu vực. Nhưng ngoài điều nay ra, cóphải tính được những tác động qua lại giữa rất nhiều loài của một hệ sinh thái và giữa những loài này với những thành tố vật lý và hóa học của môi trường ấy. Mạng lưới những mối quan hệ cực kỳ phức tạp này đã làm cho giá trị của một hệ sinh tháivượt xa tổng giá trị những loài mànó chứa đựng. Thật vậy, những hệ sinh thái đã cung cấp cho loài người những dịch vụ về môi trường vô giá, thiết yếu cho sự sinh tồn: sự cố định chất cácbon, việc bảo vệ đất khỏi xói mòn và duy trì độ mầu mõ của đất, việc lọc nước và sự tái cung cấp cho những lớp nước ngầm, việc cung cấp những tác nhân thụ phấn và những nhân tố chống ký sinh trùng...

Hai dịch vụ đầu tiên nói trên liên quan chặt chẽ vớinhau. Chúng là kết quảcủa sự quang hợp của những thực vật màu xanh, bắt đầu là tảo, khi chúng hấp thụ khí cacbonic (CO2) và nhả ra oxy. Trong hàng triệu năm, sự cân bằng của các chất khí trong khí quyển vẫn được ổn định. Thế rồi, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã đốt những khối lượng chất đốt hóa thạch ngày càng nhiều.

Ngày nay, 3 tỷ tấn cacbon đang tích tụ mỗi năm trong khí quyển, các hệ sinh thái thiên nhiên không còn có thể hấp thụ nổi lượng khi thải ra được nữa, và nhất là khi chúng đang tàn lụi đi theo một nhịp độ đáng ngại.Tệ hại hơn nữa, việc phá rừng tự nó đang sản sinh ra những khối lượng lớn CO2và những khí khác gây hiệu ứng nhà kính, như chất mêtan, và đã trở thành nguyên nhân thứ hai của việc làm cho khí hậu nóng lên.

Việc tích trữ nước ngọt, bảo vệ đất đai và duy trì độ mầu mỡ của nó là 3 chức năng liên hệ mật thiết với nhau. Các hệ sinh thái là những "nhà máy nước ngọt" thật sự. Chúng hấp thụ nước mưa, lọc đi dần dần, rồi cho thoát ra suối, sông, hồ và những lớp nước ngầm đang cung cấp cho chúng ta cái chất lỏng quý giá. Khi lớp che phủ thực vật xuống cấp thì chu trình của nước bị đảo lộn. Mưa trực tiếp trút xuống đất đai trần trụi, cuốn đi những khối lượng lớn chất dinh dưỡng.

Từ đó dẫn đến tình trạng các đập nước, sông hồ bị lấp đầy bùn và những dòng thác bùn khủng khiếp nhu đã từng đổ xuống. Trung Mỹ, Mozambique , làm cho hàng nghìn người chết và gây thiệt hại không kể xiết. Mặc dù đã bỏ công nghiên cứu trong nhiều năm, chúng ta vẫn biết rất ít về sự vận hành của các hệ sinh thái. Nói chung, chúng ta không thể dự kiến được phản ứng của chúng trước những thay đổi của môi trường, nhất là của khí hậu.

Chúng ta cũng không biết gì hơn liệu một loài tồn tại ở một nơi nào đó, có phải là thừa hoặc "có thể thay thế được’ hay không, cho dù loài đó rất hiếm. Cũng như thế, chúng ta không biết những loài nào là chủ chốt, cần thiết cho việc duy trì một hệ sinh thái, trừ một vài trường hợp đơn giản, chẳng hạn như trong một rừng thông, cây thông tất nhiên là một loài nổi trội.

Chúng ta càng không được biết về vai trò của bản thân của đa dạng sinh học trong việc duy trì việc thay thế những loài khác nhau những hệ sinh thái và những dịch vụ mà nó thực hiện. Hãy lấy thí dụ đơn giản của một khu rùng rất đa dạng đang hấp thụ khí cacbon - chức năng cót từ, như chúng ta đã thấy, để hạn chế sự nóng lên của khí hậu. Hãy giả thiết rằng người ta phá trụi khu rừng này để thay thế nó bằng một khu rừng khác trồng độc nhất một loại cây. Dịch vụ sẽ vẫn được đảmbảo, thậm chí còn tốt hơn trước trong thời gian đầu(vì những cây non mới mọc hấp thụ nhiều COhơn những khu rừng già đang tái sinh rất chậm).

Thế nhưng về lâu dài thì sao? Sau vài chục năm, hậu quả của việc mất đi tínhđa dạng sinh học chắc chắn sẽ bộc lộ. Thật vậy, việc thay thế những loài khác nhau bằng một loài duy nhất sẽ dẫn tới tình trạng đất đai bi nghèo đi và đến một lúc nào đấy, làm chậm lại sự tăng trường của rùng, tức là năng lượng hấp thụ CO2của nó.

Nói một cách tổng quát, một hệ sinh thái đa dạng hóa dường nhu có khả năng gia tăng sản xuất. Tuy rất thận trọng khi kết luận, các chuyên gia ngày nay cho rằng tính đa dạng sinh học cho phép các hệ sinh thái kháng cự tốt hơn sự xâm nhập của những loài ngoại lai, phòng bệnh và tự tự hồi phục được nhanh hơn trong trường hợp có rối loạn. Trong khi còn hoài nghi, và đề có thể tìm hiểu thêm về chúng, dù sao tốt hơn hết ta nên bảo tồn càng nhiều hệ sinh thái khác nhau càng tốt.

Rất nhiều người cho rằng những dịch vụ lớn lao mà các hệ sinh thái cung cấp miễn phí là chuyện đương nhiên. Họ nghĩ rằng thiên nhiên sẽ tiếp tục bảo đảm những dịch vụ ấy bất kể những tồn tại họ sẽ gây ra ra sao.

Một bài học đắt giá

… ngày nay, môi trường thế giới năm nay, chúng ta hãy cùng liên kết xây dựng nguyên tắc đạo đức về bảo tồn và chia sẻ trách nhiệm toàn cầu và quan trọng hơn cả, bằng trí tưởng tượng và lòng quả cảm của mình, hãy biến nguyên tắc đạo đức đó trở thành hiện thực.

Nhiều thành phố, địa phương trên thế giới đã nhận ra những định kiến nào là sai lầm và nguy hiểm. Điển hình là thành phố NewYork, từ xua đến nay, thành phố này vẫn nổi tiếng về nước sạch, tinh khiết đến nỗi người ta đem bán cho cả vùng Đông Bắc Mỹ. Chất lượng này của nước là nhờ có hệ thống làm tinh khiết thiên nhiên của dãy núi CatskillsMountains. Thế mà, hệ sinh thái này đã phải chịu tác hại nặng nề của nạn nhiễm, nhất là của nhân loại phân bón nông nghiệp, đến nỗi vào những năm 90, nướcNewYork không còn thể uống được nữa. Hội đồng thành phố lúc ấy dự tính trang bị một nhà máy lọc nước trị giá vào khoảng 6 - 8 tỉ đô la, ấy là chưa kể chi phí vận hành hàng năm của nhà máy là 300 triệu USD. Thật là một hóa đơn kinh khủng đối với một dịch vụ xưa nay vẫn được miễn phí. Vì cái giá phải trả quá cao nên thành phố NewYork cuối cùng đã quyết định khôi phục lại môitrường đã xuống cấp của CatskillsMountains với chi phí hơn một tỉ đô la.

Câu chuyện này chỉ rõ đâu là lợi ích của chúng ta: chúng ta phải bảo tồn những hệ sinh thái và những điều kiện cho phép hành tinh bảo đảm sự sinh tồn của con người hiện tại hoặc ít ra duy trì trong một thời gian ngắn cuộc sống xã hội của chúng ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Tự nhiên lấn át xã hội

    11/01/2004Lan Hương80/20 là tỷ lệ học sinh theo học tại ban KHTN và ban KHXH tại hầu hết các trường phân ban. Trong 100 học sinh có tới 80 em chọn học ban KHTN.
  • xem toàn bộ