Hãy bảo vệ các quyền của mình

06:51 SA @ Thứ Ba - 25 Tháng Ba, 2014
Tôi đăng bài này nhằm tham khảo để biết Nguyễn An Ninh trí tuệ và can đảm viết báo biết chừng nào. Ông thực sự không chấp nhận thế hệ này đem cầm cố sự tự do của con cháu mình, thế chấp cả tương lai những thế hệ sau mình... Nguyễn An Ninh sẵn sàng phỉ nổ và cảnh cáo những kẻ áp bức mình dựa theo trách nhiệm với giống nòi. (Bùi Quang Minh giới thiệu)


Nguyễn An Ninh, Báo Chuông Rè (tiếng Pháp), ngày 27/1/1924

Chúng tôi có nhận được nhiều bức thư trong đó một vài đồng bào cắt nghĩa cho chúng tôi biết lý do tại sao họ không dám đặt mua dài hạn tờ báo của chúng tôi. Những lý do đó cho thấy một tình hình không tốt đẹp gì cho đồng bào chúng ta và cho những kẻ vẫn tự khoe là rộng lòng và đại lượng. Nhưng mặc kệ cho những kẻ mà ngay đến một chút dũng khí để chống lại bạo quyền áp chế cũng không có. Và chúng tôi tin rằng những kẻ như vậy cũng không thiếu, bởi vì số đọc giả của chúng tôi ở tỉnh ngày càng tăng lên. Con số đó chứng tỏ cho chúng tôi thấy là trong số những đồng bào An Nam đã có một nhóm người nhận thấy là mấy ông bạo chú tí hon đã đi quá trớn và họ đang nhận thức được đâu là quyền của họ. Một tờ báo được luật pháp cho phép xuất bản thì tất cả mọi người đều có quyền đọc nó.

Hỡi đồng bào, đồng bào không nên nhượng bộ bất cứ kẻ nào đưa chân lấn lên quyền của mình, dầu cho y có mạnh đến đâu cũng mặc. Vì nhượng bộ là tự hại mình. Luật pháp được làm ra là để thiết lập sự bình đẳng và công lý. Nếu hôm nay đồng bào có một vài nhượng bộ thì vài nhượng bộ đó sẽ đưa đến những nhượng bộ khác. Và một ngày nào đó, các anh em sẽ bắt buộc phải đòi lại hoặc con cháu của các anh em khi chúng nhận thấy cần phải được hưởng đầy đủ mọi quyền thì chúng sẽ đứng lên đòi lại những thứ mà đồng bào đã nhượng. Và chừng đó sẽ có đấu tranh, đấu tranh trong máu và trong nước mắt.

Hỡi đồng bào, đồng bào hãy lột mặt nạ tất cả những tên tự nhận là người Pháp, nhưng lại ra sức làm hại nước Pháp bằng cách tạo ra một thế hệ người An Nam thù nghịch với nước Pháp. Nước Pháp đã cấp cho đồng bào một số quyền, đồng bào phải chứng tỏ cho nước Pháp thấy là mình biết chống giữ không để ai tước đoạt cho những quyền đó, và nước Pháp sẽ cấp thêm cho đồng bào những quyền khác. Nếu trông thấy một tên nào đến hăm he hoặc làm cho đồng bào sợ, rồi lấy đi hết những quyền mà nước Pháp đã cấp cho anh em thì liệu nước Pháp có thấy cần phải cấp thêm cho đồng bào những quyền khác hay không.

Hỡi đồng bào, ít ra đồng bào cũng phải chống giữ đừng để cho bất cứ ai tước đoạt những quyền đã có của mình. Đồng bào phải đứng lên chống lại bạo lực và áp chế. Những sự nhượng bộ của đồng bào hôm nay đã có ảnh hưởng đến con cháu của mình sau nầy. Nếu thích sống trong cảnh nhục nhã, trong cảnh nô lệ thì đồng bao cứ sống, sống tới chừng nào cũng được, nhưng đồng bào không có quyền, đem cầm cố sự tự do của con cháu mình. Đồng bào có nghĩ đến chuyện sau nầy con cháu mình sẽ buộc tội và sẽ khinh bỉ vong hồn của các anh em mà thấy phát sợ hay không. Có lẽ đồng bào cho rằng người An Nam ở thế kỷ nầy hãy còn sung sướng quá, chưa bị làm nhục đúng mức nên muốn lấy đi luôn chút hạnh phúc và chút tự do của họ còn sót lại chớ gì!

Hỡi đồng bào, ít ra đồng bào cũng phải chống giữ đừng để mất những quyền mà nước Pháp đã cấp cho mình. Nước Pháp đã đem luật pháp đến đây là để cho xứ nầy có một chút thăng bằng xã hội nữa, nghĩa là thêm một chút trật tự an ninh. Đồng bào sẽ phản bội nước Pháp nếu đồng bào làm sụp đổ sự thăng bằng mà nước Pháp muốn thiết lập, nếu đồng bào cso những sự nhượng bộ hèn nhát khiến cho cảnh hỗn loạn xảy ra, nếu đồng bào tạo ra một thế kỷ mà người An Nam, bị chìm đắm trong vũng tối của áp bức và dốt nát, sẽ nhìn cái hình ảnh của nước Pháp bằng cặp mắt thù hằn.

Hãy chống giữ, bảo vệ các quyền của mình, hãy đương đầu với những tên bạo chúa tí hon và những kẻ độc tài. Nếu thấy cần thì hãy hy sinh để có một ngày mai tự do hơn, nhiều tự hào hơn, cao quý hơn, xứng đáng hơn với nước Pháp. Hãy đoàn kết để chống lại những bất công. Nếu cảm thấy không đủ sức hãy cất tiếng kêu cứu, gọi những người lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ đồng bào mình và bảo vệ đến cùng.

Một bạn độc giả ở Định Thanh (Lấp Vỏ) có nói cho chúng tôi biết về những vụ thư từ bị chặn lấy, bị xé và những vụ hăm dọa bỏ tù. Xin bạn cho biết chính xác về mấy vụ ấy, gởi hoặc đem lên cho chúng tôi đầy đủ bằng cớ về những gì bạn đã nói. Nếu bạn ấy không đưa ra được bằng cớ thì chúng tôi không thể tin lời của bạn. Dầu cho sự thất có ở về phía bạn ấy, bạn ấy cũng đành phải tự buộc tội chính mình, tự buộc cho mình cái tội thiếu cá tính quả quyết và can đảm.

Bởi vì chúng tôi có ý thức rằng những gì chúng tôi làm đều là Pháp hết. Chúng tôi không quan tâm tới những lời xầm xì trong bóng tối chống chúng tôi. Tất cả những kẻ dầu cho, có thế lực đến đâu chăng nữa, nhưng nếu làm chuyện bất công với chúng tôi, sẽ bị ngay chúng tôi phỉ nhổ vào mặt và sẽ được thấy là chúng tôi không phải là những người có thể bị họ áp bức một cách dễ dàng.

Chúng tôi làm việc cho nòi giống dân tộc chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là một nhiệm vụ thiêng liêng, nếu chúng tôi khi nào thấy cần, thì không thể hèn nhát không dám hy sinh cả tự do, cả máu của chúng tôi cho nó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế kỷ của những chuyển dịch văn hóa

    03/04/2018Nguyễn HòaĐối với Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ của các biến động chính trị - xã hội. Để giành lại độc lập, dân tộc đã phải hao tổn quá nhiều xương máu và nước mắt. Những biến thiên ngoắt ngoéo của lịch sử đã đẩy văn hóa dân tộc vào tình thế chỉ trong một thế kỷ, đã phải chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn văn hóa rất khác nhau, trong các tình thế khác nhau...
  • “Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”

    05/12/2017Cát Khuê ghiTrước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...
  • Làm gì khi đất nước còn nghèo?

    18/05/2016Nguyễn HòaĐất nước còn nghèo, vậy mà đáng lẽ phải đồng tâm, hiệp lực giúp cho đất nước giàu mạnh, thì nhiều người trong chúng ta lại thực hành những lựa chọn văn hóa không tương ứng với điều kiện kinh tế của đất nước mình. Nhậu nhẹt đang trở thành một thứ quốc nạn mà nếu thừa nhận, nhiều nhà chức trách cũng phải bóp mồm, bóp miệng...
  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • Cái nhìn lệch lạc về văn hóa và đạo đức xã hội Việt Nam

    24/09/2014Thiện VănTừ quan điểm được đề cập ngay từ đầu bài viết: “Tôi cố gắng không để mình bị hạn chế vào một cách nhìn cột chặt vào một chuyên ngành đó, chẳng hạn như nhìn văn hóa, đạo đức hoặc sự xuống cấp văn hóa và đạo đức từ góc nhìn của đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, luật học, v.v.. là những lĩnh vực mà tôi thực ra không có kiến thức trường ốc chuyên sâu”, tác giả đã “quan sát một con người bình thường trong xã hội hôm nay” với những góc nhìn ảm đạm, lệch lạc...
  • Bài học quyền con người, quyền công dân

    29/07/2011Bùi Quang MinhHiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người..." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm "... thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người..." ...
  • Điều Ngàn năm muốn nói…

    25/06/2011Nguyễn CẩnKhi Hà Nội tưng bừng lễ hội kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, người dân đã sống những ngày thật sự có ý nghĩa. Họ nhớ đến lịch sử và những năm tháng hào hùng trong niềm kiêu hãnh của người dân thủ đô, của người con đất Việt. Lễ hội đi qua cũng là lúc người ta xem xét những gì còn lấn cấn, vướng mắc khiến lễ hội có những điều không như ý: ngoài chuyện giữ xe “chém đẹp”, chen chúc mất trật tự… thì phải kể đến thái độ phá hoại công sản như bứt phá cây cảnh, vứt rác xuống hồ Gươm.
  • xem toàn bộ