Góc nhìn Alan Phan dành tặng cho doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu
Với mong muốn mang đến tác phẩm cuối cùng và đồ sộ nhất, dưới hình thức một quyển sách toàn vẹn nhất về cuộc sống và cách sống của tiến sĩ Alan Phan, gia đình tiến sĩ cùng cộng đồng Góc nhìn Alan trân trọng giới thiệu quyển sách “Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu”. Quyển sách sẽ là tổng kết của những bài viết cũng như nhiều sản phẩm trí tuệ của tiến sĩ trong những năm tháng cuối đời.
Trước đây có lẽ một phần về chủ đề, phần khác về cách truyền thông khai thác nên nhiều người tập trung vào câu chữ, chi tiết – vào phần “trí” trong góc nhìn Alan. Với quyển sách này, gia đình và nhóm biên tập muốn nêu bật phần “triết”– những nguyên tắc vận hành của cuộc sống và kinh doanh mà tiến sĩ đã đúc kết được trong cả cuộc đời, và phần “tình”– cuộc sống không-kinh-doanh của công dân toàn cầu gốc Việt Phan Việt Ái.
Tiến sĩ Alan đã sống một cuộc đời rất đầy đặn và gần như không nhiều hối tiếc. Giờ có thể là lúc bắt đầu thay đổi cuộc sống mới của bạn, với Góc nhìn Alan là hành trang.
.
Alan Phan (Phan Việt Ái)
Ra đời: 07/08/1945
Nơi sinh: Bình Dương
Nguyên quán: Quảng Trị
Lìa trần: 19/10/2015
QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM: “Tôi chỉ có cảm giác là mình “thuộc về đây”, mình về để chia sẻ với bạn bè, gia đình, các người trẻ khác những khó khăn, đắng cay, tủi nhục và đau thương của những người đã “sinh nhầm thế hệ” (Alan Phan 1968)
KINH TẾ THẾ GIỚI: “6 lực chuyển sẽ biến dạng nền kinh tế toàn cầu và tạo nên một môi trường xã hội khác biệt cho thế hệ trẻ với nhiều trái ngọt cho những người nhập cuộc đúng lúc và thực thi chính xác”.
DOANH NHÂN VIỆT NAM: “Lợi thế cạnh tranh của doanh nhân Việt là sức chịu đựng bền bỉ của họ và cách điều chỉnh hoạt động nhanh chóng để thích hợp với một môi trường kinh doanh luôn bất ổn”.
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI: “Cuộc sống và kinh doanh cần có đam mê, giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi”.
QUAN ĐIỂM SỐNG: “Một người thành công trong cuộc sống phải hội đủ sáu yếu tố: sức khỏe, trí tuệ đầy đủ, tinh thần mạnh mẽ - sáng suốt, tâm linh thanh nhàn – êm ả, trả ơn xã hội bằng đóng góp thiết thực, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thì chưa phải toàn vẹn”.
THÁI ĐỘ LẠC QUAN: “Thất bại không thể là một sự lựa chọn. Giữ vững niềm tin bạn nhé!”
TIỀN BẠC: “Tôi có một câu nói trên bàn viết để nhắc nhở mình, “a fool and his money are soon parted” (Một gã khờ và tiền của hắn sẽ chia tay nhau rất sớm)”
GIA ĐÌNH: “Gia đình tôi có truyền thống rất dân chủ, cởi mở, minh bạch và không trốn tránh trách nhiệm. Đối với tôi, mình luôn luôn có thể sai”.
DẠY CON: “Tình yêu của cha mẹ càng nhiều, con càng ngoan”.
BÔN BA CÙNG SÓNG GIÓ DÂN TỘC
Lớn lên trong tình cảnh chiến tranh bùng nổ khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương khiến gia đình phải chạy giặc Tây liên tục từ Bình Dương lên tới Sài Gòn, Alan Phan cũng như bao đứa trẻ cùng thời phải trải qua những thời khắc khó khăn khi sinh ra và lớn lên trong bom đạn, chiến tranh và xung đột... Những kí ức này in đậm trong tâm trí trẻ thơ đến độ sau này khi trưởng thành và nhắc về quá khứ luôn là những kỉ niệm khó quên của Alan Phan.
Alan Phan - Cậu học trò trường Petrus Ký - Trương Vĩnh Ký
.
Gia đình an cư tại Sài Gòn và chàng trai Alan Phan theo học trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong) trước khi sang Mỹ học theo học bổng UNSAID. Năm 1968, Alan Phan bỏ lại nước Mỹ phồn hoa để về quê hương Việt Nam mà 'hoàn toàn không có ảo tưởng hay tham vọng gì về tiền bạc hay quyền lực hay sự nghiệp. Tôi cũng chắc chắn là mình sẽ không thay đổi được điều gì, tốt hay xấu, cho đất nước. Tôi chỉ có cảm giác là mình "thuộc về đây", mình về để chia sẻ với bạn bè, gia đình, các người trẻ khác những khó khăn, đắng cay, tủi nhục và đau thương của những người đã "sinh nhầm thế hệ".
Alan Phan - Giảng viên Đại học Kỹ thuật Phú Thọ
Alan Phan và Trần Hữu Dũng tại Honolulu tháng 7/1967.
14 năm, 2 lần phá sản, mất đến gần 60 triệu đô la (trải nghiệm không phải ai cũng "được" trải qua) và làm lại tất cả ở tuổi 37 trên đất khách quê người. Nếu Alan gục ngã vào thời điểm này, chắc không ai có thể trách ông. Nhưng ông vẫn tiếp bước, để trở thành một Alan Phan mà ta biết ngày nay. Không để sự chán nản kéo dài lâu, năm 1983 - ở tuổi 38, Alan Phan quyết định ra riêng, thành lập Hartcourt để 16 năm sau (1999), Hartcourt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với thị giá đạt gần 700 triệu đô la. Năm 2007, Alan Phan trở lại Việt Nam kinh doanh lần thứ 2 với nhiều thăng trầm, nhưng đều là những bài học thú vị.
Trở về Hà Nội lần đầu tiên với tư cách là doanh nhân và một người con xa xứ
.
"Cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi"- câu nói này của vĩ nhân Gandhi thật đúng với Tiến sĩ Alan Phan. Sinh ra vào đúng thời khắc lịch sử 1945 và '"sống ba đời trong một đời người" Alan Phan bình thản đi qua 70 năm cuộc đời với sự lạc quan và hướng thiện giữa muôn trùng phong ba của cuộc sống cá nhân, vận mệnh dận tộc lẫn thời thế toàn cầu.
Alan Phan có thể giàu hơn vài người và vẫn còn nghèo hơn rất nhiều người, nhưng với ông - sự "giàu có" trong cuộc đời được đo đếm bằng những lần thất bại (và đứng dậy), những người bạn (Bạn Của Alan - BCAs), những sự chia sẻ với doanh nhân, với các bạn trẻ… Sự giàu có này có vẻ xa lạ với khái niệm thực dụng và kim tiền của thế giới kinh doanh trong hơn 45 năm lăn lộn của ông từ Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam và vô vàn những quốc gia khác. Nhưng đơn giản Alan Phan là như vậy! Ông thật sự hạnh phúc với những những sự chia sẻ, lang thang và sự lãng tử, vốn là bản chất con người ông. Trong Alan Phan luôn có bóng dáng của một nhà hiền triết ở dưới vẻ ngoài doanh nhân, vì vậy trong từng bước đi của cuộc đời, ông luôn hướng đến sự bình yên về tâm hồn.
Lúc sinh thời, Alan Phan viết, nói và chia sẻ rất nhiều: những triết lý sống và nhân sinh quan của ông thường được truyền tải dưới ngôn ngữ và bối cảnh kinh tế, kinh doanh khiến nhiều người chỉ thấy phần “trí” mà không cảm được cái “tình”, chỉ thấy tiểu tiết ngắn hạn mà chưa nhìn rõ tinh thần của ông. Đây cũng chính là động lực để nhóm biên dịch, những BCA cùng gia đình ông quyết tâm thực hiện quyển sách này, cuốn sách cuối cùng của một “triết gia doanh nhân” có ảnh hưởng to lớn tại Việt Nam.
Số liệu rồi sẽ lạc hậu, dự đoán tương lai sẽ thành quá khứ - duy chỉ có nhân sinh quan, triết lý sống, tinh thần và Góc Nhìn Alan Phan là còn sống mãi, vẫn luôn là một viên ngọc quý, là ngọn hải đăng để mọi người có thể dõi theo và vượt qua gian truân thử thách để tìm đến mục đích cuộc đời. Tính thời sự của quyển sách vẫn còn nguyên, khi vừa được xuất bản tháng 10.2015 tại Mỹ, với tựa gốc cũng rất thời sự “Doanh nhân Việt trong thế trận kinh doanh toàn cầu”. Nhưng nhóm biên tập và toàn thể BCA cảm nhận được nhiều hơn như vậy, từ quyển sách có lẽ là trọn vẹn nhất của tiến sĩ Alan. Với sự cho phép và đồng hành của gia đình, nhóm biên tập đã cố gắng làm cho quyển sách trở nên trọn vẹn hơn trong việc diễn tả cuộc đời, cá nhân và kinh doanh của tiến sĩ, để mỗi độc giả tự nghiệm ra thông điệp.
Giá bìa: 199.000 VNĐ, giảm giá -5%
Tiến sĩ Alan Phan: “Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam”
Alan Phan : … nông nghiệp “cất cánh”
TPP từ góc nhìn của Alan
T/S Alan Phan: Hiện tượng FDI đổ vào Việt Nam
Chính sách làm hại thị trường xuất khẩu gạo
T/S Alan Phan: Kinh Tế Việt Nam 2030
Dòng Tiền Từ Singapore
Những nguyên nhân khiến Trung Quốc áp đảo kinh tế Việt Nam
Những gói kích cầu có định hướng
Bóng con thiên nga đen
Những gì chờ đợi Việt Nam?
Nghịch lý kinh tế thực
Những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam
Lãi suất, lạm phát …. và những thứ lăng nhăng khác
“Đội lái” chứng khoán Việt lắt léo và nhiều nguy hiểm!
Một biểu tượng của kinh tế thị trường
Sức chịu đựng bền bỉ của doanh nhân Việt
Nghịch lý kinh tế và giao thông Việt Nam
Global Witness và nước mắt môi trường
Sự hấp dẫn của nền kinh tế pháp trị
Alan Phan: “Nhà đầu tư rất ngại yếu tố chính trị trong các DNNN”
Alan Phan và công nghiệp ô tô Việt Nam
Đã là CEO thì không phân biệt là nam hay nữ
Năm Mới Năm Me…
Đầu tư ở Việt Nam phải lãi 10-15% mới đáng làm
Ảnh hưởng của tỷ giá trên BDS, vàng và chứng khoán
Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích
TS Alan Phan: “Ghét ai thì thích xúi người ta mở nhà hàng”
Bất động sản và kinh tế thị trường
Qua cơn thành bại mất còn
Tuổi trẻ đói khát
Cuộc chơi mới của Alan Phan
8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý
Khởi nghiệp hay đi làm công?
Câu chuyện về Charlie
Cổ Gia Thọ - Người thầy về quản trị
Niềm tin tìm lại
Hai chuyện làm ăn bên Mỹ
Lý Xuân Hải và tai nạn nghề nghiệp tại Việt Nam
Hai chàng tư bản “giẫy sống” - Gia đình Gavina
Hai doanh nhân từ hai phương trời
Trò chuyện với “doanh nhân triệu đô” 42 năm làm ăn
Phỏng vấn doanh nhân Alan Phan
Bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại
Giải mã thất bại của Alan Phan ở Việt Nam
Đầu tư vốn xã hội trong năm 2012
Alan Phan dạy con khó hơn điều hành doanh nghiệp
Riêng tư với T/S Alan Phan đầu năm 2014
Đôi cánh mới cho Gloria Nguyễn
Bốn bà vợ
Nói về đạo đức kinh doanh
Tôn trọng người khác
Thư giãn về nghề tư vấn
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn