Trong đời sống thường nhật, có không ít người thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt.
Dân gian có câu "biết rồi, khổ lắm, nói mãi..." để chọc quê những nhân vật thích nói.... và nói, dù rằng câu chuyện của họ chỉ là một sự lặp đi lặp lại những gì mọi người đã chán chê. Trong cuộc sống gia đình, các bà vợ lắm mồm và các bậc cha mẹ độc tài quyết đoán là những tác nhân thường xuyên cho hiện tượng này.
Bệnh sĩ diện "hão"
Không riêng ở Việt Nam, đây là một vấn nạn phổ thông cho các ông chồng khắp thế giới. Một người Mỹ than phiền với bạn, cả 50 năm nay, anh ta không nói một lời nào với vợ. Anh bạn hỏi lý do và anh ta đáp, "Tôi không dám ngắt lời bà ta". Nhưng người già thì đỡ hơn, họ phải đeo máy trợ thính và chỉ cần lén tắt máy là lỗ tai được sống yên ổn.
Tôi có một ông chú họ ở California, già và nghiêm khắc, mỗi sáng thứ bảy đều bắt con cháu ngồi xếp hàng nghe ông giảng "đạo". Ông thường nói về những quá khứ huy hoàng của mình lúc xưa, về luân lý và văn hóa của tổ tiên dòng giống và về cách hành xử của một bậc quân tử. Nhưng con cháu đều thừa biết về mọi thói hư tật xấu của ông... dối vợ chơi bời, gạt gẫm bạn bè, lấy tiền welfare (trợ cấp của chính phủ) và tiền con cháu cho đi đánh bạc, nợ nần tứ xứ và thích "nổ" về mọi chuyện lớn nhỏ. Lý do con cháu còn chịu khó ngồi nghe vì ông đã gần đất xa trời và lòng tôn kính các bậc trưởng thượng vẫn tiềm tàng rất mạnh ở các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Tật thích nói và nói, không muốn ai tranh luận hay phản biện này, theo lớp Tâm lý học sơ đẳng dạy ở các đại học, thường thể hiện ở những người thiếu kiến thức, nhiều mặc cảm tự ti, nghèo hèn về ý tưởng mới và có nhu cầu cao về sĩ diện "hão". Họ không muốn ai bàn ra tán vào vì sợ để lộ cái "dốt" của mình. Họ muốn mọi người phải im lặng vì bất cứ giải pháp hay sáng kiến gì họ đưa ra đều thiếu chuyên môn và chiều sâu, không đủ biện luận để chống đỡ một phân tích hay nghiên cứu bài bản. Họ thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt.
13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
08/11/2013TS. Nguyễn Chí ThuậtNhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”...
07/09/2013Việt Văn thực hiệnTrong khuôn khổ những hoạt động tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 - Vesak - được tổ chức tại HN từ ngày 13-16.5.2008, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ có tham luận về vai trò của Phật giáo trong xã hội đương đại...
08/11/2010GS. Tương LaiMuốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân, hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết tôn trọng vai trò làm chủ của người dân...
04/08/2008Thảo Lam - Linh Thủy (ghi)"Có rất nhiều điều để nói về ông - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhưng điều ấn tượng nhất của tôi là ông có khát vọng lắng nghe như một người khát thông tin, khát ý kiến của người khác đối với các vấn đề mà mình quan tâm. Và ông đem nhốt vào đời sống tinh thần của mình những vấn đề sống còn của đất nước để mà suy nghĩ, trăn trở".
01/01/1900Lê Đại TríChúng ta tự hào là đa số cán bộ có chức quyền đang lắng nghe người dân theo lời dạy của HồChí Tịch. Nhưng lắng nghe như thế nào cho có hiệu quả là điều không dễ. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lắng nghe và dĩ nhiên là ảnh hưởng luôn đến việc ra các quyết định. Đó là chọn người dân để lắng nghe và kỹ năng lắng nghe
29/09/2006Huy ThạchBiết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
13/06/2006Nguyễn Cảnh ChắtDo yếu tố tâm lý, việc lắng nghe ý kiến tán thành thì dễ, việc lắng nghe ý kiến trái ngược khó hơn, thậm chí có người vừa nghe một ý kiến trái ngược đã cảm thấy khó chịu, nhưng trong không ít trường hợp, ý kiến trái ngược, ý kiến thuộc về thiểu số lại là ý kiến đúng. Đó là vì một ý tưởng mới bao giờ cũng xuất phát từ một người hoặc một nhóm người rồi qua quá trình truyền bá, chứng tỏ đúng mới được nhiều người chấp nhận...
31/10/2005Huỳnh Hoa lược dịch, Alice DragoonNgười lãnh đạo dũng cảm cần giữ được thăng bằng giữa việc thúc đẩy cải tổ và sự bảo đảm rằng tổ chức của mình sẽ chấp nhận. Dưới đây là những chiến lược mà nhiều người trong 100 giám đốc công nghệ thông tin (CIO) được tôn vinh năm nay đã sử dụng...