Không còn ông già Alan

11:33 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Mười, 2015

Mỗi ngày, nhiều người thích làm một vòng qua góc nhìn của Alan để nghiền ngẫm. Nhiều khi tác giả bận việc, bỏ ngỏ cái góc “thức tỉnh” khá lâu, họ lại bồn chồn trông ngóng. Khi gặp bài viết mới, lại hỉ hả “rửa não”. Bao nhiêu là chuyện, từ chuyện con đà điểu, rồi đến di dân Đức, hay du học ở nước nào rẻ nhất ở châu Âu, chuyện làm ăn, chuyện giới trẻ Việt ở thung lũng Silicon. Ở đâu cũng thấy ông Alan Phan hiền hậu mỉm cười, giảng giải nhỏ nhẹ, hay đang lặng người đi sung sướng dưới “bóng râm của cây avocado, trên bãi cỏ xanh cạnh con suối nhỏ" chuyện trò, tận hưởng “cái đơn giản của những cuộc sống không bị ô nhiễm bởi thủ đoạn, quyền lực hay dối trá.”

Cũng là ông - Alan Phan, ông già luôn lạc quan, có thể nhìn thấy những điểm mạnh ở môi trường kinh doanh Việt Nam cho doanh nhân biết khai thác và phát triển. “Ngành nông hải sản, nếu biết ứng dụng công nghệ cao, xanh và sạch, và bảo đảm tính đặc thù cùng chất lượng của sản phẩm, thì cơ hội tràn ngập. Ngành công nghệ thông tin, nếu biết đào tạo đội ngũ chuyên viên, gắn bó lợi ích và động lực, thì khả năng cạnh tranh sẽ có đẳng cấp thế giới. Nhu cầu của các ngành y tế, giáo dục, ngay cả bất động sản phân khúc rẻ tiền… sẽ vươn mạnh trong thập kỷ tới” - ông tiết lộ.


Alan Phan- người nắm giữ bí quyết làm giàu từ thất bại và sự bình an nội tại

Và ông giải thích cặn kẽ việc mình làm: “Tôi hy vọng sẽ tìm được tại quê hương một cơ hội phù hợp với khả năng của mình (thước đo là giá trị thặng dư mà tôi đóng góp). Tuy nhiên, tôi vẫn đang tư vấn cho một vài doanh nghiệp Việt Nam, đem họ ra biển lớn qua M&A, qua việc gây vốn, hay tìm đối tác trong các thị trường tôi đã quen thuộc, Mỹ và Trung Quốc. Các đòi hỏi về công việc này, cũng như những dự án mà tôi định đầu tư với tiền của mình, có thể đem tôi ra khỏi Việt Nam một khoảng thời gian dài”.

Cũng là ông, khi dõng dạc phê phán này nọ, nhưng không bắt người khác phải tán đồng ý kiến với mình. Bài viết cuối cùng của ông là bài về TPP, có thể làm cho không ít người phải suy nghĩ, cho thấy đến những ngày cuối đời, ông vẫn nặng lòng về đất nước. Dẫu là những dòng không còn lạc quan, nhưng như ông nói, “những sự thật có thể hơi chua chát, nhưng dối trá với chính mình là một điều tồi tệ hơn dối trá với tha nhân”.

Chỉ cần một góc suy ngẫm đó thôi, người ta đã có thể học hỏi và trưởng thành lên rất nhiều. Và ở đó, còn có bài học đến ứa nước mắt, về lòng nhân, sự tha thứ và lãng quên. Một ông già nói thẳng, nói thật, chẳng sợ mất mát. Ông từng khuyên bạn trẻ Việt từ Mỹ: “Với những bạn không có hoàn cảnh hay có tư duy chụp giựt, thì làm ăn ở Việt Nam là một hành trình trắc trở và gian nan vô kể. Phải biết chịu đựng và có một tình yêu quê hương mù lòa.”

Và nói gì thì nói, quả là ông đã có một tình yêu quê hương như thế.

TS Alan Phan trong một buổi nói chuyện với CLB Doanh nhân

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Hãy thay đổi để vượt bão"

    22/10/2015Kỳ Anh“Hãy thay đổi để vượt bão. Hãy sẵn sàng chết để tái sinh!” - đó là một đúc kết đầy ý nghĩa mang đậm triết lý nhân sinh được trích ra trong một bài viết từ website cá nhân của tiến sĩ Alan Phan – một doanh nhân Việt kiều từng có nhiều bài viết, ấn phẩm phân tích sâu sắc về kinh tế - tài chính...
  • Khi đam mê trở thành động lực sống

    20/10/2015Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)Động lực qua góc nhìn của chuyên gia kinh tế – TS. Alan Phan chia sẻ câu chuyện từ chính cuộc đời mình…