Giáo dục Khai Phóng

10:57 SA @ Thứ Hai - 30 Tháng Tám, 2010
Lò dò vô trang web “cựu sinh viên nổi bật” của trường đại học Chicago, Mỹ, thấy một danh sách dài có hình ảnh và thành tích của những người xuất thân từ trường này đã trở thành giám đốc ngân hàng, chủ tịch tập đoàn, bộ trưởng quốc phòng, khoa học gia và kinh tế gia đoạt giải Nobel, sử gia và chính khách làm nên lịch sử, nhà văn, đạo diễn nổi tiếng… Nhìn chung là những kẻ thành công trong xã hội. Nhà trường tự hào trưng hình ảnh họ như những tấm huy chương. Và căn cứ vào những kẻ được biểu dương có thể biết kỳ vọng hay mục tiêu giáo dục của trường. Chẳng phải nhà trường nào cũng nhằm đào tạo những kẻ thành công?

Nếu trả lời “phải” thì chữ “thành công” sẽ có vô vàn định nghĩa khác nhau; nếu “thành công” được hiểu như giàu có và địa vị xã hội, thì câu trả lời là không. Chẳng hạn trường Davidson nêu rõ mục tiêu cơ bản của trường là “hỗ trợ sinh viên phát triển bản tính nhân đạo và trí tuệ có kỷ cương và sáng tạo để sống cuộc đời cống hiến và lãnh đạo.” Để đạt mục tiêu này, Davidson đã chọn là một “liberal arts college” – dịch từng chữ là “đại học nghệ thuật khai phóng”. “Nghệ thuật” thường được hiểu là âm nhạc, hội họa, kịch nghệ, văn chương…; nhưng “nghệ thuật” dùng ở đây theo nghĩa thời Trung cổ ở Âu châu, là những bộ môn tri thức được dạy trong trường học thời đó. Gọi là “nghệ thuật khai phóng” vì mục tiêu của truyền dạy những tri thức đó nhằm đào tạo con người tự do, thoát ra những mục tiêu kinh tế, học không phải để có bằng cấp kiếm sống, mà để theo đuổi khoa học theo nghĩa nghiêm túc của từ này, để trở thành trí thức.

Dĩ nhiên từ thời trung cổ tới nay đã có nhiều thay đổi. Những môn triết học, thần học, thiên văn học, toán học cùng các môn khoa học tự nhiên không còn bao gồm trong từ “nghệ thuật” hiểu theo nghĩa ngày nay nữa. Nhiều người đã bỏ từ “nghệ thuật”, gọi chung xu hướng giáo dục này là “liberal education”, giáo dục khai phóng. Nhưng phần lớn vẫn thích giữ nguyên tên gọi “liberal arts college”. Các trường này phần lớn là trường tư, qui mô nhỏ, với số sinh viên từ 1.000 đến tối đa 2.500, chương trình cử nhân 4 năm, không có chương trình cao học hay hậu đại học, chú trọng vào dạy – học nhiều hơn nghiên cứu, tập trung vào các môn kiến thức căn bản : triết học, lịch sử, văn chương, ngoại ngữ, các khoa học xã hội và tự nhiên, toán, lý, sinh … Đa số sinh viên sau khi ra trường với căn bản kiến thức ấy tiếp tục vào các trường chuyên sâu, như trường y, hay theo đuổi các chương trình nghiên cứu hậu đại học, hay tự thiết kế chương trình học suốt đời từ cuộc sống.

Đặc điểm các trường này là tất cả sinh viên đều nội trú suốt 4 năm học. Do đó tạo được một cộng đồng nuôi dưỡng tính cách của những trí thức trẻ, thiết lập mạng lưới quan hệ bạn bè thầy trò thân thiết, bền bĩ. Những người ra trường rồi vẫn duy trì những quan hệ đó suốt đời. Nhiều trường nghệ thuật khai phóng tiếp tục tồn tại và phát triển chính là nhờ mạng lưới cựu sinh viên của trường: họ là nguồn đóng góp tài chánh quan trọng. Đầu niên học, chẳng những sinh viên đang học rộn ràng trở về trường, mà các buổi họp lớp của các khóa đã ra trường cũng tưng bừng. Bốn năm ở trường là bệ phóng, mạng lưới quan hệ thiết lập ở trường là nguồn hổ trợ quan trọng lâu dài. Quan sát một buổi “họp lớp” ở trường Davidson, tôi thấy tình thầy trò, tình đồng môn của người ta cảm động lắm. Chắc những người thầy ở đó đã thực hiện phương châm: dạy là hành động của yêu thương.

Trường Davidson có kiến trúc rất đẹp: tất cả các tòa nhà đều xây bằng gạch thẻ màu nâu đỏ, nằm rải rác trong khuôn viên đầy cây xanh. Trường được xếp hạng 8 trong top 100 “liberal arts college” ở Mỹ. Không chỉ riêng ở Mỹ, loại trường này có ở nhiều nước khác, mặc dù gần đây tôn chỉ giáo dục của các trường này đã ít nhiều lung lay, thay đổi. Mấy năm trước, giáo dục khai phóng đã nhường bước dần cho khuynh hướng giáo dục thực tiễn, nhắm vào đào tạo kỹ năng làm việc chuyên môn, tuy vẫn mang tên trường nghệ thuật khai phóng, nhưng chương trình giáo dục thực dụng hơn, mở thêm những ngành đào tạo nghề nghiệp như kỹ sư, luật sư, hay quản trị kinh doanh. Người ta đã lo rằng sự chuyển hướng này sẽ khiến cho nền giáo dục khai phóng dần dà biến mất không kèn không trống.

Người ta tiếc vì các trường giáo dục khai phóng đã đóng góp cho lịch sử và xã hội Mỹ những trí thức, lãnh tụ cộng đồng, và những nhà cách tân vĩ đại. Những người ủng hộ giáo dục khai phóng cho rằng chính trong suy thoái hiện nay, càng cần phải củng cố giáo dục khai phóng, đào tạo trí thức vì cộng đồng hơn là huấn luyện những kẻ tham lam vị cá nhân. Cuộc suy thoái kinh tế hiện nay khiến nhiều trường buộc phải có những thay đổi quan trọng liên quan đến tài chánh. Trường Davidson từ niên học này thực hiện chính sách “không nợ”. Học phí của trường vào khoảng 35.000 đô một năm. Trường tuyển chọn sinh viên theo tiêu chí “phẩm chất tốt, năng lực học thuật cao, bất chấp hoàn cảnh kinh tế, miễn là sẵn sàng chia sẻ những giá trị học thuật và hứa hẹn là người hữu ích cho xã hội.

Nếu một sinh viên trúng tuyển mà không có tiền đóng học phí thì sẽ được cấp học bỗng không hoàn lại, chứ không cần phải vay mượn. Vì vay nợ ăn học thì sau khi tốt nghiệp, người ta phải kiếm công ăn việc làm, phải kiếm tiền để trả nợ, mà cuộc mưu sinh có thể khiến cùn lụt những hoài bão lớn lao của tuổi trẻ. Nhà trường muốn rằng khi rời khỏi cổng trường này, người trí thức trẻ hướng đến những chân trời khoa học bao la hay nhận lãnh những trách nhiệm xã hội, chứ không bận tâm đến nợ áo cơm. Vậy những khoản tiền học bỗng không hoàn lại đó ở đâu ra? Từ đóng góp của những người đã từ ngôi trường này ra đi và thành đạt.


Ghi chú thêm của chungta.com:

Khai sáng - cơ chế mới (từ thế kỷ 17)cho nhà nước hiện đại và con người hiện đại:

  • Adam Smith (1723-1790) nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học vĩ đại người Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế - chính trị tư bản chủ nghĩa mà nền tảng là thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do. Ông là giáo sư trường Đại học Glasgow, vào thời gian này đã là một trung tâm danh tiếng của thời kỳ Khai Sáng. Adam Smith được vinh danh là "Người cha của nền kinh tế mới". Tác phẩm kinh điển nhất của ông là "Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia". Ông viết một bản thu hoạch về quá trình tìm tòi của mình về ý nghĩa thực sự của cải của quốc gia, cái gì làm cho của cải gia tăng và thúc đẩy xã hội tiến tới thịnh vượng cũng như nguyên nhân làm cho xã hội không thể tiến bộ được. Luận đề chính ông đưa ra là ""mỗi người đều bị thúc đẩy bởi tư lợi" mà điển hình là lòng ham muốn của cải. Một cơ chế kinh tế mới Tư bản Chủ nghĩa giúp cho mỗi người tự do phát triển làm việc thỏa mãn tốt đa lòng ham muốn của mình, đồng thời đóng góp tốt nhất cho tập thể. Chính quyền tạo cho mỗi người khả năng tự do cao nhất đóng góp cho chính mình và tập thể sẽ là chính quyền cai trị ít nhất và dẫn dắt được tất cả mọi người. Việc chính quyền đề cao sự tự do của mỗi cá nhân nên nó đem lại một ý nghĩa to lớn là phương tiện lan truyền của cải đến phần đông dân chúng chứ không phải chỉ cho vài người giàu có nhất, và làm cho tất cả mọi người đều có thể trở thành giàu có sau một vài thế hệ.
  • Khai Sánglà tinh thần dám suy nghĩ một cách độc lập, tự tin vào khả năng của bản thân để có thể thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình. Giai đoạn Khai Sáng, đề cao lý tính con người bắt nguồn từ giai đoạn thế kỷ 18 mở đầu cho nhiều phong trào thời hiện đại, ảnh hưởng xa hơn đến nền tảng các chính quyền dân chủ, có hiến pháp, thỏa ước xã hội tôn trọng Nhân quyền, Dân quyền của người dân. Nền giáo dục Khai sáng (Khai phóng)nảy sinh từ phong trào Khai sángvới mục tiêu không phải là sản sinh ra những nhà khoa học mà là tìm cách để phát triển ra những con người tự do biết cách sử dụng trí tuệ của mình và có thể độc lập suy nghĩ. Đến nay, những con người được khai sáng là cơ sở căn bản để mỗi người tự vươn lên hoàn thiện để có thể làm một người tự lập- tự do - tự chủ, tiến bộ của thời hiện đại.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

    14/11/2018Ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Chủ nghĩa duy lý

    17/09/2009Phạm Phú ĐứcNhà toán học, khoa học và triết học René Descartes là một người Công giáo, ít nhiều tham dự vào cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm giữa Công giáo và Tin lành tại Châu Âu vào đầu thế kỷ 17. Từ kinh nghiệm đau thương đó, ông hiểu được rằng sự khác biệt trong niềm tin tôn giáo đã gây tác hại chia rẽ con người đến mức nào. Qua cảm nhận và nhờ lối suy nghĩ khoa học, Descartes đi đến kết luận rằng chỉ có khả năng lý luận mới giúp được con người vượt qua và chấp nhận những khác biệt.
  • Ch.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thần pháp luật”

    09/09/2009Nguyễn Thị Thu HươngVới tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷXVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao "tinh thần pháp luật” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và Bàn về tinh thần pháp luật của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền.
  • Những suy tư về vấn đề công nghệ, lý trí và các giá trị nhân văn của Phật Giáo

    16/09/2008Suwanna Sahta – A nand, Người dịch: TS. Hoàng Thị ThơBài tham luận này cố gắng tìm hiểu chiều sâu của thể chế khoa học - công nghệ với sự khẳng định một chân lý rằng, sự giàu có và hiệu quả của nó không chỉ định hình cuộc sống thường nhật của chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này, mà còn ảnh hưởng tới cả lý trí và các giá trị nhân văn. Bài tham luận này trở lại với kinh điển Phật giáo để tái dựng quan điểm của Phật giáo về lý trí và công nghệ....
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Luyện lý trí

    21/11/2005Muốn luyện trí óc, ta phải biết lý luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập cho thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của tập sách này...
  • xem toàn bộ