Phương Tây cũng yêu chân thành nghiêm túc
Lê còn giúp chúng ta hiểu hơn: người trẻ phương Tây có nhiều người rất coi trọng tình yêu và yêu nghiêm túc...
* Tình yêu ngày nay còn sự lãng mạn không? Vì sao?
- Theo tôi thì tình yêu từ xưa đến nay và cả trong tương lai lúc nào sẽ vẫn có sự lãng mạn. Vấn đề là sự lãng mạn phần nhiều mang tính chủ quan, và chỉ được đánh giá chính xác bởi “đương sự”.
Có những cặp yêu nhau, người khác nhìn vào thì bảo là “sến chảy nước”, cặp khác thì được gán cho hai chữ “khô khan”, nhưng cuối cùng miễn hai người cảm thấy hạnh phúc khi chia sẻ sự “khô khan” hay “sến chảy nước” đó - thế là đủ lãng mạn rồi.
* Trong đời sống du học sinh, sự lãng mạn của tình yêu được biểu hiện thế nào – nhất là khi các bạn sống xa nhà?
- Tình yêu của du học sinh nhìn chung được chia ra làm 2 lọai: yêu gần và yêu xa (cười). Đối với yêu xa, thì tình yêu... vượt lên không gian và thời gian, nên bản thân việc chấp nhận sự thử thách đó đã là một sự lãng mạn trong tình cảm đáng trân trọng rồi. Mặc dù vậy, những thử thách này đôi khi cũng làm cho sự lãng mạn nhiều khi cũng chất chứa cảm giác bất lực, và thất vọng. Đối với yêu gần thì ngược lại, “nhất cự ly” coi như là chắc ăn rồi, “nhì tốc độ” nhiều khi còn... trên cả chắc ăn.
Sống xa nhà, đời sống mới thì vất vả và cô đơn, xung quanh không nhiều người Việt, bạn nước ngoài thì cũng khó chia sẻ, vì trở ngại về ngôn ngữ, về văn hóa (mà nhiều khi cũng chỉ là do thành kiến không thích “mắt xanh mũi lõ”). Vậy nên, một anh chàng dễ thương sẵn sàng ngồi tâm sự suốt hàng giờ đồng hồ, một trong số ít người có thể biết chính xác những tình cảm mà nàng đang có (vì chàng cũng đang cùng có những biến động tâm lý tương tự)... hay một cô bé nấu một nồi bún riêu thật nóng, đậm đà hương vị trong cái lạnh của mùa đông, đặc biệt khi mình đang thèm đồ ăn Việt Nam đến... cháy lòng thì còn gì lãng mạn hơn?!
* Quan niệm yêu đương truyền thống của VN nói riêng và phương đông nói chung có tác động đến đời sống văn hóa của giới trẻ ở nước bạn đang theo học?
- Bạn trẻ phương Tây có rất nhiều những cặp yêu chân thành nghiêm túc, coi trọng gia đình, và điều này họ thừa hưởng từ chính gia đình nề nếp của họ, chứ không phải là vì họ... học hỏi phương Đông.
Mình nghĩ thật là sai lầm mỗi khi một bạn trẻ Việt Nam muốn sống lối sống tự do, buông thả thì lại bảo: “Vậy mới Tây!”. Thật ra, đúng là cũng có “Tây” sống buông thả, nhưng phần lớn giới này thường rơi vào nghiện ngập, thất nghiệp, sống dựa vào trợ cấp xã hội, và thường sống trong cô đơn khi về già, không gia đình và sức khỏe sa sút.
Trong khi đó, những bạn trẻ phương Tây sống tích cực thường có lối sống rất tiết kiệm còn hơn cả người Việt vì đời sống của họ đắt đỏ, và họ phải làm việc rất vất vả trong môi trường nhiều áp lực, hối hả, trung bình một ngày 10 - 12 tiếng, nên họ rất quý đồng tiền họ làm ra.
Các gia đình phương Tây thường ít con, nên chuyện bố mẹ sau một ngày làm việc cực nhọc, về đến nhà nấu nướng dọn dẹp (vì không có người giúp việc), còn tranh thủ giúp con làm bài tập ngay trong bếp (vì thuê gia sư không phải rẻ)... là chuyện thường ngày. Đứa trẻ lớn lên có nhiều lựa chọn, có thể chọn sống độc thân không bao giờ lập gia đình, mà không sợ áp lực xã hội cho là “lập dị”, là “ế” như ở Châu Á. Được nuôi dưỡng bằng tình cảm và sự hy sinh của bố mẹ, các bạn trẻ này xem gia đình là điểm tựa, là nguồn “năng lượng” trong cuộc sống căng thẳng và nhiều cạnh tranh.
Chính vì vậy, các bạn trẻ này rất “kỹ tính” khi nói đến chuyện hôn nhân, thường lập gia đình muộn nhưng gia đình thì vững chắc hơn. Về già, con cái tuy không ở gần, họ vẫn không cô đơn vì sống với người bạn đời, lương hưu rất khá, nên họ có thể đi du lịch, tham gia họat động xã hội. Những năm tháng tuổi trẻ họ sống điều độ, nên sức khỏe khi về già thường rất tốt nên họ sống lâu hơn, và khỏe mạnh.
Phương Tây hay phương Đông gì cũng vậy, tự do cá nhân sẽ cho các bạn trẻ ngày càng nhiều lựa chọn hơn mà không sợ bị áp lực của xã hội, của dư luận. Vấn đề còn lại là sự lựa chọn của các bạn trẻ cho chính cuộc sống của mình, lựa chọn con đường dễ dàng hưởng thụ trước mắt, hưởng thụ cho riêng mình hay con đường hy sinh cho những ước mơ lâu dài hơn, cho những người thân yêu xung quanh mình. Mà cuộc sống ở đâu thì cũng vậy, cũng rất công bằng, “một hành vi tạo nên một thói quen, một thói quen tạo nên một cách sống, và một cách sống thì tạo nên một số phận”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu