Đừng bác bỏ sự giàu có của mình

07:58 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Sáu, 2007

Xưa giờ chuyện người giàu ở Việt Nam nói ra khó khăn vô cùng. Hình như ít ai muốn nói. Chuyện cũng lạ là vào năm 2006, khi bỗng báo giới có người muốn thử nghiệm chút khả năng cộng và nhân, phát hiện ra một số “nhà giàu chứng khoán", thì nhiều âm thanh la ó nổi lên. Giới chuyên môn lên tiếng vi phạm cái này cái kia về quyền tự do, rồi nào là thiếu chính xác. Người được vinh danh thì than thở: nào phải thế, đâu được vậy, rồi ai biết nỗi khổ của tôi...Có vẻ như người ta lẩn tránh sự giàu có, không, ýtôi là "cái tiếng" là người giàu có. Điều này rất mâu thuẫn với khát vọng làm giàu thể hiện rõ nét ở doanh nhân, cũng như chuyện kêu gọi nhà đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận đang trở thành mục tiêu không chỉ riêng của giới nghiệp chủ.

Tại sao?

Tại sao việc tìm kiếm những con số giàu có lại nhiều ý nghĩa. Có thể có nhiều cách giải thích khác nhau tới sự quan tâm, nhưng nhìn một cách tích cực, theo chiều hướng vận động xã hội thì có thể lưu ývài điểm sau.

Trước tiên, các cá nhân giàu có từ hoạt động kinh doanh là người được hưởng kết quả của một quá trình cạnh tranh và nỗ lực kinh doanh. Tài sản của họ thể hiện sự dồi dào tài chính của xã hội được tích lũy sau các thời kỳ kinh doanh đủ dài. Là một phần sự giàu có của xã hội. Là hình ảnh giàu có của quốc gia, lãnh thổ.

Tiếp đến, đối với nhận thức tích cực của xã hội, hình ảnh người giàu là một khát vọng, hướng phấn đấu cho những người đang phấn đấu trong các hệ thống kinh doanh đã tồn tại, cũng như những ai đứng trước thách thức khởi nghiệp.

Thứ ba, việc nắm rỏ cơ cấu phân bố tài sản trong các nhóm dân cư, thuộc vùng lãnh thổ giúp quốc gia như Việt Nam có thể hoạch định các chính sách công bằng xã hội về lâu dài. Thông tin này là bức tranh không thể không biết nếu Chính phủ hướng tới một xã hội công bằng - văn minh.

Một thoáng nhà giàu Mỹ

Tiến trình giàu có của nước Mỹ thật đáng suy ngẫm. Nước Mỹ là thế lực trỗi dậy về kinh tế ở thế kỷ XVIII, và thực sự trở nên hùng mạnh ở thế kỷ XIX Người ta không làm sao đo đếm được sự giàu mạnh lên của nước Mỹ nếu không biết những người giàu nhất nơi đó có bao nhiêu tài sản. Đứng về mặt khoa học, chúng ta muốn biết sự thật về một số đông thì cũng chỉ cần khảo sát một mầu đủ sức làmđại diện. Đối với sự giàu có của một quốc gia, đó là của cải do những người giàu nhất nắm giữ.

Điều đáng nói là vào ngày độc lập, nước Mỹ chưa hề có một triệu phú nào. Điều này được nhà nghiên cứu KevinPhillips kết luận trong cuốn khảo cứu của ông của cải và dân chủ. Thế nhưng, điều đáng nói là tất cả những người ký tên vào BảnTuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đều giàu có và đại diện cho nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của quốc gia thời kỳ đó. Tới tận 1783, lịch sử vẫn chưa thống kê được một triệu phú nào ở Mỹ.

Vậy các đại gia Mỹphất lên nhanh chóng nhờ điều gì, khi mà tận cuối thế kỷ XVIII, tài sản của họ vẫn còn vô cùng nhỏ bé so với các đại gia ChâuÂu. Đó là thương mại, vận tải phục vụ thương mại và công nghiệp phục vụ chiến tranh ở chính ChâuÂu. Cuộc chiến của Napoléon đã đưa họ lên vị trí mới. Nền hàng hải trung lập tương đối của Mỹ là vận hội làm ăn khi các quốc gia giàu có ở ChâuÂu lâm trận với nhau. Những triệu phú đầu tiên ra đời và phải kể tới StephenGirard, vùng Philadelphia, một chủ hãng tàu. Tài sản của ông được ghi nhận vàn năm 1831 khoảng 6,5 triệu USD.

Trước đó người giàu nhất là William Brigham thuộc khoảng 1790 - 1800, ông có tài sản khoảng 3 triệu USD, được xem là triệu phú sớm và giàu nhất. Còn triệu phú đầu tiên của My là EliasHasketDerby vào khoảng năm 1786, doanh nhân ở Salem, bang Massachussetts, chủ hãng tàu và thương gia.

Thời kỳ 1770 - 1900 chính là giai đoạn tích lũy của cải nhanh chóng của Mỹ, và trên thực tế là tích tụ tài sản của các triệu phú Mỹ. Người ta chứng kiến mức tăng tài sản tối đa của cá nhân giàu trong xã hội từ mức 1triệu lên tới mức 400 triệu trong 130 năm của lịch sử. Thật là bước tiến ngoạn mục. Điều này khiến chúng ta nhớ tới vào những năm giữa thập niên 1980, gia đình nàn có một vài cây vàng được xem là giàu có, thì tới giữa thập niên 1990, số doanh nhân có tài sản một triệu USD ở Việt Nam đã tăng lên con số hàng trăm. Mười năm sau, sự tăng trưởng kinh tế đã đưa số người Việt Nam vào danh mục 100 triệu USD tăng lên đáng kể nhờ cơ chế đánh giá lại tài sản qua thị trường chứng khoán.

Ngẫm lại

Số triệu phú ở Việt Nam chắc chắn đã tăng lên đáng kể, trong đó có nhiều người nắm giữ hàng trăm triệu USD tài sản qua bất động sản, cổ phiếu, tiền mặt, đồ cổ...Một mặt việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân là cần thiết, nhưng mặt khác khi trở thành người rất giàu có, một tỷ lệ nhỏ cá nhân nắm giữ một tỷ trọng lớn tài sản quốc gia, việc được biết thông tin về tài sản cá nhân cũng có ý nghĩa công bằng với xã hội. Nhưng cuộc điều tra về mức lương trung bình chẳng đã thường xuyên được tiến hành đó sao.

Tâm lý bực bội và lo lắng khi có ai đó ước lượng tài sản của mình hiện đang tồn tại trong số những người giàu tại Việt Nam. Làm sao để sự e ngại này mất đi? Có hai chiều hướng rõ nét. Thứ nhất, định kiến với người giàu cần xóa bỏ bằng cách công nhận công lao và tài năng quản lý, rõràng, liên tục và nhất quán. Thế nhưng, chiều hướng thứ hai là chính các doanh nhân với sự dũng cảm gạt bỏ các kiểu làm ăn dối trá, trốn lậu và bất minh. Nói cách khác, việc ngày càng dễ thống kê tài sản lớp người giàu áp đảo tài sản xã hội là một xu hướng khi xã hội tiến tới văn minh kinh doanh. Những thông tin đó cũng chính là một phần của văn minh kinh doanh: minh bạch.

Doanh nhân chân chính trở nên giàu có đồng nghĩa với tài năng kinh doanh được khăng định. Sự giàu có góp phần làm nên thương hiệu cá nhân. Trong quan hệ kinh doanh, hợp tác với một đối tác giàu có sẽ đáng tin cậy hơn, ít trường hợp thất tín hơn. Lý do rất đơn giản, nếu có điều gì bất nhất thì phần lợi tăng thêm chưa hẳn đã có đóng góp đáng kể vào tài sản hiện có của người giàu, nhưng ngược lại, uy tín sẽ bị tổn hại và thiệt hại của việc kinh doanh trong tương lai có thể rất lớn. Doanh nhân không có tiền, không có tài năng, không có thương hiệu sẽ vô cùng khó khăn để tìm được người muốn hợp tác kinh doanh. Như vậy, lợi ích của người giàu đẻ làm ăn rất lớn. Vậy tại sao phải giấu đi sự giàu có của mình. Những người giàu có cũng thường tìm đến với nhau để cùng kinh doanh và trở nên giàu có hơn. Càng ngẫm, lại càng thấy khó mà giải thích vì sao lại phải bác bỏ sự giàu có của chính mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gây dựng “Đạo làm giàu”

    13/10/2016Dương Trung QuốcCác bạn doanh nhân trẻ thường đặt ra câu hỏi: “Truyền thống của doanh nhân Việt Nam là gì? và một cách hỏi khác: Doanh nhân Việt Nam có truyền thống nào không?
  • Làm giàu

    29/06/2016Nhật XuânTôi bậm môi rút số tiền còn lại trong tài khoản để tiếp tục đầu tư vào việc học. Ông bà mình chả từng bảo “Ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay” đó sao! Chỉ cần ẵm thêm được mảnh bằng tiến sĩ này, cơ hội giàu có sẽ lập tức đến ngay...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Người giàu khác trọc phú như thế nào?

    12/10/2015Nguyễn Tất ThịnhNgười giàu: Uy tín là sự nỗ lực cho các cam kết, Trọc phú: Uy tín là cao mượn oai hùng. Người giàu: Đồng tiền là để mua sự thuận tiện và hiệu quả, Trọc phú: Đồng tiền là cái có thể mua được tất cả.....Vậy, thực sự "Người giàu" và "Người nghèo" khác nhau như thế nào?
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Giàu và nghèo

    15/12/2010Đ.H.L...xét về quan điểm thực tiễn, đa số con người ta kể từ khi nhận thức được tầm quan trọng của vật chất cho đến khi chính chúng ta.trở thành một loại vật chất tổng hợp, đều nhắc nhỏm và chú trọng hai từ giàu - nghèo. Thật lòng ai chẳng muốn giàu hay nói đúng hơn là ham giàu, bởi giàu sẽ sang và miệng kẻ sang bao giờ cũng đầy gang thép...
  • Người giàu nhì hành tinh học làm giàu như thế nào?

    15/06/2007Bất chấp mọiđổi thay, câu lạcbộ top10 đại gia giàu nhất hành tinhcó 2vị trí vẫn sừng sững khôngđổi chủ. Chiếmngôi đầu bảng khôngai khác ngoài trùm Microsoft với phongđộ 50 tỉ USD. Giữvị trí á quân vàđầy tiềmlực là nhà đầutư lão luyện WarrenBuffet (44 tỷ USD). Doanh nhân "thất thậpcổ lai hy" này vẫn không chịu nhườngbước cho lớp trẻ mà tiếp tục bền bỉ sánh bước cùng BillGates trong bảng "vàng”.
    WarrenBuffett cho rằng sống giàu có mà khôngđược yêu mến thì chỉ làsống cô đơn.
  • 100 người giàu nhất

    07/02/2007TS. Nguyễn Quang ACó càng nhiều người được đánh giá là giàu, và càng đông những người trung lưu càng tốt. Báo giới nên tránh cách so sánh thiếu cân nhắc có thể gây cảm giác méo mó về sự chênh lệch giàu nghèo, gây ác cảm với những người thành công.
  • Giàu mà tiền nằm im là thua

    28/06/2006H. HTại sao tìm những người giàu ở Việt Nam lại khó hơn so với Trung Quốc đã làm thành công hơn 10 năm qua? Tại sao những người có tiền ở nước ta không dám công khai tài sản của mình? Đây là nội dung cuộc trao đổi của Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, với chúng tôi...
  • Khi người giàu nhất thế giới đến Việt Nam

    20/04/2006TS. Đặng Đức LongSự kiện Bill Gates - người giàu nhất thế giới - sang thăm VN (tối 21-4 tới) đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Sự thành công đáng ngưỡng mộ của Bill Gates đã tạo nên khát vọng cho biết bao con tim của giới trẻ trên khắp thế giới cũng như ở VN...
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • Tại sao người giàu nhanh hay bị phá sản?

    26/12/2005Trần Cao DũngTôi thường nghe mọi người nói : ‘Khi nào tôi kiếm được thật nhiều tiền, tất cả các vấn đề khó khăn về tài chính sẽ chấm dứt.’ Trong thực tế những rắc rối chỉ mới bắt đầu. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mới trở nên giàu có lại phá sản ngay vì họ luôn dùng những công thức, thói quen tài chính cũ để áp dụng vào việc giải quyết những vấn đề tài chính mới...
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ