Bác Hồ và người gánh nước đêm giao thừa
"Một Đảng cầm quyền mà để người dân mình nghèo hết còn chỗ để nghèo thì đó là lỗi của Đảng với nhân dân..." - điều Bác Hồ nói vào mùa Xuân cách đây 45 năm đến nay còn thấm thía.
Chuyện suy tư đêm 30
Trước thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ của 45 năm về trước, khi nhà nhà sum họp, quây tụ, Bác "vi hành".
Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: Đúng 11 giờ đêm giao thừa, bác mặc áo bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn chòng cổ, tìm đến nhà "một gia đình nghèo nhất Hà Nội" như người cận vệ của bác báo về. Đó là nhà chị Nguyễn Thị Tín, góa chồng, ngoài 40 tuổi, đêm trừ tịch vẫn phải đi gánh nước thuê nuôi các con.
Đến nay, sau gần nửa thế kỷ, liệu đất nước chúng ta đã hết những cảnh nghèo khổ, cơ cực như chị Tín?
Tết năm ấy Bác Hồ buồn. Trước những người hàng phố quanh nhà cô Tín ở, Bác đã hỏi: "Tại sao cả một khu phố như vậy mà không thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín? Chúng ta đã quá quan liêu để không biết những câu chuyện như vậy ở ngay thủ đô nước mình".
Nếu bây giờ Bác Hồ hoặc bất kỳ ai hay tin về những vụ bạo hành trong các khu dân cư âm ỉ hàng chục năm - biểu hiện của sự thờ ơ, vô cảm - chắc chắn là Bác sẽ buồn biết bao nhiêu? Mong rằng, mỗi lần nhớ đến Bác với những câu chuyện như thế này, bệnh quan liêu sẽ được thuyên giảm. Nên chăng, cuối năm, chúng ta nên lắng lại để nhìn lại mình và nhớ tới những người sống quanh mình, để trái tim cởi mở hơn, ấm áp hơn.
Lúc ấy, Người đã nói về tinh thần "lá lành đùm lá rách" mà chúng ta vẫn luôn cho rằng đó là truyền thống quý báu của mình. Trước hết là trách nhiệm của khu phố, và như Bác nói "điều lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ".
Xuân sang, nhớ Bác - nhớ về những gì bác đã làm để nghĩ về hôm nay...
Ngày ấy Bác Hồ đã đích thân nhờ cảnh vệ đi tìm một gia đình nghèo thực sự để chúc Tết, vì thế, sau nhiều ngày, người thân cận bên Bác mới có thể tìm đến đúng nhà cô Tín. Và như Bác nói là "đu đúng người thật, việc thật".
Bác còn nói một chữ "nếu": "Nếu mà mình báo trước với thành phố, hỏi nhà nào nghèo nhất thì chắc chắn không phải nhà cô Tín rồi...".
Điều ấy khiến ta giật mình vì đến nay những chuyện viếng thăm đầy tính hình thức, thiếu tính thực tâm đâu đã mất đi?
Gương soi mỗi độ Xuân về
Giở những trang báo Xuân, năm nào cũng vậy, luôn gặp những câu chuyện về Bác. Đó là điều rất đỗi tự nhiên và dễ hiểu, không cần phải đợi đến những đợt vận động hay thi đua nào để thấm thía những lời nói và hành động vì nước, vì dân của Người. Bản thân những câu chuyện thật, việc thật - dù chỉ bình dị thôi - nhưng luôn có sức lan truyền.
Câu chuyện này gieo cho chúng ta một mong ước trước thềm Xuân rằng: Mỗi "người trong một nước" rung động với nhau nhiều hơn, Chính phủ và các cấp chính quyền đến gần dân hơn - để không còn những cảnh nghèo như gia đình chị Nguyễn Thị Tín - thì nước mới mạnh.
Hà Nội, 29 Tết Mậu Tý
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá