Trung Quốc hôm nay: Khi cuộc sống trở thành văn hóa

05:55 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Mười Hai, 2006

Trong cuốn sử Trung Quốc, NguyễnHiến từng viết: Dân tộc TrungHoa cũng lạ thật: đề cao đức trung dung thì không dân tộc nào bằng họ mà hành động quá khích thì họ cũng đứng đầu. Lãng mạn thì khắp thế giới không có kịch truyện nào hơn MẫuĐơn tình, tả chân thì Kim Bình Maiăn đứt các tiểu thuyết loại đó của phương Tây, dâm dục thì vua của họ có tới 6.000 mỹ nữ, vua nước nào bì nổi...

Một cách khái quát, một nhà nghiên cứu phương Tây, khi tìm hiểu mối quan hệ văn hóa TrungHoa - Nhật Bản cũng nhận xét:

Người Nhật tìm thấy ở người Trung Quốc đức trầm tĩnh, vẻ hào hiệp và tính muôn màu muôn vẻ mà người Nhật không có.

Tôi nghĩ rằng người Nhật nói ở đây chỉ là một thứ ước lệ. Vì bất cứ ai, một lần du lịch trên đất TrungQuốc đều không thể nghĩ khác: Nền văn hóa TrungHoa hấp dẫn vì tính muôn màu muôn vẻ của nó.

Bình yên ngự trị

Một người bạn, có dịp qua TrungQuốc năm trước, sớm kể với tôi rằng trong khi tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, TrungQuốc hôm nay lại có một không khí rất thanh bình. Câu chuyện của anh khép lại bằng một hình ảnh dễ nhớ: ngay những người đi xe đạp ở BắcKinh cũng không bao giờ tỏ ra hớt hơ hớt hải nóng vội mà thường có cái vẻ rất từ tốn. Dân ngoại ô buổi sáng đi xe đạp đến ga xe điện ngầm. Xếp xe vào một khu vực quy định (không có ai trông và không cần khóa) rồi theo xe diện ngầm vào thành phố làm việc. Chiều quay ra, lại ung dung đạp xe về nhà.

Thú thực, nghe chuyện, tôi chưa thật tin. Bao giờ chúng tôi cũng nhớ như in rằng TrungHoa là đất nước của hơn một tỉ dân. Vậy thì bề bộn, chen chúc sẽ là phong cách chính toát ra từ sinh hoạt của người dân nơi đây và chắc chắn, nó sẽ là cảm tưởng còn lưu lại trong đám khách du lịch chúng tôi.

May thay, trong trường hợp này, anh bạn tôi đã nói đúng. Từ một huyện biên giới như Bằng Tường, thủ phủ một tỉnh như Nam Ninh (thuộc Khu tự trị dân tộc Choang, QuảngTây) cho tới trung tâm chính trị và văn hóa cả nước như BắcKinh, đâu đâu cũng thấy ngự trị một cảm giác bình thản thực sự.

Hệ thống đường sắt làm nên những mạch máu lớn tỏa ra trên khắp đất nước TrungQuốc. Song ở các nhà ga, người ra vào rất trật tự. Gần chỗ kiểm vé một số ga, đại diện của các khách sạn loại nhỏ ngồi trong quầy chờ khách. Ai người xuống tàu, chưa có chỗ nghỉ, có thể tùy túi tiền mà mua vé trọ. Bên ngoài sân ga, tacxi nối đuôi nhau xếp thành hàng. Xúm xít bên nhau, xô đẩy nhau, giành khách của nhau, rồi dụ dỗ, lừa lọc, hoảng hốt, nghi ngờ... những gì là tiêu biểu cho các đám dông hỗn độn và thiếu tự tin, ở đây hoàn toàn không có.

Từ trên tàu hỏa nhìn ra hai bên dường, vẻ thanh bình của nông thôn TrungQuốc lại càng hiện ra đậm nét, như trong một bức tranh thủy mạc. Sau mùa thu hoạch, trên những cánh đồng đất nâu tơi mịn những vạt khói bay lơ lửng (khói từ các đống bẹ ngô, hoặc rơm rạ đốt lấy tro làm phân). Dân quê làm việc trên đồng. Dọctheo những con đường nhựa phẳng lỳ những chiếc xe tải lưới qua. Ai làm việc nấy, và thật khó tin nơi đây lại có đến hơn một tỉ dân sinh sống! Cho đến cả đám trẻ con đi học về cũng từ tốn lạ lùng, có thể là chuyện ngẫu nhiên, nhưng quả thật là đến năm sáu lần, tôi để ýthì thấy các em, trên đường từ trường về nhà, xe đạp chỉ đi hàng một với một cự ly khá đều dặn. Không có cái cảnh quẩn vào từng đám trêu chọc nhau, đuổi bắt nhau, rồi nói cười bả lả như ở chốn không người, bấp chấp mọi sự khó chịu của khách qua lại.

Từ lâu, các thành phố Trung Quốc đã có quy định ôtô không được bóp còi Bởi vậy, những buổi sớm mai thức dậy ở Bắc Kinh với khách du lịch, bao giờ cũng là "ban mai êm ả". Ở các công viên người đến tập thể dục khá đông. Vào những ngày nghỉ một số người còn nán lại tập khiêu vũ. Và ra vẻ BắcKinh nhất, là mấy cụ già lồng chim nhỏ trong tay đi dạo buổi sớm. Trên đời này, cụ già nào chẳng bước đi một cách chậm chạp, song tôi cảm thấy ở đây, ở các cụ lại toát ra vẻ khoan thai, không chút sợ hãi hoặc bị xô đẩy, hoặc làm vướng chân kẻ khác. Trên các đại lộ chính của BắcKinh hiện không còn cái lối người đi bộ tùy tiện ào qua đường. Mà thay vào đó, người ta phải dùng những đường hầm đào xuống lòng đất , gọi là địa đạo. Đầu các địa đạo chỗ nhô lên mặt đường, thỉnh thoảng có đặt một hai chiếc ghế đá. Đã mấy lần tôi bắt gặp cảnh các cụ già từ các địa đạo đi lên, dừng lại ngồi nghỉ. Giữa khung cảnh của xa lộ tám làn đường ôtô ngược xuôi và trên cái nền của những cao ốc vài chục tầng, bóng dáng các cụ trông thật nhỏ nhoi, nhưng nhìn kỹ vẫn là những nét mặt tự tin. Mỏi thì nghỉ, chốc nữa lại di, cuộc sống có cái phong thái ung dung như chính nước Trung Hoa (một trong những nềnvăn minh cổ nhất và rực rỡ nhất của thế giới) hôm nay đang ung dung thư thái sau những thắng lợi của hai chục năm cải cách.

Quy củ, chặt chẽ

Có hai chuyện vặt mà riêng tôi cứ thấy nhớ mãi sau ít ngày qua thăm Trung Quốc: một là phụ nữ ở đây (kể cả các thành phố lớn) có trang điểm cũng rất kín đáo chứ không môi xanh mỏ đỏ lòe loẹt quá đáng và hai là nhà cửa khắp nơi- (kể cả những căn nhà một tầng hai tầng ở nông thôn) cũng làm gần như một kiểu quy định, không có cái loi thoi nhà này cao lên một chút, nhà kia thấp đi một chút, hoặc lố lăng học đòi những kiểu lạ, cốt chơi trội và ra cái điều "có mình trên đời" "mình phải nổi bật giữa thiên hạ".

Đây cũng lại là dấu hiệu của sự bình yên bình thản, mà theo tôi đáng lưu ý, vì nó cho thấy một cái gì ăn sâu trong tâm lý con người. Nó là cốt cách riêng của người TrungQuốc, một dân tộc sớm có ý thức về sự thống nhất và rất có kỷ luật chăng? "Có lẽ vậy!" khi nghe tôi nhận xét các bạn Trung Quốc gật dầu công nhận, nhưng nhiều người không quên lưu ýthêm đó là vì nhà cầm quyền nơi đây đã có những biện pháp nghiêm ngặt trong quản lý xã hội và những biện pháp đó đã tỏ ra có hiệu nghiệm nên mới hình thành nên những nền nếp chắc chắn như vậy.

Ví dụ cái chuyện xe ôtô không bóp còi: ai phá lệ, phạt 200 NDT (khoảng trên 300 ngàn tiền Việt). Nơi công cộng ai hút thuốc, phạt 50 NDT (khoảng 80 ngàn tiền Việt). Lại như chuyện xây dựng ở các đô thị. Nơi đây người dân không có quyền mua đất làm nhà riêng rồi tùy ý bao giờ làm thì làm và thích kiểu gì xây kiểu đó. Không, tất cả là do nhà nước lo liệu. Tùy túi tiền, anh có thể mua một căn hộ trong một chung cư hay cả một biệt thự sang trọng, nhưng những ngôi nhà này đã nằm trong quy hoạch chung. Điều kiện vật chất chắc eo hẹp, đôi khi từng căn hộ ở mỗi chung cư không khỏi còn có tình trạng làm thêm một ít "chuồng cọp" để phơi phóng. Nhưng cả cái phần vẩy ra thêm mừng buồng này cũng phải tuân theo quy cách, cái lối cơi nới bừa bãi nhà nhô ra tám mươi phân,nhà nhô ra thước hai... là không được phép.

Thành phố lớn lên tất không tránh khỏi chuyện phá đi những căn nhà đã ọp ẹp lỗi thời để nhường chỗ cho các cao ốc (Trung Quốc thường gọi là các đại lâuhay đại hạ)hoặc làm đường giao thông mới xuyên qua cả khu dân cư cũ. Nhưng sau khi có sự đền bù sòng phẳng phân minh, gia đình nào bướng không đi liền cho xe đến ủi. Làm một vài lần không ai tính chuyện bài bây ăn vạ nữa!

Lạ một nỗi, khi kể lại chuyện này, những người dân thường TrungQuốc không hề tỏ ra nuối tiếc vì bi tước mất thứ “tự do tùy ýtùy tiện" kia. Ngược lại họ cảm thấy nhiều phần mãn nguyện vì nếp sống đã gây dựng được. Có vẻ như họ không chỉ nghĩ đến nhà riêng của họ mà đang nghĩ đến cả đất nước. Một tập quán tốt đẹp mà trước đám khách lạ phương xa chúng tôi, người TrungQuốc thường khoe ra một cách chính đáng là việc tự nguyện dùng hàng nội hóa. Ngoài đường xe chạy là xe TrungQuốc. Trong các tòa nhà cao tầng, tivi, tủ lạnh, bồn tắm, điều hòa nhiệt độ, đều là hàng TrungQuốc. Sau khi lưu ý chúng tôi như vậy, họ không quên lưu ý thêm: sở dĩ việc đó xảy ra xuôn xẻ, vì có các biện pháp hữu hiệu đi kèm. Giá một xe máy do TrungQuốc sản xuất đâu chỉ 6.000 NDT (khoảng chục triệu tiền Việt), mua tuần trước tuần sau có đăng ký hợp lệ để sử dụ nó ngay. Còn giá một xe Honda của Nhật là trên 20.000 NDT. Nhưng nhanh nhất thì nửa năm sau mới có được đăng ký để chính thức lưu thông trên đường. Và điều quan trọng hơn là hàng TrungQuốc tuy chưa đẹp nhưng bền. Chất lượng tương đương với đồng tiền. Vậy thì tội gì không dùng, tiện cho mình mà có lợi cho đất nước cho đồng bào mình, người ta gật gù tự nhận cáì lý do giản dị của việc đùng hàng nội là như vậy.

Tỉ mỉ, cụ thể, nhạy cảm trước những phản ứng tâm lý của con người bình thường,luật lệ ở Trung Quốc cứ thế được đặt ra và được tôn trọng, giữ nhịp cho cả một xã hội thay đổi.

Muôn màu muôn vẻ

Trong Chương trình ở thăm Thượng Hải, có tiết mục vào thăm DựViện. Chỉ có điều lạ là trên đường vào khu di tích cổ kính này, có một cái cổng mang tên Dự Viên thương trường, mà chúng tôi phải vượt qua, kế đó là cả một thế giới buôn bán sầm uất với năm bảy dãy phố cỡ như Hàng Ngang, Hàng Đào ở nước ta đến mức chúng tôi đã tưởng mình đi lạc. Tới lúc vào sân trong Dự Viên nghĩ lại về khu thương trường vừa qua, đôi lúc không thể tin là hai mảng sống trái ngược ấy lại ở ngay cạnh nhau, qua cái nọ mới tới được cái kia.

Chưa lạ bằng khi đến bến Tần Hoài ở Nam Kinh. Trên giấy tờ ghi là đi thăm miếu Phu Tử. Nhưng ngôi miếu này lại nằm giữa khu ăn chơi nổi tiếng của đất KimLăng xưa. Hai bên đường toàn nhà hai tầng loại cổ, các cột gỗ sơn son, cả nhà một màu son với những chiếc đèn lồng treo phơ phất ngoài sân. Người ta bảo nơi đây là lầu xanh cũ và người hướng dẫn du lịch không quên dặn dò chúng tôi rằng đừng nêntò mò dừng lại lâu trước những ngôi nhà treo đèn lồng ấy.

Trung Quốc là thế, những cái gì hết sức khác nhau ở bên cạnh nhau và hình như con người nơi đây thích ứng với tất cả Trung Quốc là hùng vĩ bao la mà cũng là kỹ càng tỉ mỉ. Là chùa Linh An, ngọn núi Phi Lai với những tượng Phật cao năm bảy mét, mà cũng là những cuốn từ điển chữ nhỏ li ti, người muốn học thường phải dùng tới kính hiển vi mới sử dụng được. Là xứ sở của văn chương, là quê hương của thơ Đường, mà cũng là có núi Vũ Đang, chùa ThiếuLâm với những môn phái võ nghệ bí truyền. Rất cực đoan trong làm chính trị, nhưng cũng rất phóng túng trong buôn bán. Những ai ở Sài Gòncũ hẳn nhớ Chợ Lớn với tư cách một trung tâm thương mại, nhưng nhìn ngoài, nhà cửa Chợ Lớn chỉ hai tầng xoàng xĩnh, không có những cao ốc nổi lên như bên quận ba, quận một. Vậy người TrungQuốc chỉ lo làm ăn, còn ở thế nào cũng được chăng? Không, ở Bắc Kinh, ở Thượng Hải, đang mọc lên những ngôi nhà 80 tầng, 100 tầng, người đứng dưới chân phải ngửa cổ nhìn lên mới thấy nóc.

Đây nữa, một ví dụ về tính muôn màu muôn vẻ của văn hóa TrungQuốc:

Nói tới những đặc sản của BắcKinh, người ra đã nói tới vịt quay. Nhưng với tôi, nơi đây còn dáng nhớ vì có món khoai nướng. Trên đường vào thăm Cố cung hoặc ngoài cống Thiên Đàn, chúng tôi gặp những xe thồ bán khoai. Cũng xe đạp thôi, nhưng lắp thêm một bánh sau để chở được cả một cái lò nướng cỡ lớn, loại thùng phuy 200 lít. Một thứ bếp di động giúp người ta chế biến khoai ngay trên đường. Do được nướng kỹ, vỏ khoai đôi chỗ đã cháy xém để rồi khô đanh lại, trong khi ruột càng vàng mịn, củ khoai bẻ ra còn tỏa hơi nóng nghi ngút ăn những củ khoai như thế người ta như được hưởng cái hương vị dân dã nơi đồng quê giữa lòng phố xá thanh sạch. Cũng là chuộng lạ, nêntrước khi vào thăm Cố cung tôi đã mua mấy củ khoai nướng ấy ăn chơi, và chỉ nhìn quần áo lem luốc bằng con mắt dửng dưng. Nhưng sau khi đã vào thăm Cố cung - một Cố cung mênh mông, lầu son gác tía huy hoàng, một Cố cung theo lời kể của người hướng dẫn du lịch, là đã được đựng tạo nên khiến cho các viên quan từ xa vào chầu phát ngợp phát sợ trước uy quyền của Hoàng đế, chúng tôi tự nhiên nhớ lại vị khoai nóng và khuôn mặt lấm lem kia với một tình cảm kỳ lạ. Có thề nói rằng nhờ có vị khoai ấy, nềnvăn hóa Trung Quốc vốn rết đồ sộ, đến với tâm trí tôi, vẫn là một cái gì cân bằng, và tôi biết rằng, dù đi đến đâu trên đất nước Trung Hoa, chúng tôi cũng tìm được sự bình tâm tương tự.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý sự Trung Hoa

    12/01/2015Chu HảoMỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc đứng ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng, mỗi năm đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người tầm thường thì luôn bị cuộc đời cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sỹ thường lại hay xa rời cuộc sống của nhân quần, không hòa nhập được vào đời thường. Duy chỉ những người rất có văn hóa mới vừa luôn luôn hòa nhập với đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật vào bất cứ lúc nào để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời; điều ấy nói thì dễ chứ làm thì khó lắm thay!...
  • Mười “Hiện đại hóa” của sinh viên đại học Trung Quốc

    27/03/2014Dương Quốc Anh dịch theo tạp chí “Cách ngôn”Dưới làn gió xuân cải cách “sản nghiệp hóa giáo dục”, hưởng ứng lời hiệu triệu vĩ đại “mở rộng chiêu sinh”, từ năm 1999 đến nay trường mở rộng chiêu sinh, thu được thành tích nổi bật, trở thành điển hình của các trường đại học, cao đẳng trong toàn thành phố, chuyển lỗ thành lãi, sản xuất có quy mô. Bây giờ, tôi có thể kiêu hãnh mà tuyên bố trường tôi đã dần dần thực hiện “mười cái hiện đại hóa”...
  • Trình độ tu dưỡng khoa học của người Trung Quốc

    15/11/2006Dương Phương AnhTheo giải thích của Tổ trưởng Tổ điều tra tu dưỡng khoa học công chúng Trung Quốc thì trên quốc tế đã khái quát tu dưỡng khoa học làm ba bộ phận tổ thành: đạt được trình độ hiểu biết cơ bản lề trí thức khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản về quá trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản rằng khoa học kỹ thuật đã có ảnh hưởng đối với cá nhân và con người như thế nào.
  • Tôn Trung Sơn – Nhà cách mạng, nhà triết học

    16/03/2006Nguyễn Băng TườngTôn Trung Sơn nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc...
  • Bài học từ thuyết Trung dung

    12/01/2006Ngô Minh QuânThuyết Trung dung (trung là không ngả về một thái cực nào, dung là dung hòa, thích hợp với hoàn cảnh) là một trong những triết lý sống của người Á Đông. Thuyết Trung dung không chỉ có giá trị trong cuộc sống nói chung mà cả trong kinh doanh.
  • 10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc

    25/10/2005Trần Hải HàCó rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Bài viết này cung cấp các bí quyết để hòa nhập và phát triển tại thị trường Trung Quốc
  • Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc

    17/08/2005Người Hoa nắm giữ phần lớn tài sản của một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia, Philippines, Thái Lan. Người Hoa đang nắm giữ một lượng ngoại tệ bằng cả Nhật và Đức cộng lại. Người Hoa lại có thể kinh doanh trên toàn cầu một cách linh hoạt và hầu như không tuân theo các nguyên tắc giao dịch làm ăn thông thường trong thế giới phương Tây...
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • xem toàn bộ