Đối thoại giữa Lịch sử và Tương lai

07:56 CH @ Chủ Nhật - 24 Tháng Sáu, 2018

Lịch sử và Tương lai vốn không mâu thuẫn gì, nhưng có những quan điểm khác... cuộc trò chuyện này đi đến sự hợp nhất về chiều hướng thời gian của sự phát triển...

.
. Lịch Sử: - Ta đã từ lâu lắm rồi, từ khi nhân loại biết đếm, tạm tính có tuổi hàng vạn năm.... Vì thế ta biết rất nhiều chuyện cùng những sự kiện... ở mọi nơi mọi lúc hễ con người để lại mọi dấu vết của mình! Sinh tồn qua hàng triệu năm là đặc tính chung của muôn loài, nhưng ta không tầm thường chỉ là quá khứ, mà là đặc tính của nhân loại, rằng : nếu không tỏ được sự thật về những điều đã qua ắt sẽ tự rơi vào sự bi kịch mà muôn loài không từng bị có.
.
. Tương Lai: - Ngày mai' là chuyện xảy ra thường xuyên với muôn loài tồn tại sinh diệt cùng sự quay đều của Trái đất quanh Mặt Trời, điều đó không sinh ra ta, sự tầm thường tự nhiên như thế không phải là ta, mà chính vận mệnh của nhân loại sau này thế nào, và ai là người như họ có thể trở thành một cách xứng đáng sau cả quá trình sống , để lại những gì mà có thể tiếp tục phát triển, đó mới chính là ta.

. Lịch Sử: - Sự tự giới thiệu của ta nói lên ý nghĩa với cuộc sống sau này với nhân loại, dù có vẻ như ta càng lùi xa với thời gian sống bây giời của họ, vậy anh có ý nghĩa gì với hiện tại của họ ? Ta nghĩ không cần nghĩ nhiều đến anh, con người tự nhiên như nhiên sẽ đỡ gặp thêm rắc rối.

. Tương Lai: - Có thể nói ta có ý nghĩa với nhân loại hơn ông tưởng. Khi nhiều người không cần biết ông nhưng luôn cần hướng đến ta , dù họ mạnh hay yếu họ đều phải điều chỉnh hiện tại của mình vì hành trình sống tiếp. Ta thừa nhận khá mỏi mệt khi nhân loại phải gánh ông ngày càng thêm nặng.
. Lịch Sử: - Ta chính là 'túi khôn' cơ bản nhất, dày dặn nhất của nhân loại khi họ chưa có máy tính , chưa sinh ra những dạng thức phức tạp của kinh tế, xã hội...như ngày nay, mà chưa chắc rồi sẽ làm được những điều vĩ đại như xưa :có thể xây kim tự tháp, vạn lý trường thành.... nhiều khi hôm nay khi muốn có tàu sân bay, lên vũ trụ... xây các tổ hợp ... họ đều phải lục tìm mọi thứ ta đã cất giữ, họ luôn cần suy tư về ta để phản tỉnh, thay vì đi đến anh một cách ngạo mạn.

. Tương Lai: - Dù thế, tinh thần 'làm mới, thêm mới' chính là động lực mạnh nhất, cao nhất của nhân loại khi họ muốn trường tồn chất lượng hơn , trong đó khuynh hướng cơ bản phải là bỏ cái cũ, không tiếc nuối! Ông thấy dung sướng khi họ lục 'túi khôn' của anh dùng, nhưng không hình dung được hạnh phúc khi ra khỏi cái hũ nút 'ngày xưa' mà vẫn đạt được thành tựu chưa từng. Cảm giác đó luôn giành cho họ ở nơi đến ta.
. Lịch Sử: - Ta đã từng là 'tất cả' những gì nhân loại có theo mọi nhẽ, thử hỏi trong anh chứa đựng gì? Khi ta đã từng ghi nhận: cứ mỗi chặng đường sau này nhân loại như phải tìm lại thứ vốn có mà đánh mất đi , như : thiên nhiên, nhân văn, nghệ thuật... dường như không thể kiếm tìm lại ?! Ôi! Những thời đại tuyệt vời nhất của nhân loại tuy ta luôn còn nhớ nhưng thực đã là dĩ vãng với các thế hệ sau này!

. Tương Lai: - Đâu còn đó, ông 'giàu có' thế sao phải quá lo?! Những gì thuộc về ông cũng chẳng mất khi vẫn còn giá trị cho nhân loại , họ sẽ mang đến tôi thôi! Ông cũng không nên thở than về những thứ mà người ta khi nghĩ đến, nhắc lại liên tưởng đến buồn thương, ảm đảm, mất mát.... Đừng đòi hỏi phải bảo tồn những thứ mà Đạo khuyên 'buông bỏ' . Ông gắn nhân loại vào quá nhiều vòng kim cô 'sở hữu' !!! Trong khi đến tôi mọi người thực ra không nặng về quan niệm đó lắm.

. Lịch Sử: - Có câu 'đi hỏi già' nên ta chính là 'nhà tư vấn vĩ đại' . Ta thấy lo buồn khi ta không được đi vào các chương trình giảng dạy và xuất bản một cách rộng rãi và thích đáng! Các nhà quản lý xã hội sẽ mắc sai lầm khi xa rời ta, các công dân bớt yêu đất nước của họ khi không có ta trong hiểu biết của họ.... Ngay cả tư duy đổi mới mà anh cho ra rất cần sẽ mất gốc khi không có ta chỉ dẫn...

. Tương Lai: - Ông lại trăn trở quá trong những 'nếp nhăn' chằng chịt của mình ! Những nếp nhăn trong vỏ não của con người mà Tạo Hoá xây nên vĩ đại hơn nhiều những 'nếp nhăn' năm tháng của ông ! Trong não những gì ít cần đến, ít quan trọng sẽ mờ đi và bị xoá bỏ tự nhiên thôi ! Bản thân mỗi người để sống tiếp thì họ biết rằng không nên bằng sự tiếc nuối những gì đã qua dù thế nào ! Sang tạo, kiến lập là khuynh hướng khẳng định sự sinh tồn đỉnh cao!

. Lịch Sử: - Ta cũng thấu thế nào là quy luật 'phủ định của phủ định' nhưng ta luôn nỗi niềm cho các thế hệ nhân loại mà tương tư thế. Ta nhắc anh : nếu anh là mũi tên bắn về trước có xa có thẳng không, thì ta là sức mạnh và căng của dây cung do kéo được hết cỡ về phía sau!

.Tương Lai: - Vâng, ông ví von thú vị đấy ! Chả trách người ta nói 'ông là kho chứa những ví dụ' ! Nhưng đó là cách và vấn đề của người sử dụng bộ cung tên . Tôi không tự nhận tranh trách nhiệm với họ ! Tôi thực không thích mình bị so với mũi tên : vừa vô tri vừa như huỷ hoại ! Tôi là đích đến thành đạt, nhưng tất cả mọi người phải tự định nghĩa, định vị đó là gì, rồi phải trút bớt quá khứ, thậm chí 'lột xác' ! Ông ạ, tôi đồng ý rằng Lịch Sử rất quan trọng , nhưng nhân loại tuyệt vời hơn khi bỏ được nhiều chuyện trong quá khứ! Đạo khuyên : làm được điều tốt cho ai cũng nên quên đi cơ mà, nữa là..... sau này là ai quan trọng hơn trước kia là gì! Sau này cuộc sống phát triển thì 'ngày xưa' đã thế nào khỏi càn nhớ ! Quả đạn tên lửa tiếp nhận được liên tục thông tin về lệnh mới để đến mục tiêu nhờ biết quên đi những gì trước đó!

. Lịch Sử: - Anh trẻ người non dạ nên hãnh tiến, cũng có lẽ tất yếu ! Va vấp sẽ ít đi khi biết tôn trọng ta mà mang theo những tổng kết càng nhiều càng tốt! Nhưng thôi....ta và anh như ngược chiều thời gian, mà thực ra ta cần mẫn gom góp những gì nhân loại trên đường đến anh họ đã trải, đã để lại... Ta biết anh muốn nhẹ lòng nhẹ gánh về mọi chuyện đã qua!

. Tương Lai: - Vì ông hay kể về quá khứ , tôi xin nhắc ông về Singapore vốn nhỏ bé, thuộc địa và không có gì,? nhưng sau này đã thành mở mang thành quốc gia hạng nhất với triết lý : từng công dân là từng thực thể khiến Thế giới đón nhận và thừa nhận. Trong khi có quốc gia vốn có bao nhiêu điều tốt hàng ngàn năm xưa cũ mà càng tụt hậu! Vì thế tôi trân trọng quan điểm của ông nếu thay đổi.

. Lịch Sử: - Ta hiểu ý anh! Nhưng các quốc gia không phát triển chính là không nhận ra bài học thực chất và quý hoá từ ta mà thôi! Nên ta có lời khuyên : giá trị quý nhất từ ta là nhân loại biết rút kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm, biết tiếp tục những căn cốt muôn đời!
Singapore là một đảo quốc thương mại tấp nập tại Đông Nam Á, trở thành quốc độc lập , tách ra khỏi Liên bang Malaysia từ năm 1965
.

Tương Lai: - Vâng ! Đừng nhâm nhi quá khứ dù đẹp, đừng dằn vặt quá khứ vì xấu. Ông cho thấy những nhân-quả ! Còn tôi cho tất cả hy vọng 'có thể' dù vốn đã thế nào ! Xin bắt tay thân ái với ông ! Tôi không coi ông là cha mẹ tôi nhưng là tiền bối của tôi !!!

Lịch Sử: - Nào, cho ta ôm hôn anh ! Hãy lên đường đầy năng lượng và tự tin ! Tôi không hề là sự sản sinh nên anh không phải con tôi, nhưng điều tôi tự hào nhất chính là anh 'sau này phương trưởng' !!!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đối thoại

    12/03/2019Lê ĐạtVới đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức...
  • Thư gửi một nhà báo tương lai

    24/06/2018Lê HoàngXã hội không phải thiếu các “nhà”. Nào nhà văn, nhà thơ, nhà tạo mẫu, nhà triết học và nhà thầu. Nhưng nhà báo vẫn có một giá trị riêng...
  • Đối thoại giả tưởng giữa hai tổng thống mới và cũ của nước Mỹ

    19/01/2017Nguyễn Tất ThịnhNửa đêm qua nước Mĩ chuyển giao thành công cho nhiệm kỳ Tổng Thống mới! Tôi theo dõi, có cảm hứng viết bài ' đối thoại' này, chỉ là cách tôi cảm nhận và phản ánh khẩu khí, tâm trạng, ý khí của Tổng Thống cũ và mới. Ngoài ra cũng muốn mô tả văn hoá chính khách đẳng cấp...
  • Vài ý nghĩ về Thế giới tương lai

    06/09/2015Nguyễn Tất ThịnhCông việc của tôi thường nghiên cứu giảng dạy về quản lý Nhà nước, nhiều khi tham gia bàn ‘việc vĩ mô’ ….Cũng có những trao đổi với các đồng nghiệp hay các nhà quản lý về thực trạng và viễn cảnh Thế giới….Tôi viết lại suy nghĩ của mình, nhẹ nhàng theo phương châm : tư duy tự do về điều lớn để làm bình thường tốt những điều nhỏ…
  • Quốc khánh: Đối thoại về Độc lập - Tự do

    30/08/2015Phạm Mạnh Hùng (thực hiện)Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi mời ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại về chủ đề: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đây là tiêu ngữ thiêng liêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dưới Quốc hiệu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), từ khi lập nước đến nay...
  • Hãy giữ tổ chim vì tương lai của giọng hót

    27/01/2015Dương Đình TườngNhững ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt có thể sẽ gây ra những cuộc tranh luận nhưng không thể phủ nhận người sáng lập InvestConsult Group trăn trở rất nhiều cho nông thôn Việt....
  • Sống cho thế hệ tương lai

    27/06/2014Vương Trí NhànNhất cử nhất động của chúng ta đều gây tác động tới tương lai. Và thế hệ trẻ là cái chuẩn bất cứ ai cũng phải tính tới khi giải thích đánh giá hành vi của chính mình...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Đối thoại với tương lai

    09/04/2010Một cuốn sách có khả năng truyền cảm hứng sống mạnh mẽ cho mọi người, đặc biệt là cảm hứng kiến tạo tương lai, làm nảy sinh ở họ những ý tưởng mới, những khao khát trí tuệ, mới thực sự là cuốn sách cần thiết. Đối thoại với tương lai chính là cuốn sách quan trọng ấy...
  • xem toàn bộ