Vài ý nghĩ về Thế giới tương lai
Công việc của tôi thường nghiên cứu giảng dạy về quản lý Nhà nước, nhiều khi tham gia bàn ‘việc vĩ mô’ ….Cũng có những trao đổi với các đồng nghiệp hay các nhà quản lý về thực trạng và viễn cảnh Thế giới….Tôi viết lại suy nghĩ của mình, nhẹ nhàng theo phương châm : tư duy tự do về điều lớn để làm bình thường tốt những điều nhỏ…
1. Có thể nhìn thấy trong tương lai gần, Thế giới đang đi vào giai đoạn cạn kiệt tài nguyên cơ bản ( khai thác tận cùng mọi trữ lượng Trái đất, vượt khả năng tái tạo của thiên nhiên ), khủng hoảng thiếu nước sạch và suy thoái môi trường, mất đất nông nghiệp trên quy mô rất lớn. Mâu thuẫn giữa các quốc gia càng nhiều, phức tạp, dễ lây lan nhanh, ghê gớm hơn bất cứ bệnh dịch y tế nào. Làm tăng lên những làn sóng di dân từ những vùng nghèo nàn và bị quản trị tồi, ngày càng trên diện rộng, gia tăng theo bất ổn Toàn Cầu – không một Quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc, hoặc một mình đủ khả năng giải quyết.
2. Sự theo đuổi vị kỷ trong suốt lịch sử Nhân loại cho đến hiện tại, của mỗi Quốc gia chính là nguyên ‘Nhân’ của muôn hệ ‘Quả’ xấu đã và đang thấy. Ngay cả các Tôn Giáo thiếu tác dụng hòa giải, làm xoa dịu, dường như lại thêm lý do để Chúng sinh bấu víu vào đó mà cực đoan hơn (?!). Nếu quan điểm chính trị Quốc gia và phương thức quản trị Toàn Cầu tiếp tục theo lối đi xưa, mô hình cũ… chỉ mắc thêm vấn nạn, và rơi vào lời ‘tự nguyền định mệnh’ của Nhân Loại 'chiến tranh như là cách cuối cùng giải quyết những trạng thái tranh chấp này nhưng lại tạo nên chuỗi xung đột mới khác...)
3. Mặt khác, Thế giới sắp tới là thời kỳ ( vì tính sống còn ) : phải đột phá và toàn diện về công nghệ mới, cơ bản, sẽ thay thế toàn bộ công nghệ dạng thức hiện nay theo 5 đặc điểm : ‘xanh sạch, tiết kiệm, mô đun, tích hợp, tái tạo’ ... Trong đó, ‘WIN’ ( to đùng, viết Hoa ) : sẽ thuộc về các Nước có trình độ kỹ thuật hàng đầu. Các mô hình kinh tế, tài chính, thương mại càng mang tính chất Quốc tế : ‘luật chơi và trật tự’ chung được thiết lập và kết hợp bởi: sức mạnh Quốc gia có năng lực ảnh hưởng ( tiêu chuẩn hóa ) + Những tập đoàn ( thị trường hóa ) đa biên giới + những tổ chức Quốc tế mang năng lực tham vấn ( chuyên nghiệp hóa ).Còn ‘win’ ( nhỏ bé, chữ thường ) sẽ thuộc về cuộc tranh chấp ở ‘đẳng thấp’ với toàn bộ các Quốc gia còn lại – bị chi phối và tự bao vây.
4. Thế giới hiện nay, khi vẫn bỏ núi tiền ngân sách ( từ thuế ) để chạy đua vũ trang tham tàn..theo đuổi các cuộc chiến ảo hoặc cuồng vọng tham sân si ‘địa – chính trị’ … mà bị mất nguồn lực và không thể hợp tác được…mà bỏ quên mở mang những hoang mạc, lại thêm hủy hoại các vùng đất vốn trù phú , không phục hồi những tổn thất, đứt vỡ thiên nhiên và tiềm năng của Trái Đất…thì ‘ngày tận số’ chung của Nhân loại nhanh hơn bất cứ nguy cơ gọi là có ‘thiên thể lạ nào đâm vào Trái Đất’.
…
5. Tương lai, tư duy chính trị của mỗi Quốc gia khi giải quyết những vấn đề đối ngoại với nhau cần từ bỏ hẳn quan điểm ‘địa chính trị’ xưa cũ ( tạo sự cạnh tranh hoặc gây chiến tranh lạnh, phân hóa Thế giới – phi kinh tế, phản nhân văn, hoại quy luật ). Phải hợp tácđầu tư tạo văn minh chung ( quản trị cộng đồng, kinh tế, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường.. ) cho từng vùng, và tại chỗ ! Khi từng điểm trên Thế giới phồn vinh tiến bộ thì Toàn Cầu được hưởng lợi.
6. Trong tương lai, thay vì chính trị Quốc gia vị kỷ’ là nền chính trị Thế giới cần phải thiết lập được năng lực chung giải bài toán bài toán Toàn Cầu : bằng cách - khuếch đại mô hình Quốc hội 'thượng viện + hạ viện' ( với cốt yếu Hiến pháp chung : theo Ba Điều cốt lõi nêu lên ở mục 7 bài viết này ) ra quy mô toàn thể ( thông số đầu vào và đầu ra của các quyếtđịnh chính trị phải : tạo cân bằng, không xung đột, giảm mâu thuẫngiữa các quốc gia, đồng thời huy độngsử dụng được những năng lực chung để thực thi các chính sách ( khai phát / quy hoạch / hỗ trợ ) cho từng vùng và tại chỗ… cho bất cứ Cộng đồng nào trên Thế giới.
7. Thừa nhận tính đa dạng phổ biến trong Thế giới này, đảm bảo có mọi chỗ cho các Cộng đồng và Cá nhân với Ba Điều ( như cốt lõi Hiến Pháp Toàn Cầu ) : ‘được tồn tại tất yếu khi là quy luật, được có cơ hội khi là chính đáng, được ưu tiên khi tạo tiến bộ chung’ ! Theo đó : sự công bằng ( chuẩn mực phổ biến xử sự của xã hội văn minh ) ‘thâm nhập / chỉ hướng’ xuyên suốt hành trình sống của mọi cá nhân, tổ chức . Còn những nấc thang bình đẳng ( vị thế xứng đáng của cá nhân với thừa nhận của xã hội phát triển ) là do công quả từng người làm nên. Luật Pháp phải mang một tinh thần cơ bản : ‘Ai – cũng ( được là / cần phải / quy về / xét đúng / xử chuẩn ) với người đó! Định vị mọi điều ( nhân quả ) của từng người vào thực ( hành vi, quá trình, tham gia … ) của chính họ . Xoá bỏ về pháp lý tất cả những khái niệm dễ bị ( thiên lệch / cực đoan / kỳ thị / chia rẽ / lạm dụng ) – ví dụ : ( yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội / giai cấp lãnh đạo / Nhà nước vô sản / phân biệt chủng tộc / doanh nghiệp chủ đạo / chính sách bảo hộ / ‘quýt làm cam chịu’ / lợi ích cường quốc… )
8. Thế giới sẽ phải thực lòng hợp tâm sức cùng giải quyết vấn nạn khác của mọi Xã hội – là nhổ bỏ các tổ chức, hoặc cá nhân tội phạm. Thực ra chúng được tạo ra bởi sự thất bại của Quản lý Nhà nước ( chính trị hủ bại, phản động, tham nhũng… ), cùng với thất bại của thị trường ( vị kỷ, cạnh tranh, hiệu ứng tiêu cực ngoại biên… ), cộng với thất bại thể chế Quốc tế và liên minh giữa các Nước. Chúng có thể là cục ung thư, tệ hơn thành ‘quốc gia’ kiểu như IS ! Khốn thay có những Chính phủ liên minh với nó, khổ thay có những Cộng đồng buộc chấp nhận nó ! Cho nên Luật pháp của các Nước cần có chung một điều luật chống tội phạm, đồng thời là quyền Công tố Toàn Cầu về ’truy tố, bắt giữ, xét xử’ với các tội phạm dù chúng ở bất cứ đâu ( ví như Tây Ban Nha có thể phát lệnh bắt giữ và truy tố trên phạm vi Toàn Cầu một tội phạm là chính khách cao nhất của Nước khác ). Ngăn chặn trước và liên tục bằng năm nguyên tắc : ( Tuân thủ / Minh bạch / Giải trình / Hợp tác / Cam kết ) với Trách nhiệm Xã hội, thành chuẩn ứng xử tất yếu với bất cứ cá nhân nào trên tuổi ‘Vị Thành niên’ … ( đi vào giáo dục từ bé đến suốt sau này họ là gì…).
Mỗi Nước , rộng hơn là Thế giới đã quá mỏi mệt với những ‘cuộc cách mạng’ – dù được gọi là gì ! Luận thuyết ‘cách mạng’ – ( với bản chất chính là đánh đổ một phương thức quản trị cũ bằng phương thức mới phát trong nó những mâu thuẫn cũ của Nhân Loại ở trình độ cao hơn ) nên chấm dứt ‘thời quay lại của nó’ ! Thay vào là Thể chế quản trị ( nếu chưa được Toàn Cầu ) thì cần hiện hữu ở từng Quốc gia những điều : từ 5 đến 8 nêu trong bài viết này ! Hơn nữa, tương lai Liên Hợp Quốc cần trở thành một Nhà Nước Toàn Cầu ( để dần bỏ từ khái niệm : Quốc gia của mỗi Nước )/ Thật ra tương lai Thế giới đã được nhận thức và đang có những bước hợp tác : hướng tới thiết lập Thể chế Toàn Cầu để hành động.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn