Người nữ cộng sản và sự “đúng đắn đến ngạc nhiên”
Khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân làm cho Liên Xô sụp đổ cũng như bản chất chế độ xã hội đã từng diễn ra tại Liên Xô cũ, chúng tôi bắt gặp sự tương đồng giữa quan điểm hiện nay của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga Ziaganov với lãnh tụ thứ 3 của Quốc tế cộng sản sau Marx và Engels - nữ cộng sản Rosa Luxemburg. Cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô, nay là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga Ziaganov đã nói: "Nguyên nhân cơ bản khiến Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ là sự lũng đoạn đối với tài sản, quyền lực và chân lý". Còn năm 1918, Rosa Luxemburg đã viết thư tay cho Lênin, trong đó có đoạn: "Cái Đảng độc tài và cái Nhà nước độc tài mà anh dựng lên, anh bảo rằng nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân; nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của CNXH. Đó là tôn trọng tự do và dân chủ".
Ai là người có thể có những quan điểm "trùng khớp" quan điểm của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Nga Zigananov về vận mệnh và bản chất của nhà nước Liên Xô trước 90 năm như vậy? chungta.com xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo bài viết tóm tắt về người nữ lãnh tụ thứ 3 của Quốc tế cộng sản...
Chiến sĩ - nhà lãnh đạo cộng sản nữ Rosa Luxemburg của nước Đức luôn cho rằng bản chất của xã hội Xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị - kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết....
Người phụ nữ "giác ngộ" sớm
Rosa Luxemburg sinh ngày 5/3/1871 trong một gia đình gốc Do Thái tại một thị trấn nhỏ vùng biên giới của nước Ba Lan thuộc Nga.
Rosa Luxemburg - cùng với Karl Liebknecht - là những nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào công nhân Đức vào đầu thế kỷ trước. Hai người cùng bị bọn phản động sát hại ngày 15/01/1919 trong một cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân Đức ở Berlin mà họ tham gia.
Rosa Luxemburg là con út trong số 5 anh chị em nhưng lại là người thông minh nhất, 5 tuổi đã biết làm thơ, lớn lên có biệt tài viết lách và diễn thuyết. Năm 1872, gia đình dọn về thủ đô Warsaw.
Năm 1887, Luxemburg tốt nghiệp trung học, mới 16 tuổi bà đã trở thành thành viên đảng của giai cấp vô sản. Năm sau, đảng này bị đàn áp, nhiều đảng viên bị bắt, Luxemburg phải trốn đi nơi khác.
Năm 1889, bà đến Thụy Sĩ và năm sau vào học trường đại học Zurich (Thụy Sĩ). Ngoài các môn học chính ra, bà say mê đọc sách của Marx và Engels, qua đó tự giác tiếp thu chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 7/1893, khi đang còn là sinh viên, bà cùng Leo Jogiches sáng lập tạp chí “Sự nghiệp công nhân” và tháng 3 năm sau hai người lại đồng sáng lập đảng Xã hội dân chủ vương quốc Ba Lan (SDKP). Tháng 5/1897, bà nhận học vị tiến sĩ luật ĐH Zurich.
Hôm 15/01.2009, những người cộng sản trên thế giới đã kỷ niệm 90 nămngày hy sinh oanh liệt của Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht. TạiBerlin, hàng chục nghìn người Đức đã tới dự một cuộc mít tinh lớn trướcđài tưởng niệm hai vị anh hùng ở quận Friedrichsfelde. Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht (Ảnh: uncp.edu) Dựcuộc mít tinh năm nay có nhiều nhân vật đặc biệt như ông Lothar Bisky,chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ (PDS, hậu thân của Đảng Xã hộiChủ nghĩa thống nhất Đức tại CHDC Đức); ông Grego Gysy - nguyên chủtịch và hiện là Trưởng đoàn Nghị sĩ Quốc hội liên bang của đảng PDS;ông Egon Grenz - nguyên chủ tịch nước CHDC Đức, nguyên Tổng bí thư ĐảngXHCN thống nhất Đức; ông Hans Modrow - nguyên Chủ tịch Hội đồng bộtrưởng cuối cùng của CHDC Đức ... Đặc biệt hơn cả là sự có mặtlần đầu tiên của một nhà chính trị cao cấp đến từ phía Tây nước Đức -ông Lafontaine nghị sĩ Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức, cựu Chủ tịchĐảng Xã hội dân chủ Đức (SPD, đảng cầm quyền CHLB Đức dưới thời Thủtướng Gerhard Schroder). Đọc diễn từ tại cuộc mít tinh, ông Gysy nhấn mạnh: “Luxemburg vàLiebknecht là hai người mà cả nuớc Đức có quyền tự hào, kể cả nhữngngười không cùng chính kiến và quan điểm chính trị với họ. Hainhân vật đảng viên cộng sản Đức này đã cống hiến phần lớn cuộc đời vàcả tính mạng của mình cho cuộc đấu tranh vì dân chủ xã hội. Họ sống mãivới phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới”. ÔngLafontaine đã nhiệt tình phát biểu ca ngợi “Rosa Luxemburg và KarlLiebknecht là hai tấm gương vĩ đại trong phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân. Họ đã hy sinh thân mình vì hoà bình, tự do và công bằngxã hội". |
Hồi ấy đảng Xã hội dân chủ Đức đã rất lớn mạnh, là đảng có ảnh hưởng nhất trong Quốc tế II. Luxemburg thường xuyên viết bài cho tạp chí “Thời đại mới” của đảng này.
Do không thể trở về Ba Lan, bà quyết định tham gia hoạt động cách mạng tại Đức. Muốn thế cần phải vào quốc tịch Đức. Để đạt được mục đích đó, bà đã có cuộc hôn nhân giả với một người Đức.
Năm 1898 bà dọn đến Berlin định cư. Thực ra ngay từ ngày vào học đại học bà đã yêu bạn học và đồng chí của mình là Leo Jogiches, nhưng bây giờ hai người chỉ có dịp gặp nhau ngắn ngủi mỗi khi Jogiches bí mật đến Berlin.
Năm 1905, bão táp cách mạng từ Nga tràn đến Ba Lan, Luxemburg và Jogiches trở về Ba Lan dưới vỏ bọc nhà báo Đức để tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng Ba Lan. Chẳng bao lâu sau đó, chính quyền phản động phát hiện họ và bắt giam hai người.
Đảng XHDC Ba Lan và Đức ra sức giải cứu, cuối cùng Luxemburg được ra tù, riêng Jogiches bị kết án 8 năm khổ sai nhưng trên đường giải đi Siberia, ông trốn thoát về Berlin. Tổng cộng trong quãng đời ngắn ngủi của mình Luxemburg bị bắt cả thảy 9 lần.
Năm 1918, trong cuộc cách mạng tháng 11 Đức, hai người được giải thoát, họ liền cùng Liebnecht triệu tập đại hội thành lập đảng Cộng sản Đức. Nhưng chỉ nửa tháng sau kỳ đại hội đó, Rosa Luxemburg và Karl Liebnecht lại bị bắt và bị bọn phản động giết ngay cùng ngày. Hai tháng sau, đến lượt Leo Jogiches cũng chịu số phận tương tự.
Mãi mãi là con chim ưng của cách mạng
Trước đây phong trào công nhân quốc tế đánh giá Rosa Luxemburg theo cách nhìn của đảng Cộng sản Liên Xô do Stalin lãnh đạo, do đó có không ít quan điểm thiếu khách quan và thiếu toàn diện.
Qua những sách viết về bà do Liên Xô xuất bản, người ta chỉ biết Luxemburg là một chiến sĩ cách mạng hăng hái dũng cảm nhưng lại phạm “sai lầm”. Thực ra bà có những cống hiến rất quan trọng về mặt lý luận chủ nghĩa Mác, chỉ có điều do một số quan điểm của bà không hợp với Đảng Cộng sản Bôn-xê-vích Nga mà bị quy chụp là “sai lầm”.
Hơn chục năm sau khi Liên Xô tan rã, nhất là sau khi các hồ sơ mật của Quốc tế Cộng sản được công khai ở Nga, người ta mới có điều kiện tìm hiểu các cống hiến của Rosa Luxemburg với tư cách nhà triết học, nhà lý luận chủ nghĩa Mác.
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, bà đã đưa ra những quan điểm, phán đoán được thực tế chứng minh là sắc bén và đúng đắn tới mức làm mọi người ngày nay đều ngạc nhiên.
Sinh thời, Luxemburg viết khá nhiều sách và bài báo có tính lý luận, trong đó gây tranh luận nhiều nhất là hai tác phẩm “Vấn đề tổ chức của Đảng Xã hội Dân chủ Nga” (1904) và “Bàn về cách mạng Nga” (1918), ngoài ra còn cuốn “Bàn về tích lũy tư bản” (1913) cũng nhận được nhiều ý kiến phê phán.
“Vấn đề tổ chức của đảng Xã hội Dân chủ Nga” được viết sau khi Rosa Luxemburg đọc bài “Một bước tiến, hai bước lùi (Nguy cơ nội bộ đảng ta)” của Lê Nin.
Trong bài này, bà mạnh dạn phê phán quan điểm sợ giới trí thức có ảnh hưởng nguy hiểm tới phong trào vô sản và phê phán cách tiến hành “chế độ dân chủ tập trung tàn nhẫn” là “chủ nghĩa tập trung cực đoan”, kết quả “Ủy ban trung ương trở thành hạt nhân tích cực thật sự, còn tất cả các tổ chức khác chẳng qua chỉ là công cụ chấp hành của trung ương mà thôi.”
Rosa Luxemburg cho rằng cách mạng không phải do một tổ chức hoặc một cá nhân nào làm ra, không phải dựa vào một nghị quyết của chính đảng nào mà có; cách mạng nổ ra một cách tự động, dưới những điều kiện lịch sử nhất định.
Ở đây không phải là tổ chức đi trước hành động mà hành động đi trước tổ chức, “sức ép bức thiết của hành động” đó phát sinh từ các tầng lớp dưới của xã hội.
Chuyên chính vô sản là “chuyên chính của giai cấp chứ không phải làchuyên chính của một đảng hoặc một tập đoàn. Đó là chuyên chính thựchành dân chủ không hạn chế ... tiến hành công khai với mức độ tối đa,được quần chúng nhân dân tham gia một cách tích cực nhất và không bịngăn trở.” |
Bà vạch rõ: trước hết phải có “tình thế cách mạng” – đây là điều kiện tất yếu, phải nghiêm chỉnh xem xét tâm trạng quần chúng. Do tình hình khách quan của Đức hồi ấy khác với ở Nga nên bà và Liebnecht không có ý định dùng hình thức vũ trang cướp chính quyền.
Tuy thế Rosa Luxemburg không phủ nhận bạo lực, ngược lại bà nghiêm khắc phê phán những kẻ cơ hội đánh đồng bạo lực với cách mạng. Bà cho rằng bạo lực có tính giai cấp, cần cảnh giác với tính che giấu và lừa dối trong bạo lực hợp pháp của chính quyền phản động.
Bà nói: phủ định bạo lực cách mạng một cách vô điều kiện, coi chính trị nghị viện, chính trị hiến pháp là lối thoát duy nhất cho giai cấp bị áp bức là những quan điểm không tưởng, phản động. Không tồn tại một phương thức hợp lý tuyệt đối dự kiến từ trước, bất cứ phương thức nào cũng tùy cơ biến hóa, có thể lựa chọn.
Quần chúng nhân dân có bạo lực tiềm ẩn đủ để làm vũ khí tự vệ hoặc tấn công. Phát huy tác dụng của bạo lực đó thì mới có thể biến đổi được điều kiện đấu tranh chính trị, kể cả điều kiện nghị viện.
Chính là với ý nghĩa đó bà cho rằng cải lương là sản phẩm của cách mạng, còn cách mạng thì ra đời từ tính tất nhiên lịch sử tàn khốc chứ không phải từ sự lựa chọn hành động bạo lực hoặc không. Bà là người kiên quyết đấu tranh chống lại quan điểm xét lại chủ nghĩa Marx của E. Berntein.
Rosa Luxemburg từng nhiều lần vạch rõ bạo lực là phương pháp cuối cùng của cách mạng. “Trong điều kiện ngày nay, bạo lực là con dao hai lưỡi rất khó sử dụng” – bà nói.
Năm 1918, khi đang ở trong tù, bà viết bài “Bàn về cách mạng Nga”. Bản thảo chưa hoàn tất này đưa ra những ý kiến mạnh mẽ phê bình đảng Cộng sản Bôn-xê-vich Nga, chủ yếu nói đảng này đã đối lập chuyên chính với dân chủ, nhấn mạnh chuyên chính mà thủ tiêu dân chủ.
Bà viết: chuyên chính vô sản là “chuyên chính của giai cấp chứ không phải là chuyên chính của một đảng hoặc một tập đoàn. Đó là chuyên chính thực hành dân chủ không hạn chế ... tiến hành công khai với mức độ tối đa, được quần chúng nhân dân tham gia một cách tích cực nhất và không bị ngăn trở.”
Bà luôn cho rằng bản chất của xã hội XHCN là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết.
Rosa Luxemburg mạnh dạn phê phán quan điểm sợ giới trí thức có ảnhhưởng nguy hiểm tới phong trào vô sản và phê phán cách tiến hành “chếđộ dân chủ tập trung tàn nhẫn” là “chủ nghĩa tập trung cực đoan”, kếtquả “Ủy ban trung ương trở thành hạt nhân tích cực thật sự, còn tất cảcác tổ chức khác chẳng qua chỉ là công cụ chấp hành của trung ương màthôi.” |
Về vấn đề dân chủ XHCN, Rosa Luxemburg bao giờ cũng liên hệ nó với khái niệm tự do và dùng khái niệm ấy để giải thích.
Trong “Bàn về cách mạng Nga”, bà viết: “Tự do bị hạn chế thì đời sống công cộng của nhà nước sẽ khô khan, nghèo nàn, công thức hóa, không có hiệu quả. Đó là do thủ tiêu dân chủ mà bịt mất nguồn của mọi tài sản tinh thần và sự sôi nổi trong đời sống.”
Bà viết: “Cùng với sự áp chế đời sống chính trị của cả nước, đời sống Xô-viết nhất định sẽ ngày một tê liệt. Không có bầu cử, thiếu vắng ngành xuất bản không bị hạn chế và sự tự do hội họp... thì đời sống của bất cứ tổ chức công cộng nào cũng dần dần bị tiêu diệt, trở thành đời sống không có linh hồn, chỉ có tầng lớp quan liêu vẫn là nhân tố hoạt động duy nhất.”
Bà vạch rõ, phải cảnh giác với việc chuyên chính vô sản diễn biến thành “sự thống trị của một tập đoàn nhỏ”, “chuyên chính của một nhóm nhà chính trị”, “chuyên chính trên ý nghĩa thống trị của phái Jacobin”.
Bà cảnh báo: nếu cứ để tình trạng đó phát triển thì nhất định sẽ dẫn đến “sự dã man hóa đời sống công cộng”, gây ra sự cưỡng chế, nỗi sợ hãi và nạn tham nhũng, sự “suy đồi đạo đức”.
Bà nói thêm: “Đây là một quy luật khách quan cực kỳ mạnh mẽ, bất cứ đảng phái nào cũng đều không thoát khỏi.”
Một nhà phân tích nhận xét: sự phê phán của Rosa Luxemburg đối với nền chính trị Bôn-xê-vich “đúng đắn đến ngạc nhiên”.
“Bàn về cách mạng Nga” được Paul Levi (nguyên chủ tịch đảng Cộng sản Đức, sau bị khai trừ đảng vì đã phản đối việc đảng này tham gia cuộc bạo động ở Đức do cố vấn Nga đạo diễn hồi tháng 3-1921) công bố lần đầu năm 1922, tức hai năm sau khi Luxemburg qua đời.
Sau đó Lê Nin có viết bài “Phê bình ngắn nhà chính trị”, nhận xét “Bàn về cách mạng Nga” của Luxemburg là một “tác phẩm mắc sai lầm”, trong đó Lê Nin có nêu ra một số “sai lầm” Luxemburg từng mắc phải trước kia.
Rosa Luxemburg vạch rõ, phải cảnh giác với việc chuyên chính vô sảndiễn biến thành “sự thống trị của một tập đoàn nhỏ”, “chuyên chính củamột nhóm nhà chính trị”, “chuyên chính trên ý nghĩa thống trị của pháiJacobin”. |
Song Lê Nin vẫn đánh giá cao Rosa Luxemburg và viết: “Dù có mắc sai lầm gì thì đồng chí ấy vẫn mãi mãi là một con chim ưng”. Lê Nin dẫn một câu ngạn ngữ Nga nói “Chim ưng có thể bay thấp hơn cả gà nhưng gà không bao giờ có thể bay cao được như chim ưng.”
Chim ưng không chỉ bay cao mà còn có đôi mắt sắc có thể nhìn rõ từ xa những gì các động vật khác không nhìn thấy. Rosa Luxemburg đã nhạy bén quan sát thấy chỗ yếu nhất của chế độ nhà nước Xô Viết – sự tập trung thái quá quyền lực và thiếu mở rộng dân chủ sau khi đã thực hiện thành công cuộc cách mạng giành quyền làm chủ đất nước cho người dân.
Bảy thập kỷ sau, nhược điểm này đã dẫn tới sự sụp đổ một chính quyền từng được giành lấy và được bảo vệ bằng sự hy sinh của hàng chục triệu người cộng sản và quần chúng nhân dân Nga.
Franz Mehring, người viết tiểu sử Marx, từng nói Rosa Luxemburg là khối óc tốt nhất sau Marx (the best brain after Marx).
“Chị ấy là thanh gươm sắc bén, là ngọn lửa sinh động của cách mạng” – bà Clara Zetkin đại diện đảng Cộng sản Đức trong Nghị viện nền Cộng hòa Weimar ca ngợi Luxemburg.
“Tự do bị hạn chế thì đời sống công cộng của nhà nước sẽ khô khan,nghèo nàn, công thức hóa, không có hiệu quả. Đó là do thủ tiêu dân chủmà bịt mất nguồn của mọi tài sản tinh thần và sự sôi nổi trong đờisống...” |
Rosa Luxemburg
Tên của Rosa Luxemburg được người Đức trân trọng đặt cho một quảng trường và một ga xe điện ngầm ở trung tâm thủ đô Berlin.
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã nhiều lần nhắc nhiều tới Rosa Luxemburg như là niềm tự hào của giới nữ trên toàn thế giới.
Bách khoa toàn thư Xô Viết (bản 1988) đánh giá bà “là nhà hoạt động phong trào công nhân Đức, Ba Lan và quốc tế, một trong các nhà lãnh đạo và nhà lý luận của đảng Xã hội dân chủ Ba Lan, của cánh tả trong đảng Xã hội Dân chủ Đức và của Quốc tế II, đồng sáng lập viên “Liên đoàn Spartacus” và nhà tổ chức Đảng Cộng sản Đức ...”
Quỹ Rosa Luxemburg thành lập tại Đức hiện nay đang tài trợ khá nhiều hoạt động giáo dục, bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Nữ chiến sĩ cộng sản Rosa Luxemburg sống mãi với nước Đức và có thể, với cả thế giới!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá