Điều quan trọng nhất
1. Khi đi gặp các nhân vật của mình, bao giờ tôi cũng hỏi: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của họ là gì? Và câu trả lời nhận được không có mẫu số chung. Với nhà văn là "giữ được nhân cách” với ông nhiếp ảnh già là "được phát biểu ý kiến của mình", với vị tướng Công an là "lòng nhân ái, bao dung", với một nghệ sỹ nhân dân kịch nói là "biết mình biết người", với một nhạc sỹ trẻ là "đời sống cứ hồn nhiên"...
Điều làm tối ngạc nhiên nhất là không có ai phải suy nghĩ lâu khi nói điều đó. Dường như câu trả lời đã nằm săn trong họ từ lâu.
Mà tôi cứ nghĩ "điều quan trọng nhất" đó nó thay đồi theo thời gian, theo nhận thức, thậm chí thay đổi chỉ sau một cuộc gặp gỡ, khi ta nhận ra: từ xưa đến nay mình vẫn làm những việc cần làm mà không phải là việc muốn làm.
2. Mấy năm gần đây khi mở mắt là thông tin, khi thông tin và xử lý thông tin trở thành điều kiện tiên quyết cho thành công của một con người thì một số không ít tuyên truyền cho phong trào: sống chậm.
Không chỉ ta mà Tây, các hiệp hội giảm tốc thời gian bỗng mọc ra như nấm sau mưa. Và hàng loạt Hội thảo để bàn việc làm sao sống chậm, cốt hưởng thụ cuộc sống hay nhất. Cuốn sách gần đây của một nhà báo kinh tế Can Honoré (London, Anh) với típ tựa "In praise of Slow" (sang Việt Nam được dịch là "Ngợi ca sống chậm") trở thành best seller.
Ra hàng sách, bên này là "7 bước đến thành công”, "Làm sao quản lý thời gian tốt nhất”, "kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân viên" thì bên kia là sách về thiền - Yoga, về thư giãn, về sống theo sờ thích là sống lâu. Hai tương phản đó cứ thay nhau tồn tại song song.
Bạn sẽ theo ai đây, vẻ đẹp của “tốc độ" hay cái giản dị, thuần khiết của thiền?
3. Hồi mới vào sinh viên, tôi nghiền ngẫm nhiều cuốn sách tâm lý để làm sao vừa lòng hết thảy mọi người. Về sau mới nhận ra điều đó là không tưởng. Một đứa bé có thể làm hài lòng hết thảy mọi người nhưng đứa bé đó mãi mãi là đứa bé.
Tôi đọc bức thư của một ông lão trong cuốn sách mà ám ảnh mãi. Đó là tiếng thở dài của một con người thấy con tàu chạy qua không phải dành cho mình. Nếu được làm lại, tôi sẽ ăn kem nhiều hơn, thức dậy sớm hơn, ít mang đồ đạc khi đi xa hơn và sống bớt ngăn nắp hơn.... ông lão đó đã viết như thế để rồi câu kết là một thực tế phũ phàng: nhưng mà tôi đã 80 tuổi rồi !
Hồi tôi mới viết báo chạy đôn chạy đáo tìm đê tài, viết hăng hái thích bộc lộ "cái tôi" của mình để rồi những bài báo có chất “lửa" nhưng nhiều khi còn non nớt về nghề. Theo thời gian, tôi có nhiều quan hệ hơn và đã có một giai đoạn chùng hẳn xuống viết rào trước đón sau, rất kín kẽ.
Để rồi nhận ra, trở lại viết như hồi trẻ - không đặt quan hệ lên màn hình. Viết là viết đúng những gì mình nghĩ.
Có thể mất nhiều quan hệ. Chấp nhận.
Điều quan trọng nhất với tôi là Không đánh mất mình!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý