Để trở thành người đàn ông thành đạt
Nhiều đàn ông có hoài bão làm chủ một doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, chỉ một số ít với tới được cái đích đó. Đa số mọi người chỉ nghĩ đến những thuận lợi và kết quả tốt đẹp phía trước, ít ai hiểu rằng có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều điều phải biết, rất nhiều trở ngại sẽ gặp trong quá trình thiết lập sự nghiệp.
Hiểu biết về ngành kinh doanh
Hiểu biết về kinh doanh không chỉ là kiến thức về các thành phần trong nghành kinh doanh mà còn sự thấu hiểu mọi lĩnh vực: bán hàng, maketing, kế toán, dịch vụ vận chuyển, thương hiệu, dịch vụ bảo hiểm, quan hệ lao động, và nhiều nhân tố khác nữa. Bạn phải biết xác định nơi tìm kiếm nguồn thông tin, biết chọn lựa, sàng lọc thông tin chính xác.
Lời khuyên: Hãy nghiên cứu thật kỹ về thị trường và khách hàng tiềm năng. Phải có đủ thông tin về các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm điểm mạnh và nét khác biệt của mình. Phải đưa ra những quyết định chắc chắn, kiên định. Lập kế hoặc xây dựng danh tiếng và thu hút khách hàng. Bạn chỉ nên bắt đầu kinh doanh sau khi bạn tích luỹ được đủ kiến thức thực tế về ngành mình sẽ tham gia. Thêm vào đó bạn nên thiết lập một mạng lưới các tư vấn viên từ bạn bè, họ hàng, và đồng nghiệp cũ.
Sự phức tạp của công việc bàn giấy
Có thể bạn đã đánh giá thấp những rắc rối của công việc bàn giấy. Đủ loại giấy tờ cùng với con dấu cần phải có khi xin cấp phép kinh doanh. Không chỉ có vậy, bạn còn ngập đầu bởi các chứng chỉ thuế má, bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, tên công ty, chính sách bảo hiểm ...
Lời khuyên: Hãy bàn bạc với luật sư riêng. Hoàn thành mọi giấy tờ cần thiết trước khi in card doanh nghiệp và thành lập website. Bạn cũng đừng quên đăng ký bản quyền tên công ty và thương hiệu sản phẩm ở cả trong và ngoài nước.
Mâu thuẫn với đối tác
Các đối tác luôn bất hoà khi công việc kinh doanh bị thua lỗ và khi lợi nhuận được chia không hợp lý. Sẽ có có những ý kiến trái ngược nhau về hướng phát triển và chính sách của công ty trong tương lai.
Lời khuyên: Cố gắng thương lượng để đạt được sự thoả hiệp. Ngay từ khi mới bắt đầu phải phân chia rõ nhiệm vụ và lợi nhuận của từng người, cho dù đối tác là bạn bè thân, anh chị em, hay thậm chí là vợ của bạn. Chỉ làm ăn chung với những người có chung một mục tiêu. Các đối tác nên thường xuyên gặp gỡ để bàn về công ty và về cả những chia tiết vụt vặt nhất. Không nên có sự mập mờ, mọi thứ đều phải minh bạch.
Có rất nhiều rủi ro phía trước
Bạn có đủ can đảm chấp nhận những khó khăn hiện nay? Bây giờ sự tồn tại của công ty đang đè nặng trên vai bạn. Trong tương lai trách nhiệm của bạn sẽ càng nặng nề hơn, bạn chính là người điều hành và duy trì công ty, bạn cũng là người phải bảo đảm về lợi nhuận làm ra. Bạn sẽ không còn khái niệm một ngày làm việc tám tiếng, một tuần có hai ngày nghỉ nữa. Không có ngày nghỉ cuối năm, không còn thời gian giải trí mà chỉ có làm việc làm việc và làm việc. Bạn phải cống hiến hết sức lực và của cải cho sự thành công của công ty. Ít nhất là trong mấy năm đầu thành lập công ty bạn sẽ không được nghỉ ngơi đâu đấy.
Lời khuyên: Xác định hướng đi và mục đích rõ ràng. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chính thức thành lập công ty. Cố gắng thu hút càng nhiều nhà đầu tư càng tốt. Nên cân nhắc xem có nên từ bỏ hẳn công việc ổn định hiện nay để mạo hiểm kinh doanh không. Sẽ bớt rủi ro hơn khi bạn vừa duy trì công việc hiện tại vừa tiến hành xây dựng từng bước công ty riêng của bạn. Phương châm khi kinh doanh là "nếu không có cái tốt nhất để làm thì nên tận dụng cái tốt nhất mình có". Đừng bỏ qua những mối quan hệ sẵn có, không ai thành công mà không có quan hệ rộng cả.
Hàng loạt vấn đề mới nảy sinh
Chẳng hạn công ty bị đột nhập, máy tính cá nhân của bạn bị bọn trộm "thửa mất". Do đó bạn bị mất sạch các dữ liệu về tài chính và khách hàng. Giải quyết như thế nào? Đây là câu hỏi bạn thường xuyên phải đặt ra. Bạn sẽ phải đối mặt với hàng trăm những rắc rối không tên khác.
Lời khuyên: Luôn nghĩ về những rắc rối có thể xảy ra. Lập kế hoạch phòng bị và giải quyết. Cần tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, thiên tai, hạn hán để có thể dự báo trước các nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Tự thân vận động
Có thành công hay không là do chính bản thân bạn. Bạn phải tự biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.
Lời khuyên: Nếu bạn vẫn còn phân vân và hoang mang ngay trước khi kí hợp đồng hoặc giấy nợ ngân hàng thì bạn nên nghĩ lại xem mình có phù hợp với công việc kinh doanh hay không. Bạn cần phải có niềm tin vào chính bản thân mình.
Những khoản phụ chi
Số lợi nhuận ròng bạn nhận được trên thực tế luôn thấp hơn con số bạn ước tính. Những khoản phải chi dường như không bao giờ đủ. Thuế tăng, đất tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng…
Lời khuyên: Xác định số vốn đầu tư ở mức cao nhất và lợi nhuận ở mức thấp nhất. Phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư. Luôn có tiền luân chuyển đề phòng mắc nợ khi gặp rủi ro
Trách nhiệm với những người khác
Mọi quyết định của bạn đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến nhân viên, đối tác và khách hàng của bạn. Bạn cảm thấy hối hận khi chậm trả lương hoặc sa thải nhân viên vì công việc làm ăn thua lỗ. Đặc biệt là những nhân viên đã có gia đình con cái.
Lời khuyên: Thận trọng với chiến lược phát triển trong tương lai. Suy nghĩ xem nên trả lương theo năng suất công việc hay trả lương cố định hàng tháng. Nếu không thực sự cần thiết không nên kí hợp đồng lao động lâu dài.
Là một doanh nhân thành đạt quả thật không dễ dàng gì. Bạn phải chú ý đến mọi chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất. Phải đặt ra mọi tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết chúng. Thêm vào đó bạn phải là người quyết đoán nhưng không bảo thủ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt