Đại học Chicago: 100 năm và độc lập như cổ tích

03:49 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Năm, 2015

Chicago, 19. 04. 2015

Nghe danh đại học Chicago đã lâu, với những trường phái kinh tế, xã hội học, nhân học, tâm lý học v.v. hàng đầu thế giới. Hôm nay mới được qua xem tận nơi. Rất tiếc là trời hơi mưa, không đi bộ được, nên chỉ ngồi trên xe lượn quanh một vòng.

Trường không có ranh giới, không thấy biển báo, cổng chào gì cả. Nếu không có GS. Ngô Bảo Châu dẫn, thì đúng là chẳng biết đường nào mà đi. Đầu tiên là đi qua những phố xá yên tĩnh, với những biệt thự cổ kính, chủ yếu xây gạch đỏ, mái dốc, trông như những vùng đô thị ngoài trung tâm ở nước Anh thế kỷ trước. Châu bảo đây chủ yếu là nhà của giáo sư, giảng viên, nhân viên của trường, cũng có thể coi như khu trường rồi. Đi một lúc, thấy hai bên đường có những tòa nhà lớn, trang nghiêm, toàn kiểu tu viện cổ hay nhà thờ gô tích, màu tường trầm tối, cây leo bám đầy. Những tòa nhà này đều là giảng đường, hoặc là các khoa khác nhau của trường, và cũng chẳng ở đâu thấy biển đề cả.

Khu học xá của đại học Chicago trong quang cảnh hiện đại của thành phố. Ảnh của Alex MacLean, 2005

Ta có thể hoàn toàn hình dung ra quang cảnh giống như được miêu tả trong trường phù thủy Hogward hay một khu tu viện Trung cổ. Gần như không có dấu hiệu gì của cuộc sống thế kỷ 20 trong khu vực trường. Trời âm u, mưa phùn, gió lạnh, không có bóng người nào ra đường, càng giống mô tả về thế giới phù thủy không hiển thị cho con mắt người trần. Biết đâu đằng sau tu viện vắng lặng này lại là những đường phố phù thủy đang đầy nhộn nhịp. Toàn bộ khu trường đẹp kinh khủng, nhà nào cũng đẹp, lại đồng bộ với cảnh quan, vườn tược, cây cối, như ở một xứ sở thần tiên. Ký túc xá sinh viên cũng như lâu đài cổ, rêu phong cũ kỹ, cây bám kín tường. Có một tòa biệt thự đẹp như một lâu đài cổ tích nhỏ, là nhà công vụ của hiệu trưởng, nhưng thấy Châu bảo ông chỉ tiếp khách ở đây, còn ở chỗ khác nữa. Đẹp ghê gớm là tòa nhà thư viện Mansueto của trường, bằng những khối bê tông chắc nặng như quả núi, tương phản với phòng đọc lớn là một vòm kính khổng lồ giữa sân.

Thư viện Mansueto của đại học Chicago.

Bên trong phòng đọc, vào ngày tuyết phủ.

Và vào ngày trời trong.

Đi loanh quanh các phố, mãi mới thấy có một tòa nhà trông có vẻ đơn giản, bình thường. GS. Châu bảo đây là tòa nhà xấu nhất trường. Phòng hiệu trưởng trên tầng cao của tòa nhà này. Hiệu trưởng đại học Chicago thừa danh giá, khó gì việc tỏ ra khiêm tốn. Nói chung, ấn tượng về trường là rất đẹp, nhưng như từ thế kỷ nào, một xứ sở, thời gian hoàn toàn khác, không liên quan gì đến thành phố, đến những khu nhà chọc trời trong trung tâm Chicago.

Một góc của khu học xá. Ảnh của Don Burkett

Sau về đọc thêm về đại học Chicago được biết là trường mới có lịch sử hơn 100 năm, nhưng xuất phát điểm vốn là một trường dòng tư thục, được làm theo mô hình những trường lớn lâu đời ở Anh, nên kiến trúc cổ kính và giống tu viện như vậy. Trường này do hai nhà tỷ phú là Rockefeller và Marshall Field tài trợ, chả trách kinh tế và xã hội học là hai lĩnh vực được chú trọng nhất. Ngay từ đầu, trường đã có định hướng nghiên cứu cơ bản, đi đầu về lý luận, không đặt nặng vào kỹ thuật, ứng dụng, là những lối tư duy rất phổ biến tại Mỹ thời đó. Sau này, trường còn có những chủ trương như giảm phần thể thao, cơ bắp, tập trung vào trí não, độc lập với chính trị, thị trường. (Mặc dù trung tâm thể thao mới của trường rất đẹp, nhưng trông ngoài thì không thấy không khí thể thao lắm). Tất cả những chiến lược này đều rất đồng điệu để tạo ra một thế giới độc lập, tách biệt với bên ngoài, mặc dù tuyệt đối không có một bức tường, một cái cổng nào cả.

Trong khuôn viên đại học Chicago.

Một chi tiết mang tính chiến lược, đó là việc đầu tiên, trước khi làm cả khu đại học, người ta đặt một bảo tàng khoa học kỹ thuật quy mô rất lớn. Sau đó, trường được hình thành dần dần gần khu bảo tàng này. Bắt đầu bằng thu thập tinh hoa, liên tiếp tích lũy, có như thế mới mong đứng trên vai người khổng lồ được.

Lại nghe nói trường này bỏ nhiều tiền mời GS Châu từ Pháp sang, chỉ cần ngồi đó, không cần làm bất kỳ một cái gì, không phải báo cáo, nộp bài, không phải lên lớp. Mọi sự do GS hoàn toàn tùy ý, thích làm gì thì làm. Điều này cho thấy tính sáng suốt của trường. Đã là học giả, tự họ có nhu cầu nghiên cứu, truyền bá, chẳng cần ai bắt. Mà có bắt thì cũng chẳng ra được cái gì. Trong khi đó ở Việt Nam, nếu có may mắn vớ được ông nào giỏi giỏi, thì lập tức ụp cho một đống “trọng trách”, và nhất là bắt đi họp. Thế mới càng rõ, cái hệ thống đại học của ta, đầu tiên không coi trọng tri thức, nên không có bảo tàng, sau đó không biết thế nào là làm ra tri thức, nên không biết dưỡng trí giả, thì làm sao gọi là đại học được. Ngay cả nếu bỏ qua khâu tri thức và tạo ra tri thức, mà chỉ xét đến chuyển giao công nghệ, hay nói như Comenius là đào tạo hiện đại ví như công nghiệp in người thì hệ thống của ta là một cỗ máy in tồi, thay vì in công nghiệp thì dùng hàng nghìn cái mồm truyền khẩu, tam sao thất bản như thời hồng hoang.

Nguồn:SOI
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • Quá phi lý khi giới trẻ không biết Picasso là ai

    18/03/2016Chi Mai (thực hiện)Trong câu chuyện với VietNamNet về giáo dục thẩm mỹ, họa sĩ Lý Trực Sơn nói: ở những trường hợp cụ thể, nhân dân thế giới đều “dốt” như nhau. Nhưng, với không ít học sinh Việt Nam, nếu các em không biết  Picasso, Leonardo Da Vinci là ai thì thật phi lý...
  • Thấy gì từ một số mô hình giáo dục tiên tiến?

    11/10/2015Itamar Rabinovic - Thanh Trà (lược dịch từ American Interest)Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi trong giáo dục như một mớ bòng bong, người nước khác lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn.
  • Học hỏi là học... Hỏi!

    23/04/2015Nguyễn Bỉnh QuânHai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".
  • Người Mỹ dạy học bài Cô bé lọ lem như thế nào?

    24/04/2014Thời Hàn BăngBài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ...
  • Không phải quá lo về Thượng Hải

    30/09/2013GS. Vanessa L.Fong – Harvard University, GS. Phillip G.Altbach – Boston CollegeTrong kỳ thi vừa diễn ra năm 2010, học sinh Thượng Hải- Trung Quốc đang đứng đầu trong bảng xếp hạng điểm thi của PISA. Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Arne Duncan đã gọi kết quả này là “tiếng chuông cảnh tỉnh” cho người Mỹ. Hiển nhiên xếp hạng điểm thi của PISA không phản ánh đúng xếp hạng năng lực thật của học sinh Mỹ so với các nước khác. Tuy nhiên, xem xét những gì xảy ra ở Thượng Hải, chúng ta có thể rút ra bài học từ những điểm tích cực và cả hạn chế trong cách làm của họ.
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

    13/11/2010Lê Hy Văn lược dịchMột nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai...
  • Giáo dục VN Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe

    23/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Thật bi hài, khi người ta bỏ ra hàng chục triệu USD để tổ chức hoa hậu, trong khi đó chưa ai dám bỏ ra 20 triệu USD để xây dựng một trường đại học tầm cấp quốc tế theo đúng nghĩa chuẩn của nó.
  • Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường

    05/07/2007Nhật VũToàn cầu hoáđặt quyền lực kinhtế đáng kể vào các tậpđoàn lớn, song lại nảy sinhđòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chínhtrị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằmgiữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lựctoàn cầu hóa...
  • Hệ lụy gia đình - nhà trường

    03/11/2006Trầm Thiên ThuGiáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhăm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ "cái tôi" để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét...
  • xem toàn bộ