Công chức

03:04 CH @ Chủ Nhật - 23 Tháng Tám, 2009

Tham khảo:

Hôm ăn cơm trưa ở quán 123 - Phố Huế, Hà Nội, tình cờ thấy chồng N., tên H. Lạ một cái anh này không đi với vợ mà đi cùng một em, nhìn qua thì giống sinh viên, nhìn kỹ thì lại không giống.

Giờ thiên hạ nhiều mặt nạ, chả biết đâu mà lần. Anh H. mới đầu không thấy bọn mình, hai người tha hồ bón, mớm cho nhau, tay chân không biết có cầm vào thức ăn không chứ cũng chu du lung tung lên cả. Sau anh phát hiện ra bọn này. Mặt hơi đơ một tí. Cô kia thì không biết gì, càng nũng nịu hơn vì thấy anh này đột nhiên có vẻ nghiêm nghị.

Bọn này thống nhất là không nói với N. Ai lại mới có một tí, nhỡ đâu lại phá vỡ hạnh phúc nhà người ta? Đến lúc gặp N., nói chuyện thiên hạ bồ bịch, N. thản nhiên, giờ ai chả bồ. Thì có sao, cho cuộc sống thêm thi vị. Nhưng chỉ nên dừng lại kiểu vui chơi xong ta lại về nhà, không tan nát là được. Tớ tuần nào chả đi ăn trưa. Ai cũng hiểu sau ăn trưa là ăn gì. Duy có mình không hiểu, mãi đến hôm sau mới được giải thích.


Minh hoạ: Trung Dũng

Công chức Hà Nội sướng lắm. Đi làm có người còn mang cả chăn. Chín giờ đi làm, uống trà đọc báo là 11 giờ. Vui vẻ đi ăn trưa, ngại về thì mang chăn, mang gối ra làm một giấc. Chiều dạo nét, hay tếch ra ngoài cafe, shopping rồi về sớm sớm không lại tắc đường.

Công chức Hà Nội cũng hiện đại, sử dụng máy tính và online liên tùng tục. Không tin cứ vào các forum, các trang thông tin mua bán, giải trí, user toàn công chức đấy. Có cô bạn làm ở viện nghiên cứu, gì cũng biết, cũng rành, hoá ra toàn lên mạng. Mua tăm, mua bộ trà cho bố mẹ chồng từ trên mạng cũng có người mang tới nơi.

Chưa đến cuối năm, công chức có vẻ thảnh thơi hơn. Người ta an nhàn, sung sướng hơn nên hay tìm nhau để cộng hưởng cái sự sung sướng ấy lại. Thế nên, không có bồ mới là có vấn đề. Người ta nói dân Sài Gòn ăn chơi. Nhưng những người ăn chơi nhất, quằn quại nhất, lại là dân Bắc, mà toàn công chức thôi nhé. Quằn quại gấp tỉ lần!

Bạn mình bảo, phải đến nửa dân công chức, ai cũng hoa lá cành một tí. Chả biết con số này có đúng không nhưng đứa bạn đang làm một nghiên cứu về xã hội học tiết lộ, trưa là một trong những giờ cao điểm của các nhà nghỉ mini. Không phải cave, toàn tình yêu, toàn bồ bịch, toàn dân văn phòng thôi.

Nơ buộc ở cổ, một tiếng sau, nơ vẫn buộc ở cổ. Đoan chính chả mất đi đâu được.

Làm công chức nhà nước rỗi rãi bỏ cha. Chả dại gì mà không khám phá nguồn cảm xúc bản thân. Với chồng, với vợ mãi cũng chán. Lúc yêu thì như điên, rồi có con có cái, tình yêu cũng giảm, còn tình dục thì nhàm chán chết đi được. Chưa gì đã biết tuần tự nó sẽ diễn ra như thế nào!

Ấy nhưng mà để có một chân làm công chức nhà nước không dễ. Mình đã là đối tượng ưu tú từ thời SV năm nhất, bảng điểm có thể tự hào, công việc nhanh nhạy thế mà bao năm phấn đấu đâu có được vào công chức.

Lúc đó, còn trẻ. Tết đến, cầm túi có chai rượu, hộp bánh đứng trước cổng nhà sếp. Trời thì lạnh, cắn đến bật máu môi. Thêm bao lời động viên của em yêu mới dám bấm chuông. Ấy thế vẫn chưa được làm công chức...


Tình ban trưa: Đâu là giới hạn?

Tần suất gặp nhau nhiều lại luôn giúp đỡ nhau trong công việc thì thể nào trong số đó cũng có đôi “hợp gu”, nảy sinh tình cảm với nhau, không ngoại trừ những người đã có gia đình...

Đó là lý do mà nhiều nam nữ đã có gia đình muốn hẹn hò với những người mà họ cho là “hiểu mình nhất” để chia sẻ tâm trạng mỗi khi có thể.

Chúng tôi chỉ “hợp gu”

Trường hợp của anh Long- nhân viên một công ty máy tính là một điển hình. Anh Long quan niệm gia đình luôn là số một, không thể thay đổi. Nhưng khi ra khỏi nhà mỗi người cũng có những quyền tự do của mình chứ, miễn sao đừng đi quá giới hạn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình chung là được. Đối phương của anh Long cũng quan niệm như vậy. Cả hai người cùng đi đến một thống nhất “anh quan tâm đến gia đình anh, em quan tâm đến gia đình em, chúng ta quan tâm đến nhau”. Họ làm cùng một phòng, phối hợp với nhau cũng rất ăn ý, mỗi khi một trong hai người có chuyện không hay là người kia biết ngay và tìm cách chia sẻ, khắc phục. “Có thể nói chúng tôi rất “hợp gu” với nhau.”


Trong một lần giận nhau với chồng, chị Mai đã vô tình gặp anh Nam - đồng nghiệp của chị ở quán nước. Chuyện trò qua lại, chị đã nhận ra rằng giữa chị và anh Nam có nhiều điểm rất chung mà chồng chị thì không bao giờ có thể hiểu và chia sẻ cùng chị. Không biết từ bao giờ, cứ cơm trưa xong là chị lại “hẹn hò” cùng đồng nghiệp của mình, cùng nhau tâm sự, sẻ chia những vướng mắc trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật.

Hai câu chuyện trên là một trong những “chuỵện thường ngày” trong cuộc sống hiện đại. Những người tự tìm cho mình một đồng nghiệp khác giới để sẻ chia phần lớn là những người ít nhiều hụt hẫng trong hôn nhân. Họ đến với nhau như để bổ sung những cái mà họ không có trong hôn nhân. Không ít người nghĩ đơn giản rằng khi họ vẫn có trách nhiệm với gia đình thì mối quan hệ công sở này chẳng ảnh hưởng gì đến gia đình chỉ làm cho họ cảm thấy được an ủi hơn, được thông cảm hơn. Tuy nhiên, có bao giờ họ nghĩ rằng chính những ý nghĩ đơn giản đó đã vô tình xúc phạm đến gia đình, vợ con mình và gia đình đối phương. Có thể những nơi họ “hẹn hò” không phải là nhà nghỉ hay khách sạn nhưng cũng đã phần nào ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Dù ít hay nhiều, họ cũng đã đã “ngoại tình trong tâm tưởng”.

Vì đâu?

Cuộc sống hiện tại càng mở rộng cho người ta nhiều mối quan hệ nhưng mỗi mối quan hệ đều khép kín, độc lập, cộng với sự đa dạng các phương tiện liên lạc làm cho người ta dễ đến gần với nhau hơn. Hơn nữa, nhiều khi bạn đồng sự lại hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn cả bạn đời. Bởi vì vợ chồng thường ít khi làm cùng nghề vì vậy người ta không hiểu hết cái giá trị đích thực của nhau như người làm việc cùng cơ quan với họ.

Nhất là trong cuộc sống hiện đại, ai lao vào công việc của người ấy, vợ chồng ít khi quan tâm đầy đủ đến nhau. Suy nghĩ của nhiều người cũng thông thoáng hơn, và một điều không thể phủ nhận là người ta quá ảo tưởng về hôn nhân , đến khi thực tế không được như mong muốn, đễ sinh ra tâm lý thất vọng … thôi thúc được cân bằng, được thoả mãn.

Suy cho cùng tất cả cũng chỉ những phút giây ngoài vợ ngoài chồng, là tình ngoài hôn nhân. Tình ngoài hôn nhân xưa nay cũng chưa có ai ủng hộ, vì bất cứ lý do nào đi chăng nữa. Bởi đã bao nhiêu bi kịch gia đình xuất phát từ đây. Những người trong cuộc đều đã đủ khôn ngoan để ý thức cho việc làm của mình, cố gắng đừng bao giờ để vượt qua cái giới hạn đã đề ra. Mà giới hạn đó thật mong manh, ai dám chắc mình đủ tỉnh tao để dừng bước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đàn ông tỏ tình

    22/10/2018Nguyễn Việt HàTrong quá trình đàn ông đi tìm kiếm xây dựng tình yêu thì thao tác tỏ tình chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Và cũng giống như mỗi Công ty có mỗi loại cổ phiếu, trên đời có bao nhiêu đàn ông thì có bấy nhiêu phương cách tỏ tình...
  • Tại sao đàn ông dễ ngoại tình?

    06/04/2016Đỗ Kiên CườngNgười ta thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tuy nhiên trong trận chiến bảo vệ hạnh phúc gia đình, dường như chị em chưa chịu tìm hiểu bản chất sinh học của người đàn ông. Vì thế trong nhiều trường hợp, cách hành xử của chị em tuy đúng đắn nhưng có lẽ chưa đầy đủ.
  • Bồ nhí - vui tý mất gì?

    12/04/2014Thế PhanCùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của một bộ phận quan chức không còn là chuyện "ba cọc ba đồng” mà còn lộc rơi lộc vãi do chức sắc mang lại. Một hiện tượng đang phát triển ngoài sự mong đợi của xã hội - bồ nhí đang ngày càng trở nên phổ biến và đang tác động sâu sắc vào đạo đức truyền thống và các mối quan hệ xã hội...
  • Khi đàn ông yêu

    14/05/2009Phan AnĐàn ông thỉnh thoảng cũng có yêu. Yêu là chết trong lòng một ít. Đàn ông thỉnh thoảng cũng chết như đàn ông thỉnh thoảng uống rượu say...
  • Bất bình đẳng chuyện "cơm phở"

    12/04/2009Ngọc LanGiữa đàn ông và phụ nữ, ai thường viện cớ chán "cơm" thèm "phở" nhiều hơn? Khi cả hai cùng đi ăn "phở", đàn ông có nhìn người phụ nữ của mình dưới con mắt bình đẳng không? Thưa rằng: Hầu hết đàn ông vẫn ôm khư khư quan niệm cho mình cái quyền "đi ngang về tắt" một chút còn vợ thì đừng có mơ.
  • Đàn ông và "tám", cafe, xe, đàn bà

    01/04/2009Phan AnĐàn ông có hay đi café không? Một phần đời của nhiều đàn ông trôi trong những quán café. Có nhiều đàn ông, trước khi lên giường phải café như một phần tất yếu của cuộc sống… lên giường rồi, lúc thức dậy lại café. Đàn ông chat với người đẹp, biết nick này đang ở cùng thành phố với mình thường buông lời: “Café nhá”...
  • Ngoại tình từ “chat”

    06/01/2009Trịnh Trung HòaCó một hiện tượng phổ biến gần đây là trong một số gia đình trẻ, buổi tối vợ chồng ít nói chuyện với nhau mà say mê trò chuyện với máy vi tính. Điều này rất mới mẻ, mà cách đây độ chục năm không hề có. Những e-mail gửi đi, gửi lại tới tấp. Ngồi “chát” với nhau hàng tiếng đồng hồ...
  • Nhật ký của một ông chồng có bồ

    07/07/2008Lê Thị Liên HoanNgày… tháng… năm
    Mình tỉnh giấc lúc bảy giờ. Bên cạnh “mụ” vẫn ngủ say. Nhẹ nhàng, len lén ra ngoài, mở di động lên coi. Em nhắn, nội dung loanh quanh vẫn thế “nhớ anh-yêu anh”. Rõ khổ, vốn từ nghèo nàn. Đã bảo không được nhắn lung tung, có ngày “mụ” vớ được thì nhừ xương...
  • Ăn phở rất khó thấy ngon

    25/02/2008Tản văn của Nguyễn Trương QuýĂn phở rất khó thấy ngon là tập tản văn của Nguyễn Trương Quý. Mọi người vẫn nghĩ những người đi làm công sở là một khối người không có nhiều biến động, chừng ấy mong muốn, chừng ấy nhu cầu và chừng ấy hành động...
  • Ăn phở rất khó thấy ngon

    25/02/2008Tản văn Nguyễn Trương Quý“Bây giờ ăn phở rất khó thấy ngon.” Đó là điều nhiều người Hà Nội nhận xét. Tại sao lại khó thấy ngon? Phở bây giờ, thịt nhiều, gia vị đủ thứ trên đời có sẵn, mà lại kém ngày trước? Không… tại vì phở đã có thêm thời gian để được xem như một món công thức, vừa như fast food, vừa như khẩu phần dinh dưỡng. Tại vì cái miệng lẫn cái đầu của người ăn phở càng ngày càng biết nhiều thứ dinh dưỡng khác. Đến một ngày đẹp trời, à thì ra thú ăn chơi của người Hà Nội nếu chỉ dừng ở phở thì mãi cũng… chán.
  • Sức cám dỗ của tình yêu công sở

    07/01/2008Trịnh Trung HòaTại sao cô gái trẻ tuổi xinh đẹp này lại phải lòng một ông già hơn cô đến vài chục tuổi? Tại sao người đàn ông có vợ trẻ đẹp như thế lại đi ngoại tình với một bà nhan sắc đã phai tàn? Thế nhưng những chuyện tương tự đầy bí ẩn của tình yêu vẫn thường xảy ra trong cuộc sống mà không sao lý giải được, khiến người ta đành tặc lưỡi: Tình yêu mà...
  • Ở đời ai chẳng muốn “rau”

    23/03/2007Tân NhânĐây không phải loại rau được trồng trên những cánh đồng bát ngát ở VânNội (Đông Anh). "Rau sạch" ở đây là một từ nóng ám chỉ những mối quan hệ "già nhân ngãi, non vợ chồng" đang nở rộ trong xã hội hiện đại.
  • xem toàn bộ