Ở đời ai chẳng muốn “rau”
Đây không phải loại rau được trồng trên những cánh đồng bát ngát ở
Quán cà phê P lúc nào cũng đông khách. Tiếng nhạc réo rắt ngọt ngào. Trên tivi, các người mẫu Tây đi lại mải mốt trên sàn catwalk với những gương mặt lạnh băng. Lướt một cái nhìn đầy am hiểu trùm lên những mái đầu đen có, vàng có, lốm đốm có, "bán dâm" cũng có, T (một khách hàng chung thân của quán) phán chắc nịch: "Nhìn qua cũng rõ, 1/3 là "hàng", 1/3 là loại trốn cơ quan ra quán giết thì giờ bằng những cuộc "buôn” không vốn không lời. Số còn lại, đích thị "rau sạch".
"Rau sạch",
M một doanh nhân thành đạt từng thổ lộ với tôi về "rau” của mình. “Rau” của M tên K tuổi đã bước vào "băm mấy nhát" nhưng trông còn khá trẻ. K đẹp, thông ninh, phong cách lịch lãm. Chị đang làm cho một Công ty nước ngoài, tiếng Anh nói như cháo chảy. Lối phục sức rất nhã nhặn của chị khiến người mới gặp lần đầu đã nhận xét: có "gu”. Có lẽ vì thế mà M bạn tôi dù rất được nhiều cô gái trẻ vây quanh nhưng lại "mắt nhìn thẳng như nòng súng" để giữ mối quan hệ bền bỉ với K đến thế. Tôi còn nghe một số đấng mày râu ở cùng cơ quan K khao nhau về chị: "Đó là một loại "nhựa” có độ dính kết như nhựa bẫy ve ấy. Trong các cậu có ai đã từng đi bẫy ve thuở niên thiếu chắc là biết. Loại này, ai đã "dính vào là cũng chung số phận với loài ve thôi, chẳng bao giờ gỡ ra được". Mà cũng lạ thật quan hệ của hai người bền chặt thế nhưng họ lại rất khéo léo giữ gia đình mình rất ổn định, đầm ấm. Bảo M không yêu vợ thì cũng chẳng phải vì hai người đã có những kỷ niệm đẹp đẽ hồi còn học ở Liên Xô (cũ) và những năm tháng sống mặn nồng. Họ đã có hai mặt con và M rất yêu con. Anh lo lắng cho gia đình chu đáo y như công việc kinh doanh của anh và K cũng thế, chị là một người mẹ hiển đối với các con và là người vợ biết quan tâm tới chồng. Nhưng bảo họ từ bỏ mối quan hệ "rau dưa” hiện nay, thì chẳng ai muốn.
V mốt cô bạn gái của tôi cũng mới có "rau”. "'Rau” của V đảm nhiệm một địa vi khá "to” trong xã hội. Vì thế, những cuộc hẹn hò của họ chủ yếu trong hoàn cảnh "chiều tà bóng xế” “nhọ”, mặt người.Họ muốn nhờ bóng tối, che chở cho những phút giây mặnnồng củahai người. Cuộc tình mới thắp sáng gương mặt V. Chị không còn ủ ê hay cáu kỉnh vì sức ép công việc. V yêu đời, nhí nhảnh, thỉnh thoảng lại cất tiếng hót véo von trước ánh nhìn ngỡ ngàng của đồng nghiệp. Vì tôi là bạn “cực thân” nên chị mới dành cho những phút rủ rỉ: “Ôi, cậu biết không, anh ấy thật tuyệt. Anh ấy thông minh, dí dỏm lắm. Ở bên anh ấy mình chẳng bao giờ thấy chán”. Sau mỗi thời khắc gặp gỡ ngắn ngủi, ai nấy lại lao vào công việc của mình.Cả hai đều yêu công việc và đều hành đạt. Họ chẳng đòi hỏi gì hơn ở nhau ngoài những buổi gặp gỡ âm thầm. “Yêu nhau là phải tay trong tay đi giữa mùa thu vàng, thế mới thích. Đằng này các cậu cứ "nơi hầm sáng là nơi tối nhất thì chán chết”. Tôi can gián V cười: “Những địa vị anh ấy không cho phép chúng tớ "rước đèn”. Thôi đành hy sinh vậy. Vả lại mình rất thỏa mãn với hiện tại”.
Tôi thấy nể họ quá, họ quả là tài tình. Tài ở chỗ có thể "vẹn đủ mọi đường", cái gì họ cũng có mà lại hoàn hảo: gia đình, sự nghiệp và một mối tơ duyên bí mật. Tuy nhiên, con người đâu phải cỗ máy. Dù là cỗ máy cũng có khi hỏng hóc, hết dầu. Con người là "sinh vật mỏng manh", dễ bị tổn thương và tác động của ngoại cảnh nhất. Vì vậy "guồng quay" giữa gia đình - sự nghiệp - người tình khiến họ đến một lúc nào đó cũng phải chóng mặt, lao đao. Tôi nhận ra sự mệt mỏi trêngương mặt V và những vết rạn chân chim nơi khóe mắt dù chị đã cố giấu bằng một loại phấn đắt tiền. V nản lòng tâm sự về người đã từng là "anh ấy tuyệt vời”: "Tớ không chịu nổi nữa. Y là một kẻ ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình. Tớ chán kiểu lén lút như chuột thế này lắm rồi". Tôi cũng nhận ra M dạo này hay cáu bẳn vì công việc kinh doanh không còn như mong muốn và những đứa con yêu của anh đang có dấu hiệu ăn chơi đua đòi. Anh sao nhãng gặp "rau” khiến K bắt đầu thắc mắc, dằn dỗi. Kết quả là giữa họ xuất hiện những cuộc cãi vã và những mâu thuẫn nảy sinh. M buồn bã tâm sự: “gia đình vẫn cứ là bến an toàn cho người đàn ông. Gia đình không ổn thì bản thân người đàn ông cũng thấy bất an, chẳng làm được việc gì cho nên hồn”.
M, V và những người như họ có vẻ như mệt mỏi với guồng quay do chính mình tạo ra. Cuối cùng, guồng quay cũng đưa họ đến giải pháp chọn một trong hai con đường: đường đi với "rau” và đường về với gia đình. Cũng may, họ có đủ thông minh để chọn đúng đường...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường